Sử dụng Measure move để tìm điểm chốt lời hiệu quả – Phần 1
Chúng ta thường nói về các cách vào lệnh trong price action, bài này sẽ chuyển sang chủ đề khác, bàn về cách tìm điểm thoát lệnh phù hợp. Cùng blog ngoại hối đi tìm hiểu về cách Sử dụng Measure move để tìm điểm chốt lời hiệu quả.
Thoát lệnh là một trong 3 vấn đề lớn nhất mà anh em Trader gặp phải (2 vấn đề khó nhằn còn lại là tâm lý giao dịch và quản lý rủi ro), nhưng thực tế anh em Trader ít khi quan tâm đến cách thoát lệnh mà thường tập trung tìm điểm vào lệnh nhiều hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì nếu không có điểm vào tốt cũng đồng nghĩa với việc anh em chưa có chiến lược giao dịch nào hiệu quả.
Trong chuỗi bài này, mình sẽ giới thiệu về chốt lời theo Measure Move, công cụ chốt lời này cũng từng được giới thiệu trong bài Measure move là gì, riêng chuỗi bài này sẽ đi sâu hơn một chút. Measure move có cái hay là cùng lúc làm 2 việc, vừa xác định chính xác điểm chốt lời, vừa giúp anh em xác định tỉ lệ risk reward (nghĩa là hỗ trợ cho quản lý rủi ro khi trade luôn).
Chuỗi bài cũng được chia làm 2 phần để giới thiệu lần lượt từng trường hợp và các biến thể khi chốt lời với Measure Move.
Measure move trong trường hợp giao dịch theo xu hướng
Trường hợp giao dịch theo xu hướng khi giá phá vỡ đường trendline chính nhưng thất bại. Ở thời điểm này, giả sử bạn vào lệnh khi giá xuất hiện mô hình 2 đáy khi đang cố phá vỡ trendline, bạn sẽ chốt lời như thế nào?
Cách thứ nhất: Measure Move theo kiểu breakout (tên này là mình tự đặt), bạn sử dụng độ dài con sóng đẩy cũ rồi tịnh tiến theo xu hướng để xác định điểm chốt lời.
Không phải cách này lúc nào cũng tính chính xác được điểm chốt lời, nếu bạn nhìn lại hướng di chuyển của giá trong quá khứ, xác định mức chốt lời theo cách này thường không chính xác.
Measure theo cách này thường không chính xác. Điều này dẫn đến cách thứ hai dùng Measure Move theo kênh giá, cách này ít lợi nhuận hơn nhưng tỉ lệ chính xác thì cao hơn.
Cách thứ hai: Measure Move theo đường kênh giá. Cách này bạn cần phải kẻ thêm đường kênh giá và kết hợp với độ dài con sóng đẩy cũ để xác định. Đôi khi cũng không cần phải xác định độ dài sóng đẩy vì bản thân đường kênh giá đã đóng vai trò như một khu vực kháng cự hỗ trợ giúp bạn chốt lời hiệu quả
Chú ý, đường kênh giá trong trend tăng là đường ở trên, ngược lại đường kênh giá trong trend giảm nằm bên dưới.
Nếu thấy bài phân tích này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!
Liên hệ hỗ trợ
Đoàn Cường
- Hotline / Zalo / Telegram: 0988 628 995
- Email: hotro@blogngoaihoi.net