Xác định cấu trúc thị trường bằng phương pháp SMC – Phần 2

0
1214

Trade with Top Brokers

Xác định cấu trúc thị trường bằng phương pháp SMC – Phần 2.

Cấu trúc thị trường là bộ phận quan trọng nhất của phương pháp SMC, việc xác định cấu trúc thị trường sẽ giúp các bạn quyết định chiến lược giao dịch là Buy/Sell. Trong đó, cấu trúc Internal, Substructure là 2 trong 4 cấu trúc chính của thị trường theo phương pháp SMC. Hãy cùng blog ngoại hối xác định 2 loại cấu trúc này để có chiến lược giao dịch phù hợp.

Như đã giới thiệu ở bài viết trước, cấu trúc thị trường theo phương pháp SMC gồm 4 cấu trúc chính: cấu trúc Major, Minor, Internal, Substructure.

Trong phần 1 – Xác định cấu trúc thị trường bằng phương pháp SMC – Phần 1 – Cấu trúc Major, Minor là gì?,  các bạn đã xác định được cấu trúc Major, Minor. Và ở phần 2 của series này, Blog ngoại hối xin gửi đến các bạn những kiến thức về 2 cấu trúc còn lại , đó là Internal và Substructure.

exness

Cách xác định cấu trúc Internal:

Cấu trúc Internal là gì?

Như các bạn đã biết xu hướng thị trường được xác lập dựa trên sự kết hợp của những con sóng đẩy (Impulse wave) và sóng hồi (Corective wave). Sóng hồi lại có hình dạng và cấu trúc khác nhau. Ở phần này các bạn sẽ chỉ tập trung vào phân tích các đặc điểm của con sóng hồi để xác định cấu trúc. Cùng quan sát ví dụ sau đây:

Hình 1. Cấu trúc thị trường theo xu hướng tăng cơ bản - Phương pháp SMC
Hình 1. Cấu trúc thị trường theo xu hướng tăng cơ bản.

Cả 2 biểu đồ trên cùng diễn tả xu hướng tăng nhưng điều khác biệt ở đây là:

Biểu đồ bên trái có sự xuất hiện của cấu trúc Minor. Con sóng hồi từ đỉnh F đã tiếp cận và phá qua cấu trúc Minor trước khi hồi lại vùng Major của xu hướng chính.

Biểu đồ bên phải không có sự xuất hiện của cấu trúc Minor, con sóng hồi từ đỉnh D đã hồi lại trực tiếp đến vùng Major của xu hướng tăng trước đó.

Ở đây điều khác biệt cơ bản chính là sự phá vỡ cấu trúc Minor hay còn gọi là sự thay đổi trạng thái cấu trúc thị trường (CHOCH) từ tăng sang giảm của con sóng hồi (xu hướng chính của thị trường không thay đổi mà chỉ có sự thay đổi cấu trúc của con sóng hồi).

Từ điều khác biệt trên các bạn có thể xác định cấu trúc Internal được hình thành khi không có sự thay đổi trạng thái thị trường CHOCH còn cấu trúc Substructure được hình thành khi có sự phá vỡ cấu trúc Minor (hay còn lại CHOCH).

exness banner 468 optimized

Theo phương pháp SMC việc xác định xu hướng và cấu trúc Major, Minor dựa vào High Time Frame (HTF) như H4, H1, còn cấu trúc Internal, Substructure dựa vào việc sử khung Low Time Frame (LTF) M15, M5.

Biểu đồ bên phải trong ví dụ trên sử dụng khung HTF để xác định cấu trúc chính của thị trường, trong biểu đồ sau đây cũng là biểu đồ trên nhưng khung thời gian đã được giảm xuống LTF.

Hình 2. Cấu trúc Internal trong khung Low Time Frame
Hình 2. Cấu trúc Internal trong khung Low Time Frame

Chiến lược giao dịch với cấu trúc Internal:

Đối với xu hướng tăng: Sau khi xác định được cấu trúc Internal, blog ngoại hối gợi ý để các bạn có thể thực hiện một lệnh Sell-limit tại vùng đỉnh D, TP đặt tại vùng Major của xu hướng tăng trước đó, SL cách đỉnh D 3-5 pips.

Hình 3. Chiến lược giao dịch với cấu trúc Internal
Hình 3. Chiến lược giao dịch với cấu trúc Internal

Sau đó các bạn sẽ thực hiện một lệnh Buy từ vùng Major trên về lại đỉnh D. Stoploss cách vùng Major 3 đến 5 pips (Xem lại phần 1 cách giao dịch với cấu trúc Major).

Đối với xu hướng giảm: Sau khi xác định được cấu trúc Internal, Blog ngoại hối gợi ý để các bạn có thể thực hiện một lệnh Buy-limit tại vùng đáy D, TP đặt tại vùng Major của xu hướng giảm trước đó, SL cách đáy D 3-5 pips.

Hình 3.1. Chiến lược giao dịch với cấu trúc Internal trong xu hướng giảm
Hình 3.1. Chiến lược giao dịch với cấu trúc Internal trong xu hướng giảm

Ví dụ thực tế trên biểu đồ giá:

Cùng quan sát biểu đồ cặp XAU/USD khung M15 sau đây:

Hình 4. Cấu trúc Major của XAU/USD khung M15
Hình 4. Cấu trúc Major của XAU/USD khung M15

Bằng công cụ PD các bạn có thể xác định con sóng BC đã tạo ra cấu trúc Major. Con sóng giảm CD được hình thành mà không có cấu trúc Minor nó không thê phá vỡ đáy B của xu hướng giảm, vậy có thể xác định đây là cấu trúc Internal.

Theo lý thuyết về chiến lược giao dịch với cấu trúc Internal, các bạn sẽ thực hiện một lệnh Buy tại D. Take profit tại vùng Major (C) Stoploss dưới D 3-5 pips.

Và đây là kết quả:

Hình 4.1. Kết quả lệnh Buy XAU/USD khung M15
Hình 4.1. Kết quả lệnh Buy XAU/USD khung M15

Tại E theo lý thuyết chiến lược giao dịch với cấu trúc Major ở bài trước, các bạn có thể đặt một lệnh Sell về đáy B của xu hướng giảm trước đó. TP tại B SL trên vùng E một khoảng 3-5 pips. Và đây là kết quả:

Hình 5. Kết quả lệnh Sell-limit XAUUSD khung M15
Hình 5. Kết quả lệnh Sell-limit XAUUSD khung M15

Cách xác định cấu trúc Substructure:

Ở phần 1 của bài viết này các bạn đã xác định được cấu trúc Substructure được hình thành khi có sự phá vỡ cấu trúc Minor (hay còn lại CHOCH). Có thể hiểu cấu trúc Substructure trong khung HTF là một con sóng hồi và trong LTF lại là một cấu trúc sóng.

Do đó Blog ngoại hối tạm chia cấu trúc Substructure làm 2 loại sau:

– Cấu trúc Substructure đơn giản: là loại cấu trúc bao gồm các con sóng nhỏ dạng Minor kết hợp với nhau tạo thành.

– Cấu trúc Substructure bao gồm các con sóng hồi được tạo thành bởi cấu trúc Minor lẫn Major.

Cấu trúc Substructure đơn giản:

Hình bên dưới là cấu trúc Substructure chỉ bao gồm các con sóng hồi tạo ra vùng Minor kết hợp với nhau tạo ra cấu trúc lớn FG.

Hình 6. Cấu trúc Substructure đơn giản
Hình 6. Cấu trúc Substructure đơn giản

Bằng việc sử dụng công cụ PD ( hoặc Gann Box) các bạn có thể xác định cấu trúc các con sóng từ F đến G.

Một ví dụ khác về cấu trúc Substructure đơn giản.

Hình 6.1. Cấu trúc Substructure đơn giản (2)
Hình 6.1. Cấu trúc Substructure đơn giản (2)

Trong trường hợp cấu trúc Substructure chỉ bao gồm các con sóng tạo ra vùng Minor các bạn nên xem xét vào lệnh Sell tại vùng OB chứ không nên follow theo sóng tại các vùng Minor vì các vùng Minor về bản chất không có khả năng giữ giá nên giá sẽ di chuyển về vùng OB sau đó mới hình thành xu hướng giảm trở lại cấu trúc Major của xu hướng tăng trước đó.

Hình 6.2. Chiến lược giao dịch với cấu trúc Substructure đơn giản.
Hình 6.2. Chiến lược giao dịch với cấu trúc Substructure đơn giản.

Cùng quan sát hình ảnh cấu trúc Substructure đơn giản sau:

Hình 6.3 Cấu trúc Substructure trong xu hướng giảm.
Hình 6.3 Cấu trúc Substructure trong xu hướng giảm.

Trong hình ảnh trên các bạn có thể xác định:

  • Con sóng được tạo ra từ đỉnh A đến đáy F là một xu hướng giảm.
  • Con sóng BC đã hồi về vùng discount của con sóng AB trước đó nên đã tạo ra một cấu trúc Major.
  • Con sóng DE chưa hồi về vùng discount của con sóng CD trước đó nên tạo thành cấu Minor.

Vậy các bạn có thể khẳng định cấu trúc được tạo ra từ F đến G là một cấu trúc Substructure vì đã có sự chuyển đổi trạng thái khi giá break qua vùng Minor E. Việc còn lại ở đây là xác định cấu trúc Substructure nào mà thôi.

exness banner dai duoi 1 optimized

Vì độ dài từ đỉnh G đến điểm thấp nhất của vùng sideway chưa về vùng Discount của con sóng lớn FG nên các bạn có thể khẳng định đây là cấu trúc Substructure đơn giản.

Trở lại với lý thuyết về chiến lược giao dịch với cấu trúc Substructure đơn giản các bạn có thể đặt một lệnh Sell-limit tại vùng Major được tạo ra bởi xu hướng giảm trước đó. TP tại đỉnh F SL 3-5 pips trên vùng Major.

Hình 7. Chiến lược Sell-limit tại vùng Major được tạo ra bởi xu hướng giảm trước đó.
Hình 7. Chiến lược Sell-limit tại vùng Major được tạo ra bởi xu hướng giảm trước đó.

Cấu trúc Substructure bao gồm các con sóng hồi được tạo thành bởi cấu trúc Major lẫn Minor.

Hình 7. Cấu trúc Substructure bao gồm các con sóng hồi được tạo thành bởi cấu trúc Major lẫn Minor.
Hình 7. Cấu trúc Substructure bao gồm các con sóng hồi được tạo thành bởi cấu trúc Major lẫn Minor.

Bằng công cụ PD có thể xác định ngoài cấu trúc Minor, cấu trúc sóng hồi FK còn tạo ra cấu trúc Major bên trong.

Về phần chiến lược giao dịch với cấu trúc Substructure này blog ngoại hối sẽ giới thiệu đến các bạn ở những bài viết tiếp theo vì nó đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật hơn những gì đã được tìm hiểu. Ở bài viết này, các bạn chỉ cần thực hành để nhận diện được cấu trúc này mà thôi.

Sau đây cùng quan sát biểu đồ GPB/USD khung M15.

Hình 8. Cấu trúc Substructure GPBUSD khung M15.
Hình 8. Cấu trúc Substructure GPBUSD khung M15.

Vùng giá màu xanh đậm được đánh dấu ở trên là một cấu Substructure trong xu hướng tăng:

  • Con sóng FG sau khi phá vỡ Minor ở vùng F đã đánh dấu sự hình thành nên cấu trúc Substructure.
  • Sau đó nó lần lượt tạo ra các cấu trúc Minor GH mà các bạn có thể xác định bằng công cụ PD.
  • Sau đó bằng công cụ PD các bạn có thể quan sát được con sóng IJ đã tạo ra cấu trúc Major và lúc này căn cứ vào sự phản ứng với vùng Major này sẽ quyết định hướng đi tiếp theo của thị trường.

Trong trường hợp này sau khi giá phá vỡ vùng Major đã tạo thành cấu trúc tăng tiếp diễn của con sóng tăng trước đó, nhưng ở một số trường hợp giá có thể phá vỡ cả cấu trúc tăng trước đó bằng cách phá vỡ cấu trúc Major của con sóng tăng chính.

exness-banner-10

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thể xác định được cấu trúc Internal, Substructure một cách chính xác nhất.

Ở bài viết sau, Blog sẽ gửi đến các bạn 2 kịch bản xảy ra với cấu trúc Substructure bao gồm cấu trúc Major và Minor bên trong. Vì trong sóng luôn có sóng nên việc quan sát kỹ xem các cấu trúc Substructure có thay đổi ra sao sẽ quyết định chiến lược giao dịch.

Nguồn : Tổng hợp Internet