Xác định cấu trúc thị trường bằng phương pháp SMC – Phần 1

0
1363

Trade with Top Brokers

Xác định cấu trúc thị trường bằng phương pháp SMC – Phần 1

Phương pháp SMC (Smart money concept) được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức của 3 lý thuyết cơ bản: lý thuyết sóng Elliott (xác định cấu trúc thị trường) , lý thuyết Supply Demand zone (các điểm entry point, các khối OB), Price Action (xác định các điểm vào lệnh).

Tuy nhiên hầu hết các trader đều tập trung vào các điểm entry point hay các khối OB mà quên đi điều quan trọng nhất, đó là vị trí giá hiện đang ở đâu? Giai đoạn nào của xu hướng? Giá đang nằm trong cấu trúc nào?

Hiểu được tầm quan trọng của việc xác định cấu trúc thị trường nên Blog ngoại hối sẽ gửi đến các bạn serie các bài viết chủ đề này, mở đầu là cấu trúc Major, Minor – một trong 4 cấu trúc thị trường theo phương pháp SMC.

exness

1. Cách xác định cấu trúc Major và chiến lược giao dịch:

1.1 Cấu trúc Major trong xu hướng tăng:

Như các bạn đã biết để tạo nên xu hướng tăng thì bắt buộc thị trường phải tạo ra các con sóng có đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước.

Hình ảnh sau đây là một xu hướng tăng cơ bản: các con sóng AB, CD, DE lần lượt tạo ra các đỉnh và đáy cao hơn đỉnh và đáy trước đó.

Xu hướng tăng cơ bản - Phương pháp SMC
Xu hướng tăng cơ bản

Con sóng từ B đến C chính là con sóng hồi và căn cứ vào mức độ hồi hay độ dài của con sóng này sẽ quyết định việc hình thành cấu trúc Major.

Sử dụng công cụ PD các bạn có thể quan sát con sóng hồi BC đã vượt qua mức 0,5. Vậy các bạn có thể hiểu cấu trúc Major trong xu hướng tăng được hình thành khi con sóng hồi vượt qua hoặc bằng mức 0,5 trên công cụ PD.

Sử dụng công cụ PD xác định cấu trúc Major
Sử dụng công cụ PD xác định cấu trúc Major

Lưu ý: các bạn có thể sử dụng công cụ PD, Fibonacci hoặc hộp Gann để xác định cấu trúc Major.

1.2 Cấu trúc Major trong xu hướng giảm:

Để tạo nên xu hướng giảm thì bắt buộc thị trường phải tạo ra các con sóng có đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước. Hình ảnh sau đây là một xu hướng giảm cơ bản: các con sóng AB, CD, DE lần lượt tạo ra các đỉnh và đáy thấp hơn đỉnh và đáy trước đó.

Xu hướng giảm cơ bản
Xu hướng giảm cơ bản

Con sóng từ B đến C chính là con sóng hồi và căn cứ vào mức độ hồi của con sóng này sẽ quyết định việc hình thành cấu trúc Major trong xu hướng giảm.

Sử dụng công cụ PD các bạn có thể quan sát con sóng hồi BC đã vượt qua mức 0,5. Đây cũng chính là cấu trúc Major.

Sử dụng công cụ PD xác định được cấu trúc Major trong xu hướng giảm
Sử dụng công cụ PD xác định được cấu trúc Major trong xu hướng giảm

Vậy các bạn có thể hiểu cấu trúc Major trong xu hướng giảm được hình thành dựa trên việc sóng hồi có độ dài lớn hơn hoặc bằng mức 0,5 trên công cụ Fibonaci.

1.3. Chiến lược giao dịch với cấu trúc Major:

  • Đối với cấu trúc Major trong xu hướng tăng: các bạn nên đặt một lệnh Buy-limit tại vùng Major với điểm Stoploss cách 3 đến 5 pips sau vùng Major và target Take profit tại đỉnh gần nhất của xu hướng tăng ( ở đây là đỉnh D).

Chiến lược giao dịch với cấu trúc Major trong xu hướng tăng
Chiến lược giao dịch với cấu trúc Major trong xu hướng tăng

  • Đối với cấu trúc Major trong xu hướng giảm: các bạn nên đặt một lệnh Sell-limit tại vùng Major với điểm Stoploss cách 3 đến 5 pips trên vùng Major và target Take profit tại đáy gần nhất của xu hướng giảm ( ở đây là đáy D).

Chiến lược giao dịch với cấu trúc Major trong xu hướng giảm
Chiến lược giao dịch với cấu trúc Major trong xu hướng giảm

2. Cách xác định cấu trúc Minor và chiến lược giao dịch:

2.1 Cấu trúc Minor trong xu hướng tăng:

Trong một xu hướng sẽ luôn có các sóng đẩy và các con sóng hồi. Thông qua xác định độ dài của các sóng hồi các bạn có thể xác định được cấu trúc Minor.

Hình ảnh bên dưới là một xu hướng tăng cơ bản, lần lượt trong xu hướng tăng sẽ tạo ra con các sóng hồi BC và DE.

Cấu trúc Minor trong xu hướng tăng
Cấu trúc Minor trong xu hướng tăng

Các bạn sử dụng công cụ PD để đo độ dài các con sóng hồi, các bạn có thể xác định sóng hồi BC tạo ra cấu trúc Major khi hồi quá mức 0,5.

Tiếp tục sử dụng công cụ PD, lúc này các bạn sẽ thấy độ dài của sóng hồi DE chưa vượt qua mức 0.5 trên công cụ PD.

Vậy các bạn có thể hiểu cấu trúc Minor trong xu hướng tăng được hình thành khi sóng hồi không vượt qua mức 0,5 trên công cụ PD.

exness banner dai duoi 1 optimized

2.2. Cấu trúc Minor trong xu hướng giảm:

Hình ảnh bên dưới là một xu hướng giảm, lần lượt trong xu hướng giảm sẽ tạo ra con các sóng hồi BC và DE.

Bằng việc sử dụng công cụ PD, các bạn có thể xác định sóng hồi BC tạo ra cấu trúc Major khi hồi quá mức 0,5.

Tiếp tục sử dụng công cụ PD, lúc này các bạn sẽ thấy độ dài của sóng hồi DE chưa vượt qua mức 0.5 trên công cụ PD.

Cấu trúc Minor trong xu hướng giảm
Cấu trúc Minor trong xu hướng giảm

Vậy các bạn có thể hiểu cấu trúc Minor trong xu hướng giảm được hình thành khi sóng hồi không vượt qua mức 0,5 trên công cụ PD.

2.3 Chiến lược giao dịch với cấu trúc Minor:

Blog ngoại hối gợi ý 2 chiến lược mà các bạn có thể giao dịch trong trường hợp này:

  1. Chờ giá hồi về vùng Minor và xem xét liệu xu hướng tăng có tiếp tục ( điều kiện là phải có CE).
  2. Tiến hành giao dịch theo cấu trúc Substructure bằng một lệnh Sell với target tại vùng Major ( chiến lược này sẽ được giới thiệu ở phần 2 của serie này).

Trong khuôn khổ bài viết này blog ngoại hối sẽ giới thiệu đến các bạn chiến lược 1.

– Đối với cấu trúc Minor trong xu hướng tăng: các bạn nên đặt một lệnh Buy-limit tại vùng Minor với điểm Stoploss cách 3 đến 5pips sau vùng Minor và target Take profit tại đỉnh gần nhất của xu hướng tăng (ở đây là đỉnh F).

Chiến lược giao dịch với cấu trúc Minor trong xu hướng tăng
Chiến lược giao dịch với cấu trúc Minor trong xu hướng tăng

– Đối với cấu trúc Major trong xu hướng giảm: các bạn nên đặt một lệnh Sell-limit tại vùng Major với điểm Stoploss cách 3 đến 5 pips trên vùng Minor và target Take profit tại đáy gần nhất của xu hướng giảm (ở đây là đáy F).

Chiến lược giao dịch với cấu trúc Minor trong xu hướng giảm
Chiến lược giao dịch với cấu trúc Minor trong xu hướng giảm

Lưu ý: Nếu chọn timeframe là H1 thì tìm CE ở khung M15.

Nếu chọn timeframe là M15 thì tìm CE ở khung M1, M5.

3. Cách xác định cấu trúc Major, Minor trên biểu đồ giá:

3.1 Ví dụ về cấu trúc Major trên biểu đồ giá và chiến lược giao dịch:

Cùng xem xét biểu đồ GBP/USD (khung H4) dưới đây:

Ví dụ cấu trúc Major trên biểu đồ giá thực tế
Ví dụ cấu trúc Major trên biểu đồ giá thực tế

Trong hình trên là một xu hướng tăng cơ bản. Các bạn có thể quan sát con sóng hồi BC đã vượt qua mức 0.5 trên công cụ PD chính vì vậy vùng giá quanh đỉnh C đã tạo thành cấu trúc Major.

Theo lý thuyết về chiến lược giao dịch với cấu trúc Major ở trên, các bạn sẽ chờ giá hồi và đặt một lệnh Buy-limit tại vùng giá được tạo ra bởi cấu trúc Major và target takeprofit tại đỉnh D cao nhất của xu hướng tăng, Stoploss khoảng 3-5 pips dưới cấu trúc Major.

Đặt lệnh Buy-limit theo chiến lược giao dịch với cấu trúc Major.
Đặt lệnh Buy-limit theo chiến lược giao dịch với cấu trúc Major.

Và đây là kết quả.

Kết quả lệnh giao dịch theo chiến lược giao dịch với cấu trúc Major.
Kết quả lệnh giao dịch theo chiến lược giao dịch với cấu trúc Major.

Điểm vào lệnh CE sẽ được xác định theo quy tắc sau:

  • Nếu timeframe chính là khung h4 thì CE sẽ ở khung M15.
  • Nếu timeframe chính là khung H1 thì CE sẽ ở khung M5.

3.2 Ví dụ về cấu trúc Minor trên biểu đồ giá và chiến lược giao dịch:

Cùng xem xét biểu đồ GBP/USD (khung H1) dưới đây:

Ví dụ cấu trúc Minor trên biểu đồ giá thực tế.
Ví dụ cấu trúc Minor trên biểu đồ giá thực tế.

Các bạn quan sát con sóng hồi BC không vượt qua mức 0.5 trên công cụ PD chính vì vậy vùng giá quanh đỉnh C đã tạo thành cấu trúc Minor.

Theo lý thuyết về chiến lược giao dịch với cấu trúc Minor ở trên, các bạn sẽ chờ giá hồi về vùng Minor để tiếp tục một lệnh Sell theo xu hướng giảm.

Đặt một lệnh Sell-limit tại vùng Minor và target takeprofit tại vùng giá được tạo ra bởi đáy D thấp nhất của xu hướng giảm. Stoploss khoảng 3-5 pips dưới cấu trúc Major.

Đặt lệnh Sell-limit theo chiến lược giao dịch với cấu trúc Minor.
Đặt lệnh Sell-limit theo chiến lược giao dịch với cấu trúc Minor.

Và đây là kết quả của lệnh Sell theo chiến lược giao dịch với cấu trúc Minor.

Kết quả lệnh Sell theo chiến lược giao dịch với cấu trúc Minor.
Kết quả lệnh Sell theo chiến lược giao dịch với cấu trúc Minor.

Kết luận

Mục đích chính của bài viết này là để giúp các bạn xác định cấu trúc Major và Minor. Có thể có một số thuật ngữ mà các bạn chưa hiểu và các vùng giá có thể không di chuyển theo đường thẳng như lý thuyết nhưng bài viết trên chỉ là sơ khởi cho quá trình tìm hiểu về phương pháp SMC.

Nguồn : Tổng hợp Internet