Xu hướng thị trường được Al Brooks định nghĩa như thế nào?
Xu hướng thị trường được Al Brooks định nghĩa như thế nào? Reading Price Chart Bar By Bar (tạm dịch: phân tích đồ thị giá theo từng nến) của Al Brooks. Đây là cuốn sách rất quan trọng dành cho Trader theo trường phái price action.
Các bài viết trong sách xoay quanh nội dung định nghĩa về xu hướng thị trường của AI Brooks.
Vậy xu hướng thị trường là gì?
Việc xác định xu hướng là điều rất quan trọng với trader? Có phải bởi vì tất cả lệnh giao dịch mà bạn lựa chọn đều đi cùng xu hướng và bạn sẽ hiếm khi giao dịch ngược xu hướng? Nếu bạn xác định xu hướng càng sớm, bạn sẽ càng kiếm được nhiều lợi nhuận từ thị trường. Tập trung vào việc tìm kiếm những giao dịch ngược xu hướng có thể khiến bạn bỏ lỡ rất nhiều lợi nhuận nhưng cũng thường xuyên bị đe dọa bởi những cơ hội giao dịch theo cùng xu hướng.
Sự đe dọa này đến từ việc thị trường luôn có những biểu hiện thái quá và rất khó có thể tưởng tượng việc vào lệnh bán khi thị trường đang tạo đỉnh, hay vào lệnh mua khi thị trường đang tạo đáy có thể kiếm ra lợi nhuận. Tuy nhiên, đây chính là điều mà thị trường hoạt động! Thị trường sẽ bòn rút các Trader giao dịch ngược xu hướng, và nếu bạn vào lệnh khi các Trader này thua lỗ, những người này sẽ đẩy thị trường đi cùng hướng giao dịch của bạn.
Đặc biệt, nếu bạn đang giao dịch trong 1-2 giờ đầu của phiên giao dịch trong ngày, bạn vẫn nên lựa chọn giao dịch theo xu hướng vì tỉ lệ thành công vẫn thường cao hơn. Bạn cũng sẽ ra quyết định giao dịch mỗi ngày và cảm thấy bối rối với rất nhiều kiểu trend khác nhau xuất hiện trong ngày, nếu tình huống đó xảy ra, hãy bắt buộc mình chỉ giao dịch theo xu hướng mà thôi.
Một xu hướng là một chuỗi sự thay đổi của giá theo cùng một chiều tăng hay giảm. Một xu hướng có thể ngắn chỉ bằng một nến (chú ý, một nến trend bar có thể là một trend lớn trên khung thời gian nhỏ) hay xu hướng có thể kéo dài bằng tất cả các nến phủ khắp chart bạn đang quan sát.
Các thành phần cơ bản hình thành nên xu hướng
Một xu hướng có thể được chia tách thành 4 thành phần trùng lặp nhau và liên tục kết nối với nhau gồm: trend, swing, pullback và leg. Sự phân biệt các khái niệm này chỉ mang tính lý thuyết bởi vì mỗi thành phần luôn có nhiều phiên bản khác nhau trên các khung thời gian khác nhau. Chẳng hạn, một đợt giá hồi trong một xu hướng tăng trên khung thời gian H1 có thể là một trend giảm cực mạnh trên khung thời gian M1. Cũng tương tự như thế, mỗi thành phần phân biệt sẽ tồn tại một hoặc hơn các phiên bản nhỏ hơn. Một con trend có thể có đến 10 swing, mỗi swing bao gồm từ 1-4 đợt giá hồi, và mỗi đợt giá hồi có thể hình thành từ 1-4 leg.
Một xu hướng của thị trường ở thời điểm hiện tại sẽ xuất hiện trên chart của bạn từ một góc màn hình bên trái và đi theo một đường chéo đến góc ngay phía đối diện và không có sự dao động nào quá lớn ở giữa đoạn đường này.
Ví dụ, nếu nến bên trái xuất hiện ngay ở góc dưới bên trái màn hình của bạn và các nến bên phải xuất hiện ở góc trên bên phải màn hình và không có sự xuất hiện của các sóng tăng giảm bất thường ở giữa màn hình thì đó là một xu hướng tăng. Một biểu đồ thường chỉ thể hiện một đến hai xu hướng.
Nếu có sự xuất hiện của 2 xu hướng trên biểu đồ, cách tốt nhất là nên phân loại xu hướng bằng cách sử dụng 3 thành phần mà ở trên đã nhắc đến bởi vì áp lực mua bán từ cả 2 phía có thể tạo ra các cơ hội giao dịch. Cả swing và leg đều là những xu hướng nhỏ, và chúng thường có ít nhất là 2 lần xuất hiện trên một chart. Thuật ngữ swing được dùng để chỉ 2 hoặc nhiều xu hướng nhỏ hơn xuất hiện trên chart, mặc dù chart nhìn chung vẫn đang sideway.
Trên đây là khái niệm và các thành phần cơ bản hình thành nên xu hướng. AI Brooks viết rất chung chung nên bạn có thể đọc nhiều lần mới hiểu.
Nếu thấy bài phân tích này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!