Tìm hiểu tín hiệu Phân kỳ (Divergence) trong giao dịch Forex

0
1055

Trade with Top Brokers

Tìm hiểu tín hiệu Phân kỳ (Divergence) trong giao dịch Forex.

Tìm hiểu tín hiệu Phân kỳ (Divergence) trong giao dịch Forex- Phân kỳ là sự diễn biến không cùng xu hướng giữa giá của hàng hóa trên thị trường với các chỉ báo giao động tương ứng theo thời gian của nó.

Cụ thể, khi bạn sử dụng các đường thẳng để nối các đáy (hoặc đỉnh) của đường giá lại và sử dụng một đường thẳng khác để nối các đáy (hoặc đỉnh) của một chỉ báo nào đó, bạn sẽ thấy các đường thẳng này không có cùng hướng theo thời gian, mà nó ngược hướng nhau (cái đi lên, cái đi xuống). Mẫu hình đó được gọi là phân kỳ.

Định nghĩa về phân kỳ trong trading

Phân kỳ (Divergence) là một trong những tín hiệu mạnh mẽ trong giao dịch forex, giao dịch tiền ảo hay giao dịch chứng khoán. Phân kỳ trong trading là một trong những chiến thuật yêu thích của những trader hàng đầu trên thế giới. Phân kỳ được hiểu một cách đơn giản là sự dịch chuyển trái chiều giữa hướng của đường giá và hướng của đường chỉ báo giao động (như chỉ báo RSI, chỉ báo MACD, …). Hướng ở đây được xác định bằng các đỉnh và đáy. Khi vẽ 2 đường này lên đồ thị thì chúng ta sẽ thấy 2 đường này có xu hướng hội tụ (cắt nhau) trong tương lai.

Ví dụ cụ thể về sự dịch chuyển ngược hướng: khi giá tạo 1 đáy cao hơn nhưng chỉ báo dao động lại tạo 1 đáy thấp hơn, ta gọi đó là phân kỳ. Ta áp dụng các tín hiệu phân kỳ này để giao dịch tiếp diễn một xu hướng hoặc đảo chiều xu hướng.

Trong phạm vi bài viết này mình sẽ lấy ví dụ về các loại phân kỳ RSI để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách giao dịch theo phương pháp này.

Có bao nhiêu loại phân kỳ ?

Hiện tại chúng ta có 2 loại phân kỳ trong trading: phân kỳ thường (regular divergence hay classic divergence) và phân kỳ ẩn (hidden divergence). Phân kỳ thường dùng để phát hiện sự đảo chiều của xu hướng; và phân kỳ ẩn dùng để phát hiện sự tiếp diễn của xu hướng. Như vậy với 2 loại phân kỳ trong trading (phân kỳ thường và phân kỳ ẩn) và 2 xu hướng chính (xu hướng tăng và xu hướng giảm) chúng ta sẽ có 4 chiến lược giao dịch với phân kỳ.

Ở những ví dụ về phần kỳ trong trading dưới đây chúng ta sẽ lấy chỉ báo giao động RSI để so sánh với giá.

1. Phân kỳ thường tăng giá (bullish divergence):

Phân kỳ thường tăng giá xuất hiện trong một xu hướng giảm khi giá tạo lên những đáy thấp dần (đáy sau thấp hơn đáy trước – Lower Lows), nhưng RSI lại tạo đáy cao hơn (Higher Lows).

Tìm hiểu tín hiệu Phân kỳ (Divergence) trong giao dịch Forex

Phân kỳ tăng giá

Việc RSI tạo đáy cao hơn cho thấy động lượng (momentum) giảm giá đã yếu đi nhiều (RSI là 1 chỉ báo động lượng cực kỳ tốt). Như vậy ta có căn cứ để kỳ vọng vào 1 sự đảo chiều từ giảm sang tăng. Phân kỳ thường tăng giá để giao dịch đảo chiều xu hướng, nhưng chỉ là tín hiệu khởi đầu, chúng ta cần phải có 1 tín hiệu khác để kích hoạt lệnh mua.

2. Phân kỳ thường giảm giá (bearish divergence)

Ngược lại với phân kỳ tăng giá, phân kỳ giảm giá xuất hiện tại một xu hướng tăng, tại đó giá liên tục tạo các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (Higher Highs). Tuy nhiên chỉ báo RSI lại đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (Lower Highs).

phan ky thuong giam gia optimized

Phân kỳ giảm giá

Bản chất của vấn đề ở đây là tín hiệu này đang cho thấy động lượng tăng đã yếu nhiều, chờ 1 sự đảo chiều sang giảm. Chúng ta sử dụng tín hiệu này như một chiến lược để giao dịch đổi chiều xu hướng, cụ thể ở đây là từ tăng sang giảm. Tuy nhiên chúng ta nên chờ thêm tín hiệu khác để vào lệnh.

3. Phân kỳ ẩn tăng giá (hidden bullish divergence) – phân kỳ tiếp diễn xu hướng tăng

Phân kỳ ẩn tăng giá (hay còn gọi là phân kỳ tiếp diễn xu hướng tăng) xuất hiện khi giá tạo đáy cao hơn trong xu hướng tăng (Higher Lows), nhưng RSI lại tạo đáy thấp hơn (Lower Lows).

phan ky an tang gia optimized

Phân kỳ tiếp diễn tăng giá

Đây là tín hiệu cho thấy giá sẽ tiếp diễn xu hướng tăng này. Tín hiệu Phân kỳ kín tăng giá thường có thể được vào ngay, vì có xác suất cao hơn Phân kỳ thường. Cơ bản ta đang giao dịch thuận xu hướng nên xác suất sẽ tốt hơn. Chúng ta có thể kết hợp với các mô hình nến để tăng xác suất thắng cho setup này.

4. Phân kỳ kín giảm giá (hidden bearish divergence) – phân kỳ tiếp diễn xu hướng giảm

Phân kỳ ẩn giảm giá xuất hiện trong một xu hướng giảm khi giá tạo đỉnh thấp hơn (Lower Highs) nhưng RSI tạo đỉnh cao hơn (Higher Highs).

Phân kỳ kín giảm giá là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm sẽ có khả năng tiếp diễn. Ta có thể kết hợp thêm tín hiệu bán từ mô hình nến để vào lệnh xác suất cao hơn.

phan ky an giam gia optimized

Phân kỳ tiếp diễn giảm giá

Ví dụ trên cho thấy mô hình vai đầu vai kết hợp với tín hiệu Phân kỳ kín giảm giá, một lệnh sell là hoàn hảo.

Có nên sử dụng phân kỳ trong trading không ?

Phân kỳ là một trong tín hiệu quan trọng trong giao dịch theo xu hướng, chúng ta nên kết hợp sử dụng phân kỳ với các mô hình giá, mô hình nến để tăng xác suất thắng mỗi lần vào lệnh. Không nên quá lạm dụng phân kỳ trong trading để tránh những thua lỗ không đáng có.

exness banner optimized

Hướng dẫn giao dịch theo phân kỳ

Như đã nói ở trên, các chỉ báo giao động có tác dụng biểu diễn xung lực, sức mạnh của giá theo thời gian. Vì vậy nhìn vào xu hướng của các chỉ báo đó người ta dự đoán hướng đi của giá trong giai đoạn tiếp theo rõ ràng hơn. Các chỉ báo có tác dụng như một thấu kính, nhìn sâu vào cấu trúc bên trong giá và các thành phần của nó (High, Low, Close, Volume) để phân tích và dự báo được rõ ràng hơn.

  • Nếu xu hướng của các chỉ báo đi xuống  thì nó củng cố cho sức mạnh đi xuống của giá. Trong trường hợp này, nếu giá đang đi lên thì nhiều khá năng nó sẽ đi xuống trong thời gian tới. Ngược lại nếu giá đang đi xuống thì nhiều khả năng nó vẫn sẽ tiếp tục đi xuống.
  • Nếu xu hướng của các chỉ báo đi lên thì nó củng cố cho sức mạnh đi lên của giá. Tương tự như trên, bạn biết phải hiểu như thế nào rồi đấy.

Để hình dung và hiểu một cách đơn giản nhất thì bạn hãy nhìn vào các đồ thị giá phía trên sẽ thấy rõ.

Mẹo : để đỡ bị nhầm 4 loại phân kỳ bạn có thể phân ra 2 kiểu là tăng giá và giảm giá. Trong kiểu giảm giá bạn dùng đỉnh của giá và đỉnh RSI để xác định là phân kỳ thường hay phần kỳ ẩn. Nếu giá tạo đỉnh cao hơn , RSI tạo đỉnh thấp hơn thì là phân kỳ thường (đảo chiều tăng sang giảm), nếu giá tạo đỉnh thấp hơn mà RSI tạo đỉnh cao hơn thì là phân kỳ ẩn (tiếp diễn xu hướng giảm). Cả 2 đều là giảm giá

Ngược lại với kiểu tăng giá ta dùng đáy của giá và đáy của RSI để xác định Phân kỳ thường hay Phân kỳ ẩn. Giá tạo đáy thấp hơn , RSI tạo đáy cao hơn (PK thường – đảo chiều giảm sang tăng). Giá tạo đáy cao hơn , RSI tạo đáy thấp hơn (PK ẩn – tiếp diễn tăng)

Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!

Cảnh báo 

Giao dịch Forex sử dụng đòn bẩy có rủi ro về vốn. 

Trước khi tham gia Thị trường tài chính bạn cần tìm hiểu kỹ về bản chất của thị trường,rất nhiều nhà Đầu tư  vì không có kiến thức về thị trường này dẫn đến thua lỗ mất mát  hoặc lừa đảo không đáng có.

Liên hệ hỗ trợ

    Đoàn Cường

  • Hotline/Zalo/Telegram: 0988 628 995
  • Email: hotro@blogngoaihoi.net

Bình luận của bạn

Please enter your comment!
Please enter your name here