Trade balance-Cán cân thương mại
Cán Cân Thương Mại – Trade balance ( còn được gọi là net exports, và thỉnh thoảng được viết tắt dưới dạng NX) là bảng quyết toán về chênh lệch giữa giá trị về mặt tiền tệ của nhập khẩu và xuất khẩu trong một nền kinh tế qua một giai đoạn thời gian rõ ràng. Nếu xuất khẩu vượt quá nhập khẩu thì quốc gia đó có sự thặng dư thương mại thường được gọi là trade surplus, và bản báo cáo trade balance đó được coi là tốt.
Ngược lại nếu nhập khẩu vượt trội so với xuất khẩu thì quốc gia đó có sự thâm hụt thương mại thường gọi là trade deficit hoặc một cách thông tục hơn là một lỗ hổng thương mại, và báo cáo trade balance trong trường hợp ấy thường bị coi là xấu. Thỉnh thoảng, báo cáo còn được chia làm 2 phần là báo cáo về mặt dịch vụ và báo cáo về mặt hàng hóa. Đặc biệt ở Anh người ta còn dùng cụm từ vô hình và hữu hình cho 2 bản báo cáo này .
Trade balance bao gồm sự giao dịch của những loại sản phẩm như các loại mặt hàng công nghiệp, nguyên liệu thô và những sản phẩm nông nghiệp, cũng như du lịch và vận chuyển.
Các bạn không nên nhầm lẫn trade balance với payments balance, một bản báo cáo có phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trade balance. Payments balance là bản báo cáo về dòng chảy tiền tệ quốc tế, không chỉ bao gồm các giao dịch thương mại về mặt hàng hoá và dịch vụ mà còn cả về nguồn thu nhập từ đầu tư và các số tiền được chuyển khoản. Payments bao gồm current account ( tạm dịch là báo cáo về tổng các loại nguồn thu từ nước ngoài), financial account ( tạm dịch là báo cáo về tổng các nguồn đầu tư từ trong và ngoài nước) và capital( tạm dịch là báo cáo về sự chuyển khoản của vốn và các mặt hàng để làm vốn như các nhà máy xí nghiệp …). Nói chung financial account và capital account thường được kết hợp với nhau.
Trade balance là một phần của news current account ( có thể hiểu là một báo cáo về tổng các loại nguồn thu của quốc gia), mà news này cũng bao gồm cả những giao dịch như thu nhập từ những hoạt động đầu tư quốc tế và trợ cấp quốc tế. Nếu current account có giá trị thặng dư, thì báo cáo về nguồn thu nhập quốc tế của nước đó cũng theo đó mà tăng lên.
Trade balance cũng tương tự như sự chênh lệch giữa đầu ra của một quốc gia và nhu cầu địa phương ( tức là sự chênh lệch giữa những mặt hàng mà quốc gia đó sản xuất và số mặt hàng mà nước đó mua từ nước ngoài về; không bao gồm số tiền được tiêu lại vào thị trường cổ phiếu nước , và cũng không bao gồm việc nhập khẩu các mặt hàng để sản xuất cho thị trường địa phương).
Đánh giá về báo cáo chi trả có thể thực sự là một vấn đề vì những khó khăn trong việc thu thập và ghi lại các thông tin. Để minh họa vấn đề này, khi tài liệu chính thức cho tất cả những công ty trên thế giới đều được thêm vào, xuất khẩu vượt hơn so với nhập khoảng một vài phần trăm, thì điều đó có nghĩa là thế giới đang có một bảng quyết toán thương nghiệp tốt. Điều này không thể có thật vì tất cả các giao dịch đều bao gồm một bên có hoặc một bên nợ đều nhau trong tài khoản của mỗi quốc gia. Người ta tin rằng sự bất nhất giữa các tài khoản này là vì có những giao dịch được dùng để rửa tiền , hoặc trốn thuế, buôn lậu hoặc một vài vấn đề hiển hiện khác. Tuy nhiên, đặc biệt với những nước phát triển, tính chính xác là điều hoàn toàn có thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến trade balance:
– Giá cả của các sản phẩm được sản xuất tại quốc gia ( bị ảnh hưởng bởi tính chất hưởng ứng của nguồn cung)
– Tỉ giá trao đổi giữa các quốc gia.
– Các hợp đồng thương mại hoặc các rào cản thương mại
– Những thước đo về thuế và thương nghiệp khác.
– Các chu kì kinh tế tại quốc gia ấy hoặc nước ngoài.
Trade balance hoàn toàn có thể khác nhau giữa các chu kì kinh tế. Khi xuất khẩu xúc tiến sự phát triển ( như đối với dầu thô và những mặt hàng công nghiệp ban đầu), thì trade balance sẽ phát triển trong giai đoạn kinh tế phát triển. Tuy nhiên, khi nhu cầu nội địa xúc tiến sự phát triển ( như đối với nước Mỹ và nước Úc) thì cùng một hoàn cảnh chu kì kinh tế như vậy trade balance sẽ tồi tệ hơn.
Những nền kinh tế có GDP phát triển mạnh như Anh, Mỹ, Úc và Hồng Công tồn tại những sự thâm hụt thương mại nhất quát, tương tự những nước nghèo hơn cũng có rất nhiều hoạt động đầu tư.
Những quốc gia đã phát triển như Canada, Nhật và Mỹ là những quốc gia điển hình có giá trị thương mại thặng dư, Trung Quốc cũng vậy. Một tỉ suất tiết kiệm cao hơn thường tương ứng với một giá trị thặng dư trong thương mại. Vi thế, Mỹ với tỉ xuất tiết kiệm quá thấp chắc chắn thương mại sẽ bị thâm hụt nặng. Ảnh hưởng với nền kinh tế.
Những nhà kinh tế học đương đại không thống nhất ý kiến về ảnh hưởng của sự thâm hụt thương mại trong kinh tế với những ý kiến nhận định đó sẽ là một sự trì trệ của GDP và tình trạng việc làm trong suốt một khoảng thời gian dài với chi phí xã hội cao trong khi đó có những người lại cho rằng đó là dấu hiệu của một sự tăng trưởng kinh tế. Một vài chuyên gia kinh tế tin GDP và tình trạng việc làm có thể bị trì trệ kéo dài nếu thâm hụt quá lớn và trong một khoảng thời gian quá dài.
Những người lờ đi ảnh hưởng của việc thương mại bị thâm hụt trong một khoảng thời gian dài có thể đang nhầm lẫn nguyên tắc của David Ricardo về những ưu thế cạnh tranh với nguyên tắc của Adam Smith về những ưu thế tuyệt đối, cụ thể hơn là họ hoàn toàn lờ đi nguyên tắc sau này.
Trong đó : nguyên tắc ưu thế cạnh tranh của David Ricardo giải thích về việc làm thế nào mà thương mại có thể sinh lời cho tất cả những thành phần tham gia (các quốc gia, các khu vực, các cá nhân … ) miễn là họ sản xuất ra những sản phẩm với những chi phí khác nhau mà lại gắn liền với nhau. Còn Adam Smith đã sử dụng nguyên tắc ưu tố tuyệt để chỉ ra làm cách nào mà một quốc gia có thể sinh lời từ việc ngoại thương nếu quốc gia đó có chi phí sản xuất thấp nhất ( ví dụ quốc gia ấy có thể cho ra nhiều mặt hàng hơn với mỗi một đơn vị đầu vào hơn các quốc gia khác)
Nguyên tắc của David Ricardo chỉ ra rằng điều quan trọng không phải là chi phí tuyệt đối thấp mà là chi phí cơ hội cho sự sản xuất. Nghĩa là giá trị nhà sản xuất chấp nhận bỏ đi một sản phẩm này để sản xuất hay đạt được một sản phẩm khác có lời hơn. Người ta đánh giá chi phí cơ hội dưới dạng người ta cần phải bỏ đi bao nhiêu yếu tố sản xuất một sản phẩm để gia tăng hơn nữa sự sản xuất trên một đơn vị.
Nguyên tắc ưu thế cạnh tranh chỉ ra rằng thậm chí nếu một quốc gia không hề có ưu thế nào với bất cứ một loại sản phẩm nào, quốc gia này vẫn có thể sinh lời từ việc chuyên nghiệp hóa và xuất khẩu những sản phẩm mà quốc giá ấy có chi phí cơ hội thấp nhất.
Nhà kinh tế học Paul Craig Roberts nêu chú ý rằng nguyên tắc của Ricardo ko nắm bắt được ở đâu mà những yếu tố của sản xuất lưu động trên thế giới. Những hoàn cảnh thương mại tự do thường là có những tiền tệ trôi nổi tự do; tuy nhiên, trên thực tế, những tiền tệ như Trung Quốc không phải là trôi nổi tự do, trong khi đó những loại khác thì lại bị các nhà nước thao túng.
Từ cuộc lạm phát tiền tệ những năm 70, kinh tế Mỹ đã có nét tiêu biểu là sự phát triển GDP trở nên chậm hơn. Trong năm 1985, Mỹ bắt đầu giảm thương mại với Trung Quốc. Trong suốt một quá trình dài, những quốc gia có thương mại thặng dự thì cũng có một khoảng tiết kiệm thặng dư trong khí đó Nước Mỹ gặp phải họa vì khăng khăng hạ tỉ lệ tiết kiệm xuống thấp hơn so với những đối tác thương mai có giá trị giao thương thặng dư với Mỹ. PHáp, Nhật, Đức và Canada đã giữ mức lãi suất tiết kiệm cao hơn Mỹ trong một quá trình dài. Năm 2006, lỗi lo chính của nền kinh tế tập trung xung quanh những ý sau: quốc gia nợ nhiều (9 nghìn tỉ đô), các tổ chức ko phải ngân hàng nợ nhiều (9 nghìn tỉ đô), nợ tiền cho vay để mua nhà nhiều (9 nghìn tỉ đô), các tổ chức tài chính nợ nhiều (12 triệu đô), các nguồn nợ nước ngoài và một sụ tụt giảm nghiệm trọng trong báo cáo về nguồn đầu tư quốc tế ( NIIP) (-24% chỉ số GDP), thâm hụt thương mại cao, và sự gia tăng trong tỉ lệ người nhập cư trái phép. NHững yếu tố này đã làm gia tăng thêm nỗi lo trong những nhà kinh tế và những nguồn nợ ko dự trữ được nhắc đến như một vấn đề nghiêm trọng đối mặt với nước Mỹ do chính tổng thống Mỹ đề cập đến.
Trong lịch sử, kinh tế của Rome suy giảm vì đế chế này tìn vào việc nhập khẩu trong khi xuất khẩu suy giảm.
Những người mà bảo vệ cho sự thâm hụt thì trở lại định nghĩa của ưu thế cạnh tranh. Những người mua trong các quốc gia nhận hàng sẽ chuyển tiền lại cho người bán. Một nhà máy ở Mỹ gửi tiền để mua mía của Brasil, và những người Brasil nhận được số tiền ấy lại dùng tiền để mua các loại hàng hóa từ một công ty Mỹ khác. Tuy nhiên lợi nhuận vẫn hoàn toàn có thể rời khỏi nước Mỹ vì Người Mỹ không điều khiển được. Mặc dù đây là một dang của việc tái đầu tư vốn, đây ko phải là trách nhiệm của bất cứ ai ở Mỹ. Những khoản tiền trả tới người nước ngoài thường nảy sinh những hậu quả lâu đời: bằng cách chuyển đổi mục lục tiêu thụ qua từng khoảng thời gian, một vài thế hệ có thể có lời, một vài số khác lại ko. Tuy nhiên, sự thâm hụt về thương mại có thể ảnh hưởng đến sự tiêu thụ trong tương lai nếu nền thương mại ấy được cấp vốn với nguồn lợi nhuận đầu tư trong nước, và số lợi nhuận này lại vượt quá số tiền phải trả trong số nợ nước ngoài. Tương tự, một sự vượt quá trong current account giúp chuyển đổi tiêu thụ cho những thế hệ trong tương lai, nếu điều đó giúp gia tăng giá trị của tiền tê và cản trở các khoản đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, sự không đồng đều trong thương mại ko phải những điểm khác nhau sẵn có về tính năng suất và sự ưa chuộng trong tiêu thụ. Sự thâm hụt trong thương mại thường có liên quan đến tính cạnh tranh mang tính quốc tế. Thương mại thặng dư lại thường liên quan tới những chính sách mà giúp các hoạt động của một quốc gia hướng ra thế giới bên ngoài, dẫn tới chuẩn mực được hạ thấp hơn. Ví dụ về nền kinh tế như thế là Nhật những năm 90.
Milton Friedman kết luận rằng thâm hụt trong kinh tế ko phải quá quan trọng như việc chỉ số xuất nhập khẩu gia tăng giúp đẩy mạnh giá trị của đồng tiền, hay việc giảm chỉ số xuất khẩu như đã nói ở trên, và ngược lại với xuất khẩu, vì vậy loại bỏ thâm hụt trong kinh tế vốn là ko phải vì đầu tư.
Những nước phát triển thường nhập khẩu rất nhiều nguyên vật liệu thô từ những nước đang phát triển với giá cả rẻ mạt. Thường thì, sau đó những nguyên vật liệu này đều được chuyển những mặt hàng dùng sẵn, và giá trí của nó thì đã tăng đáng kể. Mặc dù, rất nhiều những nước phát triển khác ( ví dụ như khối cộng đồng chung châu ÂU) đều có trade balance cân bằng về mặt tiền tệ, thì phần thể chất của trade balance ấy cũng rất là kém( đặc biệt với những nước đang phát triển, nghĩa là nếu xét về mặt vật liệu thì nhập khẩu chiếm ưu thế hơn là xuất khẩu.
Thâm hụt thương mại của Mỹ:
Mỹ đã luôn công bố thâm hụt thương mại kể từ những năm 70, và tình trạng này đã luôn gia tăng một cách nhanh chóng từ những năm 1997. Năm 2006 con số này đã lên đến mức kỉ lục là 817.3 tỉ đô từ mức 767.5 tỉ đô năm 2005. Một điểm đáng chú ý là sự thâm hụt giảm đi trong suốt quá trình trì trệ và tăng lên trong những giai đoạn phát triển. Rất nhiều nhà kinh tế đã thống kê sự thâm hụt thương mại và sự thâm hụt về chỉ số current account như một phần của GDP. Lần cuối cùng Mỹ có sự thăng dư kinh tế là vào năm 1991, một năm khủng hoảng trì trệ. Mỗi năm đều có một sự tụt giảm trầm trọng trong sự phát triển của kinh tế Mỹ, kéo theo đó cũng là sự tụt giảm trong thâm hụt thương mại.
Chính vì có nhiều tranh cãi giữa các nhà kinh trong việc sự thâm hụt thương mại là tốt hay xấu nên dù chỉ mình chỉ số này ko cũng thể hiện rất ít về tình trạng kinh tế của một quốc gia. Một chỉ số tốt hay xấu đơn giản chỉ phản ánh một sự thay đổi về giá của sản phẩm nội địa tương ứng với giá quốc tế. Đối với những ngành công nghiệp phụ thuộc quá nhiều xuất khẩu, thì một chỉ số tốt còn có thể phản ánh nhu cầu quốc tế đang gia tăng, và điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp đó sẽ có nhiều việc làm hơn. Chính vì những yếu tố kể trên nên tại thời điểm ra news trade balance thường không có những biến chuyển đột phá như NFP, CPI, PPI nhưng về lâu về dài trade balance giúp chúng ta có một cái nhìn tổng thể về thương mại của quốc gia đấy.
Về mặt lý thuyết.
– Trade balance : số liệu thực tế > dự báo : tốt cho đồng tiền của quốc gia đó.
– Trade balance : số liệu thực tế < dự báo : xấu cho đồng tiền của quốc gia đó.
Hello, I enjoy reading all of your article. I wanted to write a little comment to support you.
Comments are closed.