Stop Loss là gì? Cách sử dụng Stop Loss trong giao dịch ngoại hối.
Stop Loss là gì? Cách sử dụng Stop Loss trong giao dịch ngoại hối. Những biến động bất ngờ của thị trường là không thể đoán trước được, và lệnh Stop loss là một trong số ít cơ chế mà các nhà giao dịch có thể sử dụng để bảo vệ tài khoản tránh khỏi những khoản thua lỗ quá mức trên thị trường ngoại hối.
Stop loss là một khái niệm cơ bản đồng thời là một trong những điều quan trọng nhất mà một nhà giao dịch ngoại hối bắt buộc phải có.
Lệnh Stop Loss là một trong số ít cơ chế mà các nhà giao dịch sử dụng để bảo vệ tài khoản để tránh bị thua lỗ quá mức trước những biến động của thị trường ngoại hối. Lệnh Stop Loss trong giao dịch ngoại hối có nhiều hình thức và phương pháp áp dụng khác nhau. Bài viết này sẽ trình bày các hình thức khác nhau bao gồm điểm dừng cũng như làm nổi bật tầm quan trọng của việc cắt lỗ trong giao dịch ngoại hối.
Stop loss là gì?
Stop loss (viết tắt SL) là lệnh dừng lỗ tự động, là loại lệnh dùng để ngăn chặn thua lỗ không vượt quá một mức mà bạn đã tính toán trước.
Lệnh Stop loss là gì?
Stop Loss trong giao dịch ngoại hối là một chức năng được cung cấp bởi các công ty môi giới, nhằm hạn chế mức thua lỗ khi thị trường biến động theo hướng ngược với chiến lược giao dịch ban đầu. Chức năng này được phát huy bằng cách đặt mức cắt lỗ, cách giá entry một số pip cụ thể. Stop Loss có thể được gắn với các giao dịch dài hạn hoặc ngắn hạn, giúp nó trở thành một công cụ vô cùng hữu ích cho bất kỳ chiến lược giao dịch ngoại hối nào.
Tầm quan trọng của lệnh Stop loss
Vì rất nhiều lý do mà lệnh Stop Loss vô cùng quan trọng, nhưng có lẽ lý do chính xác nhất là: chúng ta không bao giờ có thể nhìn thấy trước tương lai. Bất kể thiết lập các tiêu chí đáng tin cậy đến mức nào, hoặc các thông tin cơ bản có thể đồng thời cho hỗ trợ luận điểm giao dịch, biến động giá trong tương lai vẫn không thể xác định một cách chính xác, và mỗi giao dịch luôn gắn liền với rủi ro. Khi nghiên cứu về đặc điểm của các nhà giao dịch thành công, đây là một phát hiện quan trọng – trong phần lớn thời gian giao dịch. các nhà giao dịch thực sự giành chiến thắng trong nhiều cặp tiền:
Qua biểu đồ, bạn có thể thấy các nhà giao dịch đã thắng hơn một nửa thời gian trong hầu hết các cặp tiền phổ biến. Tuy nhiên, việc quản lý vốn vẫn chưa thực sự tốt là nguyên nhân dẫn đến thua lỗ.
Các nhà giao dịch có thể tìm cách giải quyết vấn đề này đơn giản bằng cách tìm kiếm một mục tiêu lợi nhuận, ít nhất là cao hơn mức cắt lỗ. Nghĩa là, nếu nhà giao dịch mở một vị thế với mức Stopp Loss là 50 pip, vậy hãy tìm kiếm mức lợi nhuận tối thiểu là 50 pip.
Theo cách này, nếu một nhà giao dịch thắng trong phần lớn thời gian giao dịch, họ có cơ hội tốt để kiếm lợi nhuận. Nếu tỷ lệ thắng trong khoảng thời gian giao dịch của họ là 51%, các nhà giao dịch có thể bắt đầu tạo ra lợi nhuận ròng – một bước tiến vượt trội so với đa số các trader thua lỗ khác.
Các chiến lược Stop Loss trong giao dịch ngoại hối.
Dưới đây là năm chiến lược để áp dụng trong giao dịch ngoại hối khi sử dụng lệnh Stop Loss.
1. Thiết lập điểm dừng cố định.
Các nhà giao dịch có thể thiết lập các điểm dừng ở mức giá cố định với dự đoán về mức cắt lỗ, không di chuyển hoặc thay đổi điểm dừng cho đến khi giao dịch chạm mức giá dừng hoặc mức giá giới hạn. Sự thuận tiện của cơ chế này xuất phát từ tính đơn giản của nó và khả năng mang đến cho các nhà giao dịch rằng họ tìm kiếm lợi nhuận trên rủi ro tối thiểu là 1:1.
Ví dụ: một nhà giao dịch ở California đang bắt đầu vị thế trong phiên giao dịch châu Á, với dự đoán rằng sự biến động trong phiên Âu hoặc phiên Mỹ sẽ ảnh hưởng mạnh đến giao dịch. Nhà giao dịch này muốn sự thay đổi của số vốn đảm bảo đủ cho các giao dịch, mà không phải bỏ quá nhiều vốn chủ trong trường hợp họ sai, vì vậy họ đặt điểm dừng là 50 pips trên mọi lệnh được kích hoạt. Họ muốn đặt mục tiêu lợi nhuận ít nhất bằng khoảng cách từ mức giá stop loss, vì vậy mọi lệnh giới hạn được đặt tối thiểu là 50 pip. Nếu nhà giao dịch muốn đặt tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận là 1:2 trên mỗi lệnh giao dịch, họ có thể điều chỉnh điểm dừng lỗ là 50 pips và điểm chốt lời là 100 pip cho mỗi giao dịch mà họ bắt đầu.
2. Các điểm dừng dựa trên chỉ báo kỹ thuật.
Sau khi thực hiện các điểm dừng, một số nhà giao dịch thực hiện thêm một bước nữa, họ căn cứ vào khoảng cách điểm dừng dựa trên một chỉ báo chẳng hạn như phạm vi dao động trung bình thực tế (ATR). Lợi ích chính của việc này là các nhà giao dịch đang sử dụng thông tin thị trường thực tế để hỗ trợ thiết lập các điểm dừng đó.
Như ví dụ trên, nếu nhà giao dịch đang đặt mức lỗ 50 pips và chốt lời là 100 pips, thì điểm dừng 50 pips có ý nghĩa gì trong một thị trường biến động hay đi ngang? Nếu thị trường đi ngang, 50 pips có thể là một mức biến động lớn, còn nếu thị trường biến động, 50 pips lại có thể trở thành một mức biến động nhỏ. Việc sử dụng một chỉ báo như phạm vi dao động trung bình thực tế hoặc điểm đảo chiều và mức biến động giá có thể cho phép các nhà giao dịch sử dụng thông tin thị trường gần đây để phân tích chính xác hơn các phương án quản lý rủi ro.
3. Các điểm dời dừng linh hoạt dựa trên sự theo dõi
Trong trường hợp muốn kiểm soát tối đa, các nhà giao dịch có thể di chuyển các điểm dừng theo cách thủ công để cho vị trí điểm dừng thay đổi có lợi cho họ.
Biểu đồ dưới đây hiển thị chuyển động của các điểm dừng trên một ví thế bán. Khi di chuyển vị trí các điểm dừng có lợi cho giao dịch, sau đó nhà giao dịch sẽ di chuyển điểm dừng xuống thấp hơn. Khi xu hướng đảo ngược, thì vị thế sẽ dừng lại.
4. Trailing Stop
Các lệnh dừng lỗ có thể mang đến sự cải thiện đáng kể cho cách tiếp cận của nhà giao dịch mới, tuy nhiên những nhà giao dịch khác sử dụng điểm dừng theo một cách khác để tối đa hóa hơn nữa trong việc quản lý tiền. Trailing Stop là loại lệnh mà các điểm dừng sẽ được điều chỉnh khi giao dịch có lợi cho nhà giao dịch, nhằm cố gắng giảm thiểu rủi ro giảm giá không chính xác trong giao dịch.
Ví dụ: Giả sử một nhà giao dịch mua một vị thế mua EUR/USD ở mức 1.1720 với khoảng dừng lỗ 167 pips ở 1.1553. Nếu giao dịch tăng lên 1.1720, nhà giao dịch có thể xem xét điều chỉnh điểm dừng lên mức 1.1720 từ điểm dừng ban đầu là 1.1553. Lệnh này mang đến cho nhà giao dịch những lợi ích sau: lệnh sẽ di chuyển điểm dừng đến giá entry, hay còn gọi là điểm hòa vốn, nếu như tỷ giá EUR/USD đảo chiều và đi ngược lại kịch bản của nhà giao dịch thì ít nhất họ sẽ không phải đối mặt với việc thua lỗ khi điểm dừng được chuyển thành giá entry ban đầu. Điểm dừng hòa vốn này cho phép nhà giao dịch loại bỏ khoản lỗ ban đầu của họ trong giao dịch. Sau đó, nhà giao dịch có thể đặt mức chấp nhận rủi ro đó vào một cơ hội giao dịch khác hoặc đơn giản là giữ nguyên phần rủi ro đó và “tận hưởng” sự bảo vệ trong vị thế mua EUR/USD thời gian giao dịch còn lại
5. Cố định điểm trailing stop
Các nhà giao dịch có thể thiết lập các điểm dừng để các điểm dừng điều chỉnh tăng dần. Ví dụ: Các nhà giao dịch có thể thiết lập các điểm dừng để điều chỉnh cho mỗi biến động 10 pip có lợi cho họ. Ví dụ: Một nhà giao dịch mua EUR/USD ở mức 1.3100 với điểm dừng ban đầu là 1.3050, sau khi EUR/USD tăng lên 1.3110, điểm dừng điều chỉnh tăng 10 pips lên 1.3060. Sau khi tỷ giá EUR/USD tăng thêm 10 pips lên 1.3120 thì điểm dừng một lần nữa được điều chỉnh 10 pips lên 1.3070. Quá trình nãy được tiếp tục cho đến khi chạm mức dừng hoặc nhà giao dịch đóng vị thế giao dịch. Các điểm trailing stop cố định điều chỉnh theo mức tăng do nhà giao dịch thiết lập. Nếu giao dịch xoay chiều từ thời điểm đó, nhà giao dịch bị dừng ở mức 1.3070 so với mức ban đầu 1.3050, bạn sẽ thu được 20 pip so với việc không điểu chỉnh điểm dừng.
Giao dịch thị trường ngoại hối cho phép sử dụng nhiều loại lệnh khác nhau có thể mang lại lợi ích cho nhà giao dịch. Việc dành thời gian tìm hiểu kỹ về chúng sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi quản lý các giao dịch của mình.
DailyFX