Xác định cấu trúc thị trường bằng phương pháp SMC-Phần 3 -Chiến lược giao dịch

0
1036

Trade with Top Brokers

Xác định cấu trúc thị trường bằng phương pháp SMC-Phần 3 -Chiến lược giao dịch.

Chiến lược giao dịch luôn là chủ đề được các trader quan tâm khi tìm hiểu một phương pháp giao dịch nào đó, bao gồm phương pháp SMC – một phương pháp giao dịch đang được rất nhiều trader quan tâm. Hiểu điều đó, blog ngoại hối xin gửi đến các bạn bài viết chiến lược giao dịch ứng với các cấu trúc thị trường khác nhau để tổng kết lại kiến thức về cấu trúc thị trường trong phương pháp SMC.

Cấu trúc thị trường theo phương pháp SMC

Trước tiên cùng blog nhắc lại một vài lý thuyết về cấu trúc thị trường theo phương pháp SMC.

Như các bạn đã biết, thị trường được cấu tạo từ các con sóng lớn (xu hướng) và trong các con sóng lớn lại có con sóng nhỏ hơn ( sóng hồi), vì vậy việc xác định các cấu trúc Internal và Substructure rất quan trọng cho việc đưa ra chiến lược giao dịch của các trader.

Hình bên dưới là ví dụ về một xu hướng tăng cơ bản. Trong xu hướng tăng này, chúng ta có thể dễ dàng xác định cấu trúc Major, Minor.

exness

Nếu như chưa nắm được cách xác định các cấu trúc này, bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây:

Hình 1. Cấu trúc thị trường theo phương pháp SMC
Hình 1. Cấu trúc thị trường theo phương pháp SMC

Theo các lý thuyết của phương pháp SMC, chúng ta có 3 chiến lược có thể giao dịch trong trường hợp này:

  1. Chờ giá hồi về cấu trúc Major của xu hướng tăng và tiếp tục Buy với TP tại đỉnh cao nhất của xu hướng tăng trước đó.
  2. Chờ giá hồi về cấu trúc Minor và xem xét liệu xu hướng tăng có tiếp tục ( điều kiện là phải có CE) (Xem phần 2).
  3. Tiến hành giao dịch theo cấu trúc Substructure bằng một lệnh Sell với target TP tại vùng Major.

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu chi tiết về cách giao dịch theo 3 chiến lược này trong các phần tiếp theo của bài viết.

Hình 2. Chiến lược giao dịch đặt lệnh Buy-limit tại vùng giá tạo ra cấu trúc Major.
Hình 2. Chiến lược giao dịch đặt lệnh Buy-limit tại vùng giá tạo ra cấu trúc Major.

Ngược lại với xu hướng giảm.

Ví dụ: Biểu đồ EUR/USD khung H1:

Hình 3. Lệnh Sell-limit cặp EURUSD
Hình 3. Lệnh Sell-limit cặp EURUSD

Cùng quan sát biểu đồ trên các bạn có thể thấy:

  • Một xu hướng giảm được hình thành với con sóng BC tạo ra cấu trúc Major.
  • Con sóng CD tạo ra một tín hiệu BOS hợp lệ (xem lại bài 3) dự báo sự tiếp tục của xu hướng giảm.

Theo lý thuyết về chiến lược giao dịch với cấu trúc Major các bạn có thể tiến hành set-up một lệnh Sell-limit tại vùng giá tạo ra cấu trúc Major của xu hướng giảm trước đó.

TP tại vùng giá tạo ra đáy thấp nhất D của xu hướng giảm và SL trên vùng giá Major 3-5 pips.

Và đây là kết quả:

Hình 4. Kết quả lệnh Sell EURUSD
Hình 4. Kết quả lệnh Sell EURUSD

Chiến lược giao dịch khi giá phá vỡ cấu trúc Minor

Các bạn có thể sử dụng công cụ PD để xác định giá đã phá qua cấu trúc Minor hay chưa nếu giá đã phá vỡ cấu trúc Minor (tín hiệu CHOCH) thì cấu trúc Substructure đã được hình thành.

Hình 5. Giá hồi về cấu trúc Minor tạo ra tín hiệu CHOCH để hình thành cấu trúc Substructure.
Hình 5. Giá hồi về cấu trúc Minor tạo ra tín hiệu CHOCH để hình thành cấu trúc Substructure.

Sau khi cấu trúc Substructure được hình thành sẽ có 2 trường hợp có khả năng xảy ra:

  • Trường hợp 1: Giá không phá vỡ cấu trúc Minor mà tạo ra vùng ROS hình thành CE để tiếp tục xu hướng. Các bạn có thể xem xét giao dịch tiếp diễn xu hướng tại cấu trúc Minor.
  • Trường hợp 2: Giá sẽ phá vỡ cấu trúc Minor tạo ra cấu trúc Substructure đơn giản và phức tạp.

Chiến lược giao dịch tiếp diễn xu hướng tại cấu trúc Minor

Cùng quan sát biểu đồ XAU/USD khung H1 sau:

Hình 6. Biểu đồ XAUUSD khung H1
Hình 6. Biểu đồ XAUUSD khung H1

Quan sát biểu đồ trên các bạn có thể xác định:

  • Xu hướng tăng được hình thành với cấu trúc Major tại đáy H.
  • Đã có sự phá qua cấu trúc Minor qua con sóng hồi IJ.

Vậy theo lý thuyết về chiến lược giao dịch ở trường hợp 1 các bạn sẽ đến khung giờ nhỏ hơn để tìm điểm vào lệnh (CE).Cùng đến với biểu đồ XAU/USD khung M15 sau để quan sát sự phá vỡ cấu trúc Minor.

Hình 7. Chiến lược giao dịch Buy khi có CE tại cấu trúc Minor.
Hình 7. Chiến lược giao dịch Buy khi có CE tại cấu trúc Minor.

Sau khi có sự xác nhận CE các bạn có thể tiến hành lệnh Buy tại vùng giá được tạo ra bởi đáy J. Takeprofit tại đỉnh cao nhất của con sóng tăng trước đó và Stoploss dưới J 3-5 pips. Và đây là kết quả:

Hình 8. Kết quả lệnh Buy khi có CE tại cấu trúc Minor.
Hình 8. Kết quả lệnh Buy khi có CE tại cấu trúc Minor.

Giá phá vỡ cấu trúc Minor tạo thành các cấu trúc Substructure

Khi phá vỡ cấu trúc Major thì bên trong cấu trúc Substructure lại có 2 khả năng xảy ra.

a. Cấu trúc Substructure đơn giản chỉ bao gồm các con sóng tạo ra vùng Minor.

Hình bên dưới là cấu trúc Substructure chỉ bao gồm các con sóng hồi tạo ra vùng Minor.

Hình 9. Cấu trúc Substructure chỉ bao gồm các cấu trúc Minor
Hình 9. Cấu trúc Substructure chỉ bao gồm các cấu trúc Minor

Lưu ý: Nếu trong trường hợp cấu trúc Substructure chỉ bao gồm các con sóng tạo ra cấu trúc Minor thì các bạn nên xem xét vào lệnh Sell tại OB chứ không nên đặt tại các cấu trúc Minor vì các vùng Minor về bản chất không có khả năng giữ giá nên giá sẽ di chuyển về vùng OB.

Hình 10. Chiến lược giao dịch đặt lệnh Sell tại vùng OB.
Hình 10. Chiến lược giao dịch đặt lệnh Sell tại vùng OB.

Cùng quan sát biểu đồ USD/JPY khung H1 sau:

Hình 11. Biểu đồ USDJPY khung H1
Hình 11. Biểu đồ USDJPY khung H1

Quan sát biểu đồ trên các bạn có thể xác định:

  • Xu hướng tăng được hình thành với cấu trúc Major tại đáy C.
  • Con sóng FG tạo ra tín hiệu CHOCH phá vỡ cấu trúc Minor trước đó.
  • Bên trong cấu trúc Substructure mới được hình thành này lại có con sóng GH tạo thành cấu trúc Major bên trong cấu trúc trước đó.

Lưu ý: con sóng GH chưa mitigate lại cấu trúc Major của xu hướng tăng nên lúc này vẫn là tìm điểm Sell về cấu trúc Major. Vậy theo lý thuyết ở trên các bạn có thể Sell tại H. Takeprofit tại vùng giá Major và Stoploss trên H 3-5pips tùy theo biến động của thị trường. Và sau đây là kết quả:

Hình 12. Kết quả lệnh Sell USDJPY khung H1
Hình 12. Kết quả lệnh Sell USDJPY khung H1

b. Cấu trúc Substructure bao gồm các con sóng hồi tạo ra cấu trúc Major lẫn Minor (phức tạp)

Bằng cách sử dụng công cụ PD cho thấy trong cấu trúc Substructure có một sóng hồi tạo ra cấu trúc Major. Trường hợp này lệnh Sell tại OB trong cấu trúc Substructure sẽ bị hủy bỏ. Một cấu trúc Major mới được hình thành sẽ là căn cứ cho việc xác định chiến lược tiếp theo.

Hình 13. Bên trong cấu trúc Substructure hình thành cấu trúc Major mới.
Hình 13. Bên trong cấu trúc Substructure hình thành cấu trúc Major mới.

Lúc này khi giá vượt qua cấu trúc Major mới được hình thành và giảm xuống để khai thác vùng Major của xu hướng tăng, các bạn có thể hiểu rằng sóng giảm đã kết thúc và chính thức xác nhận xu hướng tăng mới (ROS đã được thiết lập khi giá vượt qua cấu trúc Major mới).

Hình 14. Giá vượt qua vùng Major mới xác định xu hướng tăng.
Hình 14. Giá vượt qua vùng Major mới xác định xu hướng tăng.

Các bạn sẽ chỉ xem xét các lệnh Buy trong trường hợp này với Takeprofit tại đỉnh gần nhất được tạo ra bởi xu hướng tăng trước đó, Stoploss 3-5pips dưới cấu trúc Major.Quan sát biểu đồ XAU/USD khung h4 sau các bạn có thể thấy:

Hình 15. Ví dụ minh họa giá vượt qua cấu trúc Major tạo ra xu hướng tăng mới
Hình 15. Ví dụ minh họa giá vượt qua cấu trúc Major tạo ra xu hướng tăng mới

  • Bằng công cụ PD các bạn đã xác định được con sóng BC tạo ra cấu trúc Major bên trong cấu trúc Substructure giảm trước đó.
  • Sóng DE sau khi hồi đã tạo ra cấu trúc Major mới. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cấu trúc Substructure trong xu hướng trước đó đã suy yếu.

exness banner dai duoi 1 optimized

Lúc này theo chiến lược giao dịch mà Blog đã gợi ý đến các bạn ở trên, các bạn chỉ nghĩ đến việc tìm một lệnh Buy trong trường hợp này.

  • Sau khi tiếp tục nhịp giảm cuối cùng tạo ra sóng EF về cấu trúc Major của xu hướng tăng trước đó giá lập tức di chuyển về cấu trúc Major vừa được tạo ra bởi con sóng DE.

Ta có thể xác nhận xu hướng tăng đã hình thành và chờ một lệnh Buy tại cấu trúc Major đầu tiên của con sóng mới. Với target TP tại đỉnh A của xu hướng tăng trước đó. Và đây là kết quả:

Hình 16. Đặt lệnh Buy với target tại đinh A của xu hướng tăng trước đó
Hình 16. Đặt lệnh Buy với target tại đinh A của xu hướng tăng trước đó

Lưu ý:

  • Nếu chọn timeframe là H1 thì tìm CE cấu trúc internal và substructure ở khung M15.
  • Nếu chọn timeframe là M15 thì tìm CE cấu trúc internal và substructure ở khung M1, M5.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các chiến lược giao dịch ứng với từng cấu trúc thị trường theo phương pháp SMC mà Blog muốn gửi đến các bạn. Hy vọng tùy vào điều kiện cụ thể và diễn biến của thị trường mà các bạn có thể linh hoạt sử dụng.

Việc xác định điểm vào lệnh có xác xuất cao hay vùng giá nào có giá trị sẽ được gửi đến các bạn trong các serie tiếp theo. Hãy cùng đón đọc nhé.
Nguồn : Tổng hợp Internet