Ví dụ về mô hình 2 sóng đẩy
Bạn nào chưa xem phần lý thuyết mô hình 2 sóng đẩy thì có thể đọc tại link này nhé!
Với mô hình 2 chân sóng đẩy, bạn sẽ kỳ vọng giá đảo chiều sau khi thị trường kết thúc con sóng đẩy thứ 2. Nhưng tất nhiên là ta sẽ không vào lệnh khi thấy con sóng đẩy thứ 2 vừa kết thúc vì 2 lý do: một là vì thị trường đang có xu hướng, hai là bạn sẽ không biết điểm kết thúc của nó rõ ràng sẽ nằm ở đâu. Rất tiếc là Al Brooks không giải thích rõ cách vào lệnh với mô hình này mà chỉ giới thiệu 2 ví dụ khá sơ sài nên sau khi chia sẻ 2 ví dụ mình sẽ tóm tắt một số cách dùng mô hình này theo kinh nghiệm cá nhân
Ví dụ số 1
Nến 1 và nến 4 trong hình trên đã hình thành mô hình Double Bottom Bull Flag (nến 4 có đáy là mô hình cờ đuôi nheo). Mô hình này cũng thường xuyên bắt gặp trong một xu hướng mới hình thành, tức là đợt giá hồi đầu tiên trong một xu hướng mới.
Nến 3 và nến 5 hình thành mô hình 2 đỉnh Double Top, với mức giá cao nhất của nó đã bị vượt qua sau 3 nến. Tiếp đó là một đợt giá breakout pullback tại nến số 7, xu hướng tăng quay trở lại.
Cũng có một số nến hình thành mô hình đỉnh nhíp, đáy nhíp (dạng mô hình nến có các mức giá cao nhất hay thấp nhấp ngang bằng nhau) tại các nến 2,7,8 và 11.
Nến 12 và nến 13 tạo thành mô hình 2 đỉnh, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là bạn có vào lệnh bán tại mô hình này hay không. Cây nến 13 đã tạo đỉnh giá cao hơn sau khi cố gắng phá vỡ đường trendline nhỏ (kẻ từ nến số 11) nhưng thất bại. Và nến số 13 cũng là điểm vào lệnh lần 2 sau khi nến số 12 đảo chiều theo sau một đợt phá vỡ đường kênh giá kẻ từ nến số 9. Đường kênh giá này được kẻ song song với đường trendline kẻ từ nến số 6 đến nến số 10.
Ví dụ số 2
Hình này là biểu đồ AAPL (cổ phiếu Apple) khung M5. Chart này hình thành mô hình Double Top Bear Flag tại nến số 2 (với mức giá cao nhất của nến số 2 vừa chạm đỉnh giá nến số 1). Nến số 2 đồng thời cũng thuộc chân sóng thứ 2 kể từ khi giá được đẩy lên từ vùng đáy (mô hình M2S). Giá sau đó đi vượt mức measure move tính trong vùng sideway được tạo ra bởi vùng đáy và nến số 2.
Trong nhiều dạng xu hướng, đa số trend rất tôn trọng đường EMA (Al Brooks dùng EMA chu kỳ 20), trường hợp cá biệt trend sẽ hình thành nến bên ngoài đường EMA (mô hình nến EMA Gap Bar).
Quan điểm cá nhân khi dùng mô hình 2 sóng đẩy
Xin nói ngay mô hình 2 sóng đẩy là mô hình chứng tỏ thị trường đang có xu hướng. Nếu giao dịch bằng mô hình này nghĩa là bạn đang đi ngược hướng thị trường. Thế nên, muốn giao dịch bạn cần sử hỗ trợ thêm 2 yếu tố:
- Mô hình giá đảo chiều đáng tin cậy.
- Khu vực kháng cự hỗ trợ quan trọng.
Mô hình giá đảo chiều đáng tin cậy
Mô hình giá ở đây là các mô hình như vai đầu vai, 2 đỉnh hay 2 đáy, đừng nhầm lẫn Mô hình giá với mô hình nến nhé. Mình lấy ví dụ của Al Brooks luôn cho anh em dễ hình dung.
Mô hình Double Top tại nến số 12 và nến số 13
Anh em để ý đếm chân sóng đẩy thứ 2 không thể tuyệt đối chính xác như nếu giá hình thành đỉnh mới hay đáy mới là chân sóng đẩy mới hình thành. Vì vậy, để chắc ăn mình thường tìm sự hỗ trợ của yếu tố thứ 2 là khu vực kháng cự hỗ trợ quan trọng.
Khu vực hỗ trợ kháng cự quan trọng
Các khu vực hỗ trợ kháng cự quan trọng là các khu vực ở khung thời gian cao hơn như M30, H1 (nếu bạn dùng chart M5) và chart daily nếu bạn sử dụng khung H4 để trade.
Nếu thấy bài phân tích này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!
Liên hệ hỗ trợ
Đoàn Cường
- Hotline / Zalo / Telegram: 0988 628 995
- Email: hotro@blogngoaihoi.net