Sự khác biệt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

0
1918

Trade with Top Brokers

Sự khác biệt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa được đề cập đến là hai công cụ được công nhận rộng rãi nhất được sử dụng để tác động đến nền kinh tế. Bài viết dưới đây chỉ ra sự khác biệt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa được lược dịch và lấy nguồn từ Investopedia.

Chính sách tiền tệ chủ yếu liên quan đến việc quản lý lãi suất và tổng lượng cung tiền lưu thông trong nền kinh tế và được thực hiện bởi ngân hàng trung ương, như Cục dự trư Liên bang Mỹ FED.

Chính sách tài khóa là một thuật ngữ để chỉ về thuế và các hoạt động của chính phủ. Ở Mỹ, chính sách tài khóa quốc gia được xác định bởi cơ quan hành pháp và lập pháp của chính phủ.

  • Cả chính sách tiền tệ và tài khóa đều là những công cụ chính phủ sử dụng để can thiệp hỗ trợ và kích thích nền kinh tế.
  • Chính sách tiền tệ giải quyết được vấn đề lãi suất và lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, và thường được quản lý bởi ngân hàng trung ương.
  • Chính sách tài khóa giải quyết các vấn đề về thuế và những hoạt động của chính phủ, và thường được xác định bởi luật pháp.
  • Chính sách tiền tệ và tài khóa cùng có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Sự khác biệt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Chính sách tiền tệ

Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế hoặc có thể dùng để kiểm tra sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bằng việc khuyến khích cá nhân hoặc doanh nghiệp vay mượn và chi tiêu, chính sách tiền tệ thúc đẩy các hoạt động của nền kinh tế. Ngược lại, bằng cách hạn chế chi tiêu và khuyến khích tiết kiệm, chính sách tiền tệ có thể đóng vai trò kiềm chế lạm phát và giải quyết các vấn đề khác khi nền kinh tế đang quá nóng.

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED, thường sử dụng ba công cụ chính sách tiền tệ khác nhau để tác động đến nền kinh tế: Hoạt động thị trường mở, thay đổi dự trữ bắt buộc của các ngân hàng và điều chỉnh lãi suất chiết khấu.

Hoạt động thị trường mở được thực hiện cơ bản hàng ngày khi FED mua và bán trái phiếu chính phủ Mỹ để hoặc bơm tiền vào nền kinh tế hoặc rút tiền ra khỏi lưu thông. Với công cụ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ phần trăm tiền gửi mà ngân hàng bắt buộc phải có, FED có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền được tạo ra khi các ngân hàng cho vay. FED cũng có thể thực hiện mục tiêu thay đổi lãi suất chiết khấu (lãi suất được tính cho các khoản cho các tổ chức tài chính vay), nhằm mục đích tác động đến lãi suất ngắn hạn trên toàn bộ nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ phần nhiều là công cụ thô trong việc mở rộng và thu hẹp cung tiền để tác động đến lạm phát và tăng trưởng và nó ít ảnh hưởng đến nền kinh tế thực. Ví dụ, FED đã hành động quyết liệt trong cuộc đại khủng hoảng. Hành động đó đã ngăn chặn giảm phát và sụp đổ kinh tế nhưng không tạo ra tăng trưởng kinh tế đáng kể để đảo ngược việc sản lượng sụt giảm và tạo ra việc làm.

Chính sách tiền tệ mở rộng cũng phần nào tác động đến tăng trưởng thông qua tăng giá tài sản và giảm chi phí vay, hỗ trợ các công ty có nhiều lợi nhuận hơn.

Quan trọng: Chính sách tiền tệ kích hoạt các hoạt động kinh tế, trong khi chính sách tài khóa nhắm tới tổng chi tiêu, tổng thành phần chi tiêu hoặc cả hai.

exness banner optimized

 

Chính sách tài khóa

Nói chung, mục tiêu của hầu hết các chính sách tài khóa của chính phủ là tác động vào tổng mức chi tiêu, tổng các thành phần của chi tiêu, hoặc cả hai trong một nền kinh tế. Hai phương tiện được sử dụng rộng rãi nhất của chính sách tài khóa là thay đổi trong chi tiêu của chính phủ hoặc chính sách thuế của chính phủ.

Nếu một chính phủ tin rằng các hoạt động kinh tế diễn ra là không đủ, chính phủ có thể tăng lượng tiền chi tiêu, thường được gọi là chi tiêu kích thích. Nếu không có đủ nguồn thu từ thuế để trả cho việc tăng chi tiêu, chính phủ vay mượn tiền bằng cách phát hành chứng chỉ nợ như trái phiếu chính phủ và tích lũy nợ trong quá trình đó. Điều này được gọi là chi tiêu thâm hụt.

Thực tế: So sánh hai cách, chính sách tài khóa thường có tác động tốt với người tiêu dùng hơn là chính sách tiền tệ, do giúp tăng số lượng việc làm và thu nhập.

Bằng cách tăng thuế, chính phủ đưa dòng tiền ra khỏi nền kinh tế và làm chậm các hoạt động kinh doanh. Thông thường, chính sách tài khóa thường được sử dụng khi chính phủ tìm cách kích thích nền kinh tế. Có thể là giảm thuế hoặc hoàn thuế để khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Tác động tới nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa là một nguyên lý cốt lõi của kinh tế học Keynesian.

Khi một chính phủ chi tiền hoặc thay đổi chính sách thuế, sẽ cần phải chọn đối tượng để thực hiện chính sách. Khi làm như vậy, chính sách tài khóa của chính phủ có thể hướng đến cộng đồng, ngành công nghiệp, đầu tư hoặc hàng hóa cụ thể để hỗ trợ sản xuất hoặc không khuyến khích sản xuất, đôi khi hành động này dựa trên những cân nhắc không hoàn toàn mang tính kinh tế. Vì lý do này, chính sách tài khóa thường được đem ra tranh luận sôi nổi giữa các nhà kinh tế và chính trị gia.

Bản chất, mục tiêu cuối cùng là tổng cầu. Các công ty cũng được hưởng lợi khi họ thấy doanh thu tăng. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế đã gần hết công suất, việc mở rộng chính sách tài khóa khiến lạm phát gia tăng. Lạm phát này sẽ trừ thẳng vào lợi nhuận của một số tập đoàn trong các ngành có tính cạnh tranh và không dễ dàng chuyển chi phí sang khách hàng, nó cũng gây thiệt hại cho những người có thu nhập cố định.

Bình luận của bạn

Please enter your comment!
Please enter your name here