Tìm hiểu phương pháp Volume Spread Analysis -VSA

0
1528

Trade with Top Brokers

Tìm hiểu phương pháp Volume Spread Analysis -VSA.

Hầu hết các nhà giao dịch đều quen thuộc với phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, và thường sử dụng một trong hai phương pháp này để phân tích thị trường ngoại hối. Thế nhưng, có một cách thứ ba để tiếp cận thị trường này được kết hợp từ hai phương pháp trên, đó là Volume Spread Analysis – hay còn gọi là phương pháp VSA. Vậy phương pháp Volume Spread Analysis- VSA là gì? Những mô hình cơ bản và nguyên lý hoạt động của phương pháp VSA là gì ? Cùng blog ngoại hối tìm hiểu toàn tập trong bài viết sau.

VSA (Volume Spread Analysis) là gì?

VSA (Volume Spread Analysis) là phương pháp dựa trên mối quan hệ cung cầu cổ phiếu để phân tích biến động và dự đoán xu hướng của thị trường. Công cụ của phương pháp VSA chủ yếu bao gồm đồ thị giá và khối lượng giao dịch (volume).

Lý thuyết phương pháp VSA cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường là do ảnh hưởng từ động thái của các nhà giao dịch chuyên nghiệp cũng như các “ông lớn” trên thị trường.

exness banner 468 optimized

Động thái này được thể hiện rõ nét trên biểu đồ và phương pháp phân tích VSA có thể xác định mối quan hệ cung – cầu thông qua những động thái đó dựa vào 3 biến số trên biểu đồ sau:

  • Volume: Khối lượng của một phiên giao dịch.
  • Spread: Mức chênh lệch giá hoặc phạm vi của phiên giao dịch.
  • Close: Giá đóng cửa của phiên giao dịch.

Tìm hiểu phương pháp Volume Spread Analysis
Volume Spread Analysis (VSA) – Phân tích Khối lượng Chênh lệch giá (Nguồn: Internet)

Lịch sử ra đời của phương pháp VSA

Phương pháp VSA được ra đời dựa trên nền tảng lý thuyết của phương pháp Wyckoff. Trong những năm 1960 – 1970, Tom Williams đã dựa trên phương pháp của Wyckoff để tiếp tục phát triển và tối ưu hơn nữa. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chênh lệch giá (giữa giá đóng cửa và mở cửa), kết hợp với khối lượng giao dịch để phát triển phương pháp theo quan điểm của riêng mình.

Năm 1993, Tom Williams phát hành tác phẩm của mình ra công chúng có tên gọi là Master of Market. Song song cũng phát triển một chương trình giao dịch máy tính với phương pháp Wyckoff Volume Spread Analysis như ngày nay.

Trong nghiên cứu ông cho rằng: “Thị trường không vận động một cách ngẫu nhiên như nhiều nhà giao dịch vẫn nghĩ, họ không thực sự hiểu bản chất vận động của thị trường nên giao dịch theo tâm lý đám đông”. Và “Nếu bạn hiểu được mối quan hệ cung cầu từ đồ thị giá, bạn sẽ có lợi thế hơn so với đám đông không am hiểu về thị trường, và bạn có thể giao dịch một cách hài hòa cùng với dòng tiền thông minh”.

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-2
Phương pháp VSA được ra đời dựa trên lý thuyết của phương pháp Wyckoff (Nguồn: Internet)

So sánh phương pháp VSA và VPA trong Forex

VSA và VPA đều là phương pháp nhận diện dòng tiền thông minh bằng cách kết hợp hành động giá (Price Action) với Volume (Khối lượng), được các nhà giao dịch nghiên cứu dựa trên lý thuyết Wycoff.

VSA (Volume Spread Analysis) là phương pháp tìm cách thiết lập nguyên nhân của biến động giá. Nguyên nhân ở đây chính là sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường, được tạo ra bởi hoạt động của những nhà giao dịch chuyên nghiệp.

Còn VPA (Volume Price Analysis) là phương pháp hành động giá hiệu quả, phân tích thị trường dựa trên biểu đồ giá, biểu đồ nến, chu kỳ thị trường và khối lượng giao dịch. Từ đó nhận diện hành động của dòng tiền và các nhà giao dịch, giúp trader đi theo dòng chảy của thị trường.

Các thành phần của phương pháp VSA

Để xác định mối tương quan giữa cung và cầu và đưa ra được nhận định về xu hướng ngắn hạn có thể xảy ra, VSA kiểm tra sự tương tác giữa 3 yếu tố sau:

  • Khối lượng giao dịch (volume);
  • Chênh lệch giá (spread);
  • Giá đóng cửa (the close).

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-3
Các thành phần của phương pháp VSA (Nguồn: Internet)

Khối lượng giao dịch (Volume)

Trong giao dịch, khối lượng luôn đi song song với các biến động của giá. Bởi vì giá biến động khi có sự giao dịch diễn ra, đồng nghĩa với khối lượng giao dịch tăng lên. Từ đó, việc kết hợp phân tích khối lượng cùng diễn biến của giá giúp chúng ta xác định trạng thái của thị trường cũng như sức mạnh của phe mua và phe bán.

Trên thực tế, khối lượng không diễn biến một cách ngẫu nhiên trong thị trường mà hoạt động theo chu kỳ. Các bạn hãy tưởng tượng mô hình khối lượng sẽ giống như hình ảnh của các ngọn núi nối tiếp nhau, chúng trải qua một vòng tuần hoàn: tăng lên – đạt đỉnh – giảm xuống.

Chu kỳ của khối lượng được chia thành bốn loại như sau:

  • Khối lượng trung bình;
  • Khối lượng dưới mức trung bình;
  • Khối lượng lớn;
  • Khối lượng cực lớn.

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-4
Mô hình ngọn núi của khối lượng giao dịch (Nguồn: Internet)

Cách dễ nhất để xác định khối lượng trung bình là các bạn sẽ dùng một đường trung bình động (MA) 20 của chỉ báo khối lượng, hoặc có thể ước chứng điểm giữa của “mô hình ngọn núi”. Từ khối lượng trung bình, ta sẽ phân biệt các loại khối lượng trên:

  • Khối lượng trên trung bình là các phiên có khối lượng lớn hơn mức trung bình, nhưng thấp hơn các “đỉnh núi” cao nhất.
  • Ngược lại, khối lượng dưới trung bình là toàn bộ các thanh khối lượng dưới mức trung bình.
  • Khối lượng cao: là thanh khối lượng ở “đỉnh núi”, có chiều cao ngang bằng với các đỉnh xung quanh.
  • Khối lượng rất cao: là một đỉnh núi cao vọt hẳn lên so với các đỉnh núi xung quanh nó.

Có 2 mức khối lượng mà trader cần quan tâm khi sử dụng phương pháp VSA, đó là:

  • Khối lượng trên mức trung bình: Là mức khối lượng cao hơn so với khối lượng trung bình (mức trung bình  thường là đường MA20 của Volume) nhưng vẫn thấp hơn đỉnh trước đó.
  • Khối lượng giao dịch cực cao: Là đỉnh cao nhất trong khoảng thời gian đang xem xét, cao hơn so với đỉnh được lập trước đó.

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-5
Các mức khối lượng giao dịch trong phương pháp VSA (Nguồn: Internet)

Lưu ý: Màu sắc xanh hay đỏ chỉ biểu hiện cho việc phiên đó giá tăng hay giá giảm, còn khối lượng tăng hay giảm phải dựa vào chiều dài của thanh khối lượng để nhận biết, không  dựa vào màu sắc để phán đoán.

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-6
Màu của khối lượng không thể hiện sự biến động của khối lượng (Nguồn: Internet)

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-7
Màu của thanh khối lượng thể hiện giá trong phiên đó tăng hay giảm (Nguồn: Internet)

Chênh lệch giá (Spread)

Spread ở đây là thông số về phạm vi giữa mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất của một cây nến.

Lưu ý: Spread ở đây không phải chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask chúng ta vẫn thường dùng.

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-8
Spread là phạm vi biến động giá của phiên giao dịch (Nguồn: Internet)

Giá đóng cửa (Close)

Giá đóng cửa là mức giá cuối cùng của cây nến vào thời điểm đóng cửa một phiên giao dịch trong ngày. Giá đóng cửa có thể ở bất kỳ vị trí nào so với cây nến và nó là tín hiệu quan trọng để phân tích thị trường.

Mối tương quan giữa 3 thành phần của VSA

Dưới đây là một vài ví dụ về mối tương quan giữa ba yếu tố trong phương pháp VSA: volume (khối lượng), spread (chênh lệch giá) và close (giá đóng cửa):

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-9
Spread lớn và tương quan với khối lượng (Nguồn: Internet)

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-10
Spread nhỏ và mối tương quan với khối lượng (Nguồn: Internet)

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-11
Cùng một spread nhưng khối lượng khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau (Nguồn: Internet)

Các giai đoạn trong thị trường theo VSA

Trong lý thuyết về phương pháp của mình, Wyckoff đã đề cập đến việc thị trường tuần hoàn trong một chu kỳ gồm 4 giai đoạn: Tích lũy, Tăng trưởng, Phân phối và Suy thoái.

Và trọng tâm của phương pháp VSA là chúng ta phân tích thị trường ở các chu kỳ tích lũy và phân phối. Hai chu kỳ này lại được chia làm 4 giai đoạn nhỏ, bên dưới là 4 giai đoạn của chu kỳ tích lũy (trước khi bước vào xu hướng tăng), ở chu kỳ phân phối (trước khi vào xu hướng giảm) thì 4 giai đoạn này diễn ra tương tự nhưng theo chiều ngược lại:

  • Giai đoạn A: Kết thúc xu hướng giảm trước đó.
  • Giai đoạn B: Xây dựng các nguyên nhân (tích lũy).
  • Giai đoạn C: Kiểm tra và xác nhận (kiểm tra nguồn cung sau khi tích lũy).
  • Giai đoạn D: Xu hướng tăng xuất hiện, giá phá ra khỏi phạm vi tích lũy.

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-12
Cấu trúc thị trường trong phương pháp VSA (Nguồn: Internet)

Các bạn trader có thể hiểu cơ bản về cách vận động của giá qua mô hình này, còn nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, các bạn cần phải học thành thạo phương pháp Wyckoff trước.

THAM KHẢO THÊM : Phương pháp Wyckoff

Cách giao dịch với phương pháp VSA

Trên thực tế, có rất nhiều vấn đề xung quanh, khía cạnh và cách xử lý phương pháp VSA này. Nhưng dưới đây, blog ngoại hối sẽ chỉ giới thiệu đến các bạn 2 ứng dụng chính của phương pháp VSA, đó là SOW (Sign Of Weakness) – Dấu hiệu giảm giá và SOS (Sign Of Strength) – Dấu hiệu tăng.

Sign Of Weakness – Dấu hiệu giảm giá (Cung > Cầu)

Dấu hiệu giảm giá xảy ra khi nhu cầu dần chạm đáy sau một đợt tăng giá kéo dài. Người mua ít đi, “phe” mua bắt đầu chốt lời và nguồn cung tăng lên do nhiều người bán bắt đầu gia nhập thị trường.

Dấu hiệu Giảm giá là Cung > Cầu.

Trong 4 giai đoạn của chu kỳ giá: Tích lũy, Giá lên, Phân phối và Giá xuống thì Sign Of Weakness xuất hiện ở giai đoạn Giá xuống: khi cung nhiều hơn cầu, sau giai đoạn phân phối và tái phân phối.

Các mẫu hình chênh lệch giá – khối lượng của Dấu hiệu giảm giá (SOW):

UpThrust – Lực đẩy lên

Mô hình UpThrust bao gồm một nến pin bar đảo chiều giảm với thân cực kỳ nhỏ và khối lượng siêu cao hoặc cao trung bình.

VSA nói rằng nếu không có gì bất thường, thì phần thân nến nhỏ có nghĩa là khối lượng phải nhỏ. Do sự bất thường giữa chênh lệch giá và khối lượng trong mô hình này cho thấy cung cao hơn cầu, nên giá dự báo ​​sẽ giảm trong tương lai gần.

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-13
Mô hình UpThrust – Lực đẩy lên (Nguồn: Internet)

Buying Climax – Cao trào Mua

Mẫu hình Buying Climax gồm 1 cây nến tăng có những đặc điểm sau:

  • Thân nến dài hoặc chênh lệch giá spread lớn;
  • Giá đóng cửa tạo đỉnh so mức giá cao nhất trước đó;
  • Bóng nến trên dài tương đối cho thấy thị trường từ chối giá lên;
  • Khối lượng siêu cao hoặc cao trên trung bình.

Tuy nhiên, mẫu hình Buying Climax chỉ đúng khi xu hướng tăng đã được xác định rõ ràng trước đó. Trường hợp này nghĩa là một xu hướng tăng đã hình thành một thời gian trước khi Buying Climax xuất hiện. Ngoài ra, khối lượng giao dịch phải ngày càng tăng về phiên xảy ra mẫu hình Buying Climax.

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-14
Mô hình Buying Climax – Cao trào Mua

No Demand Bar – Nến không có nhu cầu mua

Mẫu hình No Demand Bar (nến không có nhu cầu mua) gồm 1 thanh nến tăng có thân nến nhỏ hoặc chênh lệch giá spread thấp và khối lượng giao dịch thấp hơn khoảng 2 phiên trước đó.

No Demand Bar thường xuất hiện trong xu hướng giảm. Mẫu nến này cho thấy sự thiếu hụt nguồn cầu và thị trường có thể sẽ tiếp tục xu hướng giảm.

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-15
Mô hình No Demand Bar – Nến không có nhu cầu mua (Nguồn: Internet)

Sign Of Strength – Dấu hiệu Tăng giá (Cung < Cầu)

Dấu hiệu tăng giá (Sign of Strength) xảy ra trong tình trạng nguồn cung cạn kiệt sau một đợt giảm giá kéo dài và người mua lúc này xác định được mức giá hợp lý và nhảy vào thị trường gây ra sự mất cân bằng cung – cầu làm cho giá có thể tăng trong tương lai.

Dấu hiệu Tăng giá là Cung < Cầu

Trong 4 giai đoạn của chu kỳ giá: Tích lũy, Giá lên, Phân phối và Giá xuống thì Dấu hiệu tăng giá xuất hiện ở giai đoạn Giá lên: khi cầu nhiều hơn cung, sau giai đoạn tích lũy và tái tích lũy.

Các mẫu hình chênh lệch giá – khối lượng của Sign Of Strength:

DownThrust – Lực đẩy xuống

Ngược lại với Upthrust, mẫu hình Down Thrust gồm một nến Pin bar đảo chiều tăng và đi kèm là khối lượng siêu cao hoặc cao hơn trung bình.

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-16
Mô hình DownThrust – Lực đẩy xuống (Nguồn: Internet)

Selling Climax – Cao trào bán

Mẫu hình Selling Climax gồm một nến giảm có các đặc điểm sau:

  • Thân nến dài hoặc chênh lệch spread lớn;
  • Giá đóng cửa thấp hơn đáy gần nhất trước đó;
  • Râu nến dưới dài đáng kể cho thấy thị trường từ chối giá xuống;
  • Khối lượng siêu cao hoặc cao trên trung bình.

Tương tự Buying Climax, Selling Climax phải xuất hiện sau một xu hướng giảm rõ ràng trước đó và xu hướng này tăng tốc dần về cuối với khối lượng siêu cao.

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-17
Mẫu hình Selling Climax – Cao trào bán

No Supply Bar – Nến không có nguồn cung

Mẫu hình No Supply Bar gồm 1 nến giảm có thân nến ngắn hoặc chênh lệch giá thấp và khối lượng thấp hơn ít nhất 2 phiên trước đó. 

Mẫu hình No Supply Bar thường xuất hiện xong một xu hướng tăng, cho thấy tín hiệu tiếp tục xu hướng tăng vì cầu ở giai đoạn này thể hiện sự áp đảo.

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-18
Mô hình No Supply Bar – Nến không có nguồn cung (Nguồn: Internet)

Nguyên lý hoạt động của phương pháp VSA

Nếu mối quan hệ cung – cầu được cân bằng thì sẽ có sự xác nhận giữa chênh lệch giá và khối lượng. Ngược lại, nếu có sự bất thường thì thị trường đang rơi vào trạng thái mất cân bằng cung – cầu. Lúc này, giá sẽ di chuyển đi lên hoặc xuống, tùy thuộc vào nguồn cung hay cầu lớn hơn.

  • Sự xác nhận: Là khi khối lượng cây nến đồng nhất với chênh lệch giá. Cụ thể, thân nến cao khi chênh lệch giá lớn thì khối lượng cũng lớn. Ngược lai, thân nến thấp khi chênh lệch giá nhỏ, lúc này khối lượng cũng nhỏ.
  • Sự bất thường: Là khi sự xác nhận giữa khối lượng và chên lệch giá không xảy ra, nghĩa là thân nến to nhưng khối lượng nhỏ và thân nến thấp nhưng khối lượng lớn. Sự bất thường này xảy ra cho thấy mối quan hệ cung – cầu đang bị mất cân đối. Từ đó tạo ra dấu hiệu tăng giá (SOS) và dấu hiệu giảm giá (SOW).

exness banner 16 optimized

Tại sao phương pháp VSA có thể hoạt động tốt và tốt hơn các phương pháp phân tích khác?

Mục tiêu cốt lõi của phương pháp VSA là nghiên cứu mối quan hệ giữa khối lượng và chênh lệch giá, để xác định nguyên nhân chuyển động của thị trường. Hiểu rõ nguyên nhân này, trader có thể dễ dàng nắm bắt xu hướng giá trong tương lai.

VSA tập trung theo dõi hoạt động của những nhà khai thác chuyên nghiệp hay nói đúng hơn là sự dịch chuyển của dòng tiền thông minh. Họ là những cá nhân, tổ chức có khối tài sản khổng lồ, có thể di chuyển thị trường đi theo hướng mình muốn. Và chính vì lý do này mà những trader nhỏ lẻ, giao dịch theo bầy đàn sẽ dễ dàng bị nhấn chìm bởi dòng tiền này.

Đối với những trader giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật, đặc biệt là Price Action thì biểu đồ là bạn đồng hành không thể thiếu, trong đó việc lựa chọn giao dịch trên khung thời gian nào cũng là vấn đề gây đau đầu với nhiều trader. Trên thực tế, không có khung thời gian giao dịch nào là tốt nhất. Mỗi khung thời gian dù ngắn, dài hay trung hạn đều có ưu điểm và nhược điểm riêng và phụ thuộc vào từng chiến lược giao dịch của trader.

VSA cho rằng vấn đề chính khi giao dịch bằng mô hình giá, hành động giá, sóng Elliot, thuyết Gann,… thường mang tính chủ quan. Do các mô hình giá đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới làm cho Smart Money dễ dàng thao túng hơn. 

Như các bạn đã thấy trong phân tích những dấu hiệu của SOS, phương pháp VSA không mang tính chủ quan vì nó đi tìm chính nguyên nhân của sự biến động giá cả trên thị trường, tìm cách truy vết dòng tiền đang thao túng giá.

exness banner optimized

Sách về phương pháp VSA trong Forex

Phương pháp VSA Wyckoff Hiện Đại

Sách Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại trình bày phương pháp Price Action trên sàn Forex đã được ứng dụng thành công bởi Richard Wyckoff. Và sau này sách được tiếp tục phát triển bởi David Weis – Nhà giao dịch hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành.

Cuốn sách này sẽ giúp bạn tìm hiểu hầu hết mọi thứ bạn cần biết về giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử, thị trường ngoại hối,… Đặc biệt là các kỹ thuật xác định xu hướng thị trường tiềm năng, cụ thể như:

  • Quan hệ hành vi giá Price Action;
  • Khối lượng giao dịch (Volume);
  • Các chu kỳ thị trường;
  • Cách đọc đường xu hướng;
  • Các cú trồi/ cú bật để loại bỏ các nhà đầu tư nhỏ lẻ;
  • Những tín hiệu đến từ dòng tiền thông minh nhằm đảo chiều hoặc đẩy mạnh xu hướng thị trường.

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-19

Phương pháp VSA trong Forex Muhammad Uneeb

Sách Phương Pháp VSA Trong Forex được dịch từ quyển sách “The Wykoff’s VSA Methodology” của tác giả Muhammad Uneeb. Đây là một trong những cuốn sách quan trọng các trader cần có trong tủ sách của mình.

Quyển sách sẽ giúp các bạn trader nắm rõ bản chất của VSA là gì và cách áp dụng phân tích VSA trong giao dịch Forex. Đồng thời, nó cũng lý giải sự thao túng của dòng tiền thông minh và cách thấu hiểu Tâm lý Thị trường (Market Sentiments).

phuong-phap-vsa-blogngoaihoi-20

Tổng kết

Tìm hiểu về phương pháp VSA  – phương pháp Volume Spread Analysis khá dài, hy vọng các bạn đã đọc kỹ và hiểu được phương pháp này qua các ví dụ của mình. Nếu thấy nó phù hợp với phong cách giao dịch của bản thân, các bạn trader nhớ thực hành thường xuyên đến khi thành thạo và biến nó thành phương pháp của riêng mình nhé.

Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài viết khác của blog ngoại hối để xây dựng cho bản thân một nền tảng kiến thức vững chắc, cũng như một kho chiến lược để có thể sử dụng linh hoạt trong bất cứ điều kiện thị trường nào.

Chúc các bạn giao dịch an toàn và hiệu quả.

Nguồn : Tổng hợp internet