Sử dụng kháng cự và hỗ trợ động trong giao dịch forex.
Sử dụng kháng cự và hỗ trợ động trong giao dịch forex- Về cơ bản, trong phân tích kỹ thuật chúng ta có hai loại kháng cự hỗ trợ (S/R) đó chính là kháng cự hỗ trợ tĩnh (static) và kháng cự hỗ trợ động (dynamic). Các chủ đề, bài viết cũng thường tập trung nói về những mức S/R “tĩnh” hơn là những mức “động”.
Điều này là do các mức S/R tĩnh được tin tưởng, đa dạng và có nhiều cách xác định hơn. Tuy nhiên, bài viết này sẽ nói về chủ đề ít được bàn luận nhưng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giao dịch của bạn – mức kháng cự hỗ trợ động.
Kháng cự hỗ trợ động là gì?
Khác với những mức kháng cự hỗ trợ tĩnh, kháng cự hỗ trợ động là những mức cản thay đổi theo thời gian.
Điều này xảy ra vì hai lý do:
- Thị trường liên tục thay đổi và đôi khi nhu cầu mua/bán cũng thay đổi và không tuân theo những mức kháng cự hỗ trợ cố định được xác định trước đó.
- Momentum (động lượng) trong xu hướng sẽ biến động theo những dòng lệnh.
Làm sao để tìm ra những mức kháng cự hỗ trợ động trong giao dịch?
Không có nhiều các xác định đa dạng như các mức cản tĩnh, đa phần các mức cản động được xác định dựa trên những chỉ báo, và bạn nên cân nhắc sử dụng hai loại sau:
Đường trung bình hàm mũ (EMA20) Khi sử dụng đường trung bình hàm mũ EMA20 là bạn đang theo dõi mức giá đóng của của 20 nến gần nhất, đồng thời đặt trọng số vào những nến sau cùng. Đây chính là điểm khác biệt giữa ema và sma.
Bạn nên sử dụng EMA thay vì SMA là do EMA sẽ giúp bạn theo dõi sự thay đổi động lượng tốt hơn, từ đó bạn sẽ phản ứng nhanh hơn trước những biến động thị trường.
Dưới đây là một vài ví dụ về việc sử dụng EMA trong giao dịch, tất nhiên không đơn giản là giá cứ chạm đường EMA20 là bạn có thể buy/sell mà cần phải kết hợp phân tích thêm những yếu tố khác, đặc biệt là cấu trúc thị trường và đa khung thời gian.
Mây ichimoku Sử dụng công cụ ichimoku là một trường phái lớn trong phân tích kỹ thuật, phạm vi bài viết này sẽ không đề cập chi tiết đến công cụ Ichimoku mà tập trung vào việc phát hiện mức kháng cự hỗ trợ động dựa trên mây Ichimoku.
Khi dùng Ichimoku để xác định các mức kháng cự hỗ trợ động, bạn cần chú ý đến hai đường: Tenkan và Kijun.
Nhìn hình minh họa phía trên, bạn có thể thấy đường Tenkan (màu xanh) làm rất tốt vai trò của nó bởi vì nó theo dõi rất tốt momentum của xu hướng. Khi xu hướng mạnh, nó thường là một mức cản để giá bật lại, còn khi xu hướng trở nên yếu đi, nó không được giá tôn trọng và thường bị cắt ngang.
Đường kijun cũng có thể giúp bạn xác định những mức kháng cự hỗ trợ động tiềm năng. Khi giá bị pullback sâu, vượt qua đường Tenkan thường bị bật lại ở đường Kijun. Tóm lại, đường Tenkan thường được dùng như một mức cản cho những cú pullback nông còn đường Kijun thường được dùng cho những cú pullback sâu hơn.