Top 3 tài sản được coi là “nơi trú ẩn an toàn”

0
1408

Trade with Top Brokers

Top 3 tài sản được coi là “nơi trú ẩn an toàn”

Trong bối cảnh thị trường tài chính liên tục chịu tác động bởi đại dịch Corona, tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị đe dọa, nhu cầu về một “nơi trú ẩn an toàn” ngày càng gia tăng. Đây chính là thời điểm thích hợp để chúng ta cùng đánh giá lại vai trò “bảo vệ” của các loại tài sản an toàn trong quá khứ, từ đó, tìm ra nơi trú ẩn hiệu quả trong năm 2020 vào thời gian tới?

Tài sản trú ẩn an toàn (safe haven assets) là các tài sản mà các nhà đầu tư tìm đến trong thời gian thị trường biến động, bất ổn hoặc khi nền kinh tế bắt đầu vào thời kỳ suy thoái.

Một tài sản được coi là an toàn, nếu đáp ứng được các yếu tố sau:

(1)  là nơi cất trữ giá trị – tức là, thường duy trì hoặc thậm chí tăng giá trị qua các chu kỳ của thị trường;

(2) có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt mà không mất giá trị đáng kể;

(3) quan trọng nhất là nó có mối tương quan thấp hoặc ngược chiều với thị trường chung vì vậy, có thể bảo vệ danh mục đầu tư trong thời kỳ căng thẳng.

Ba loại tài sản an toàn phổ biến nhất là Trái phiếu chính phủcác Đồng tiền dự trữ và Vàng.

1. Trái phiếu chính phủ

Trái phiếu luôn là một  phần quan trọng trong các danh mục đầu tư nhiều tài sản trên thế giới. Trong các giai đoạn khủng hoảng, các nhà quản lý danh mục sẽ phân bổ tỷ trọng cao hơn vào Trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu chính phủ “chất lượng cao”  điển hình là trái phiếu chính phủ Mỹ. Điểm mạnh của loại tài sản này là vừa giúp đa dạng hóa, giảm thiểu rủi ro của toàn danh mục, vừa mang lại lãi suất cố định và bảo vệ phần vốn gốc cho nhà đầu tư; đồng thời vẫn đảm bảo thanh khoản để có thể tận dụng các cơ hội đầu tư khi các thị trường lao dốc và các tài sản khác sụt giảm về dưới giá trị thực.

Nhìn lại dữ liệu quá khứ, vai trò “safe haven” của trái phiếu chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi nền kinh tế có mức lạm phát thấp đến trung bình, khi đó giá của trái phiếu và cổ phiếu biến động ngược chiều, tương quan (correlation) âm, mục đích đa dạng hóa danh mục được đảm bảo.

Top 3 tài sản được coi là "nơi trú ẩn an toàn"

Hình 1. Mối quan hệ giữa TPCP Mỹ và Cổ phiếu trong các điều kiện lạm phát và suy thoái.

Nguồn: JP Asset Management

Hơn nữa, khi lợi suất thực tế (lợi suất danh nghĩa sau khi trừ đi lạm phát) đã giảm về gần mức 0 hoặc âm (hình 2), các nhà đầu tư cần cân nhắc đến chi phí cơ hội của khoản đầu tư này. Bởi vì, lợi suất thực tế âm có nghĩa là nhà đầu tư sẽ phải “trả tiền” khi cho chính phủ vay hay nói cách khác, đó chính là khoản phí mà họ phải bỏ ra để đổi lấy sự “an toàn”. Vì vậy, trong bối cảnh lãi suất thấp như hiện tại, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn đang trong chu kỳ cắt giảm lãi suất, các nhà đầu tư cần cân nhắc đến các tài sản an toàn khác như tiền tệ và Vàng.

Hình 2. Mối quan hệ giữa TPCP Mỹ 10 năm và SP500. Nguồn: ReutersMàu xanh: S&P500 – Màu tím nhạt: Lợi suất danh nghĩa – Màu tím đậm: CPI của Mỹtai san tru an toan 1 optimized

Hình 2. Mối quan hệ giữa TPCP Mỹ 10 năm và SP500. Màu xanh: S&P500 – Màu tím nhạt: Lợi suất danh nghĩa – Màu tím đậm: CPI của Mỹ

2. Các đồng tiền dự trữ (USD, JPY, CHF, EUR)

Các đồng tiền dự trữ của thế giới cũng được coi là những tài sản an toàn. Trong phần này, chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả “bảo vệ” của loại tài sản này thông qua đại diện là đồng USD.

Đồng USD được cho là an toàn vì đó là đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Trên 60% dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên thế giới được nắm giữ bằng USD. Đây cũng là đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất trong giao dịch thương mại quốc tế. Nhu cầu sử dụng của đồng USD cao hơn gấp đôi so với hai đồng tiền đứng sau là EUR và JPY.

icmarket banner IC markets– Nhà môi giới rất nổi tiếng đến từ Úc. Spreads thấp, nạp rút nhanh chóng thuận tiện, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.

 

Tuy vậy, trong quá khứ, đồng USD không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả “trú ẩn an toàn” khi kinh tế bước vào suy thoái, thị trường chứng khoán đi xuống. Và đồng USD rất có thể sẽ không còn an toàn trong thời gian tới vì các lý do sau:

  • Nhu cầu nắm giữ USD để dự trữ của các nước đang giảm xuống. Trong những năm trở lại đây, tổng dự trữ ngoại hối đã ngừng tăng trưởng do tài khoản vãng lai của các thị trường mới nổi giảm sút. Hơn nữa, dự trữ ngoại hối cũng được đa dạng hóa hơn với việc sử dụng thêm các đồng tiền khác và vàng.
  • Khả năng FED cắt giảm lãi suất để kích thích kinh tế sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức mạnh của đồng USD.
  • Hơn nữa, khi trái phiếu chính phủ giảm sức hấp dẫn do lợi suất đã quá thấp, nhu cầu về đồng USD cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Do vậy, để quyết định có nên đầu tư vào đồng USD hay không, cần xem xét nguyên nhân của khủng hoảng hay nguồn gốc của suy thoái có đến từ nước Mỹ hay không và mức độ ảnh hưởng của Mỹ như thế nào? Nếu nguồn gốc của rủi ro đến từ các nước khác, khả năng Mỹ cắt giảm lãi suất sẽ thấp hơn và vị thế của đồng USD vẫn được duy trì. Các lập luận trên đây cũng có thể áp dụng tương tự với các đồng tiền an toàn phổ biến khác là JPY, EUR và CHF. Vì vậy, đa dạng hóa các đồng tiền “an toàn” cũng là một giải pháp các nhà đầu tư nên cân nhắc trong giai đoạn khủng hoảng và suy thoái.

3. Vàng

Điểm mạnh của vàng là khả năng bảo vệ trong rất nhiều sự kiện rủi ro lớn. Lịch sử cho thấy, vàng có mối tương quan âm mạnh mẽ so với thị trường chứng khoán và đem lại lợi nhuận cao trong các điều kiện cả điều kiện lạm phát thấp và lạm phát cao.

Hình 3. Mối quan hệ giữa Vàng, S&P500 và Lạm Phát – Nguồn: ReutersTop 3 tài sản được coi là nơi trú ẩn an toàn-1

Vàng tạo nên sự ổn định của danh mục trong các điều kiện thị trường khác nhau là do các nguyên nhân chủ yếu:

  • Nhà đầu tư cần phương tiện để cất giữ giá trị: vàng, cũng như các loại hàng hóa khác, tăng giá đồng thời cùng lạm phát, vì vậy, có thể giữ được giá trị thực của nó.
  • Nhu cầu giữ vàng, thay thế một phần cho USD, để tăng dự trữ quốc gia ngày càng cao
  • Vàng thường tăng giá khi lợi nhuận từ việc đầu tư vào các loại tài sản khác (như trái phiếu, chứng khoán) giảm sút.

Kết luận:

Sau khi phân tích các điểm mạnh – yếu của từng loại tài sản an toàn, có thể thấy rằng, trong bối cảnh hiện tại, vàng đang có ưu thế vượt trội hơn so với các tài sản an toàn khác. Đặc biệt khi xét đến các lý do: (1) các ngân hàng trung ương vẫn duy trì mức lãi suất thấp và âm, chi phí cơ hội của việc đầu tư vàng ngày càng thấp; (2) chứng khoán đang có rủi ro khá cao; (3) lợi suất trái phiếu chính phủ liên tục tạo đáy, nhu cầu tìm đến các tài sản đầu tư khác là tất yếu. Theo tôi, đây cũng chính là lý do cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của Vàng trong thời gian vừa qua và sẽ còn kéo dài trong năm 2020.

THAM GIA LỚP HỌC FOREX MIỄN PHÍ : TẠI ĐÂY

Tham khảo thêm nhiều phân tích khác dành cho các thành viên VIP của blog ngoại hối : TẠI ĐÂY

Mời các bạn tham gia Kênh Telegram của blog ngoại hối để nhận tin nóng sớm nhất.

>> https://t.me/blogngoaihoi <<

Bình luận của bạn

Please enter your comment!
Please enter your name here