Tổng quan QE – Quantitavive Easing .
Tổng quan QE – Quantitavive Easing- Nới lỏng định lượng (QE) là gì?
Nới lỏng định lượng ( Quantitavive Easing = QE) là tiến hành in thêm tiền nhằm mua trái phiếu chính phủ hoặc chứng khoán, góp phần bơm thêm tiền cho nền kinh tế với mục đích :
– Tăng lượng lưu thông tiền tệ ( tăng thanh khoản).
– Kích thích đầu tư và chi tiêu, đối phó với khủng khoảng.
– Cân đối ngân sách.
– Giải quyết tạm thời vấn đề nợ công.
Tuy nhiên lượng tiền tràn ngập là nguyên nhân khiến lạ phát tăng cao và đồng tiền mất giá trị. Ngoài ra, chưa chắc các ngân hàng thương mại sẽ tích cực cho vay như mong đợi.
QE được thực hiện khi nào?
Ngân hàng trung ưng( NHTW) có xu hướng giảm lãi suất thấp để khuyến khích khách hàng vay tiền và kích thích chi tiêu. Tuy nhiên, khi lãi suất về đến giới hạn 0% thì không thể giảm thêm được nữa, vì vậy NHTW cần tung ra gói nới lỏng định lượng QE.
Tính đến thời điểm hiện tại, cục dữ trữ liên bang mỹ (FED) đã thực hiện 3 gói QE sau :
QE1 = 1.700 tỷ USD( tháng 12/2008)
Được thực hiện cuối năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính đang trong giai đoạn căng thẳng nhất. FED đã hạ lãi suất đồng USD về 0-0,25% đồng thời chi khoảng 1.700 tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu nợ địa ốc.
QE2 = 600 tỷ USD ( Tháng 8/2010)
Ngày 3/11/2010 FED quyết định bơm thêm 600 tỷ USD cho chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 2 gọi tắt là QE2 để mua trái phiếu chính phủ dài hạn từ 2-10 năm trong thời gian từ 8/2010 đến hết tháng 6/2011.
QE3 = 40 tỷ USD/ tháng ( tháng 9/2012)
Ngày 14/9/2012 FED quyết định bơm thêm 40 tỷ USD mỗi tháng thông qua việc mua các chứng khoán thế chấp ( Mortgage- backed securities – M.B.S). Kể từ khi bắt đầu được áp dụng vào cuối năm 2012 đến nay, Fed đã mua vào 1.6 ngàn tỷ USD chứng khoán theo chương trình QE3 nhằm duy trì lãi suất ở mức thấp và kích thích nền kinh tế.
Các giai đoạn của QE.
NHTW ==> Bộ tài chính ==> Ngân hàng ==> Doanh nghiệp ==> Thị trường hàng hoá ( quốc gia mới nổi)
1. Bộ tài chính mỹ bán đấu giá trái phiếu chính phủ cho cục dự trữ liên bang mỹ (FED).
2. FED nhận trái phiếu và chuyển tiền cho bộ tài chính.
3. Bộ tài chính dùng số tiền này mua cổ phiểu của các ngân hàng, giúp thanh khoản của ngân hàng tăng lên.
4. Ngân hàng sẽ nhận được lượng tiền mặt ( vốn khả dụng) dồi dào phục vụ kinh doanh.
Tác động của QE.
Tuy không nói ra, nhưng có thể hiểu rằng QE sẽ giúp mỹ phân tán khó khăn của mình cho các nước khác gánh bớt. Lý do vì USD là đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế mà cả thế giới đều sử dụng. Vì vậy khi USD được bơm ra ào ạt, tất cả các nước đều phải chịu ảnh hưởng từ việc đồng USD liên tục bị mất giá, và đối mặt với các bong bóng tài sản chứa đầy nguy cơ.
Nỗi lo USD mất giá khiến giới đầu tư thi nhau bán tháo cổ phiếu lấy USD mua ngay hàng hoá. Vì vậy thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, ngược lại giá vàng, dầu, kim loại quý, đường, ngũ cốc, cafe… tăng mạnh, gây ra lạm phát cho cả thế giới. Trong bối cảnh đó, hầu hết các nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, điều chỉnh tỷ giá để đối phó với lạm phát.
Lịch sử hình thành QE.
Vào năm 2001 tại nhật bản, lãi suất đã được cắt giảm về mức tối đa 0%, vì vậy ngân hàng trung ương nhật bản (BOJ) mạo hiểm khởi đầu khái niệm “ nới lỏng định lượng” nhằm chống giảm phát và tăng thêm lượng cung tiền cho nền kinh tế.
Nới lỏng định lượng chỉ được áp dụng duy nhất một lần ở nhật bản – Đất nước hiếm hoi đối mặt với tình trạng giảm phát, trong khi các quốc gia khác đều phải vật lộn với lạm phát triền miên. Giảm phát xảy ra khi người dân hạn chế tiêu đến mức các Shop phải liên tục giảm giá bán để câu khách.
Trong năm đầu tiên thực hiện QE tỷ giá USD/JPY tăng 18,5%, nghĩa là đồng yên rẻ hơn và USD đắt hơn. Chỉ số Nikkei cũng mất 28% giá trị. Từ năm 2002 trở đi, khi kinh tế nhật bắt đầu ổn dịnh và tỷ giá USD/JPY quay đầu giảm đi 22%.