Tìm hiểu về lãi suất.

0
1446

Trade with Top Brokers

Tìm hiểu về lãi suất

Tìm hiểu về lãi suất- Đồng tiền của mỗi Quốc gia đều có LÃI SUẤT mặc nhiên của nó, thường là do Ngân hàng trung ương của quốc gia đó ấn định.

Tìm hiểu về lãi suất
Lãi suất các NHTW

Đối với đồng USD, lãi suất là do Hội đồng Thị trường mở Liên bang của Hoa kỳ ấn định (viết tắc là FOMC – Federal Open Market Committee), trong khi đó lãi suất đồng Euro là do Ngân hàng trung ương Châu âu ấn định (ECB – European Central Bank), Ngân hàng trung ương Anh (BOE – Bank of England) sẽ ấn định lãi suất đồng bảng anh – GBP.

Tại sao lãi suất thay đổi?

Mỗi đồng tiền đều có mức lãi suất riêng của mình, thực hiện như là một phong vũ biểu đo lường mức độ MẠNH – YẾU của nền kinh tế nước đó.

Khi nền kinh tế của một quốc gia nào đó mạnh lên, giá cả thường có khuynh hướng tăng, đơn giản là khi đó người tiêu dùng sẵn sang sử dụng hầu bao của mình để mua sắm nhiều hơn. Người tiêu dùng một khi có thể làm ra tiền, họ càng có khuynh hướng chi tiêu nhiều, đi du lịch nhiều hơn…và do đó hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế càng được tiêu thụ và sử dụng nhiều hơn. Hay nói cách khác, khi lượng tiền bỏ ra càng nhiều để chi tiêu và sử dụng cùng một lượng hàng hóa, ắt sẽ dẫn đến việc tăng giá hàng hóa là lẽ đương nhiên.

Trong khi đó, giá tăng đồng nghĩa với LẠM PHÁT – là yếu tố quan trọng khiến tất cả các Ngân hàng trung ương đều phải theo dõi chặt chẽ. Nếu lạm phát được phép thả nổi không kiểm soát, lúc đó đồng tiền sẽ ngày càng mất giá, lúc đó những hàng hóa tiêu dùng thông thường sẽ tăng giá chóng mặt…biết đâu đến một ngày nào đó, bó rau muống có mức giá chóng mặt…lên đến hàng trăm ngàn/bó!?

exness banner dang ky optimized

Điều này khó có thể xảy ra, nhưng đó là viễn cảnh thực tế hoàn toàn đúng đối với những quốc gia có mức lạm phát cao. Để ngăn chặn điều này trước khi nó xảy ra, lập tức các Ngân hàng trung ương sẽ vào cuộc, bằng biện pháp tăng lãi suất nhằm ngăn chặn áp lực lạm phát trước khi lạm phát vượt ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ. Lạm phát thường hầu như là khó có thể ngăn chặn một khi nó xảy ra, vì vậy đó là ưu tiên số một của các Ngân hàng trung ương, như là mối nguy hiểm đáng gờm nhất mà Ngân hàng trung ương cần phải quan tâm chống chọi lại lạm phát.

Lãi suất càng cao, khiến lãi suất cho vay càng cao, từ đó khiến cho chi phí sản xuất tang, chi phí mua sắm tiêu dùng, nhà cửa…cao hơn, có nghĩa người tiêu dùng phải gánh thêm một khoản chi phí cao hơn bình thường. Qua đó, cũng khiến các công ty, doanh nghiệp khó khăn hơn, không mở rộng sản xuất, kinh doanh co cụm lại, vì chi phí vay quá cao.(hồi tưởng lại giai đoạn từ năm 2008..chúng ta sẽ thấy vấn đề này rất rõ).

Hệ quả là khi lãi suất tăng cao, nền kinh tế sẽ suy thoái…cho đến lúc nào đó Ngân hàng Trung ương sẽ một lần nữa lại vào cuộc…bắt đầu giảm lãi suất nhằm mục đích kích thích nền kinh tế phát triển và mở rộng….và cứ thế chu kỳ này được tiếp tục & lặp đi lặp lại. Vừa cố gắng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời cùng lúc giữ lạm phát ở mức thấp…là động thái và là công việc hết sức khó khan, đòi hỏi sự khôn ngoan và tinh tế đối với các Ngân hàng trung ương.

Đối với thế giới, đồng USD có sức ảnh hưởng rất lớn…đó cũng chính là lý do những cuộc họp FOMC…đối với FED là cực kỳ quan trọng.

Nếu bài viết này giúp ích! Bạn có thể like hoặc share như một sự giúp đỡ quý giá. Ngoài ra các bạn có thể đăng ký thành viên VIP, mở tài khoản giao dịch forex, hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn forex hay hợp tác đầu tư với blogngoaihoi.com. Cảm ơn tới tất cả các bạn!