TIN XẤU CHO VIỆT NAM, TRONG ĐỘNG THÁI MỚI NHẤT KHI CẢ STANDARD & POO’S, MOODY’S, FITCH RATINGS HẠ THẤP TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ DÀI HẠN CỦA VIỆT NAM VỀ MỨC TIÊU CỰC !
STANDARD & POO’S, MOODY’S, FITCH RATINGS HẠ THẤP TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ DÀI HẠN CỦA VIỆT NAM VỀ MỨC TIÊU CỰC- Đầu tiên tôi báo tin buồn không may cho VN, đó là trong động thái mới nhất, ba công ty đánh giá tín dụng là Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch Ratings hạ thấp trái phiếu của chính phủ của VN về mức tiêu cực, mà cụ thể là Standard & Poor’s hạ mức BB- (từ ổn định xuống tiêu cực), Moody’s đánh giá B1 (từ ổn định xuống tiêu cực), trong khi Fitch Ratings xuống cấp trái phiếu chính phủ của VN nặng nhất khi tước hẳn một cấp từ mức BB- (ổn định) xuống mức B+ (ổn định).
Vay mượn trên thị trường tài chính quốc tế bằng hình thức trái phiếu. Đây là lĩnh vực vay mượn rất chuyên môn, và các tờ giấy nợ đang trôi nổi ở đâu trên thị trường nào tôi đều nắm rất rõ trái phiếu từng quốc gia đánh giá ở mức độ nào. Trái phiếu VN đến từ tổ chức tư nhân trên thị trường quốc tế là “cực kỳ rủi ro” gần như là mức “rác”, nên đừng gân cổ cái lý.
Trên thế giới hiện nay những ngân hàng tham gia tư vấn môi giới hay đứng ra dàn xếp bảo lãnh các tờ giấy nợ các quốc gia và các doanh nghiệp các nước trên thế giới, kể cả cho vay, nó bao gồm: Citigroup (NYSE: C), Deutsche Bank yết giá tại Frankfurt của chỉ số chứng khoán DAX (FWB: DBK), tại New York mã chứng khoán của Deutsche Bank (NYSE: DB), Barclays Plc (FTSE 100 mã chứng khoán BARC: LN, tại New York NYSE: BCS), PMorgan Chase (NYSE, Dow Jones: JPM), UBS mã chứng khoán tại New York (NYSE: UBS), Bank of America (NYSE: BAC), HSBC, BNP Paribas SA (EPA: BNP), Goldman Sachs (Dow Jones, NYSE: GS), Royal Bank of Scotland, Lloyds Bank (FTSE 100, mã chứng khoán RBS: LN), Société Générale (EPA: GLE), Standard Chartered (LON: STAN), Credit Suisse (VTX: CSGN), và ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (NYSE: MS).
Tuy nhiên, về thẩm lượng trái phiếu và quyết định “lãi suất trái phiếu”, hay “yield”, để phân biệt với lãi suất ngân hàng là “interest rate” thì các ngân hàng này không tham gia thẩm lượng đánh giá rủi ro vay nợ, mà họ nhờ đến các công ty thẩm định trái phiếu, hay lượng cấp tín dụng thì trên thế giới có 4 công ty đủ uy tín, và chiếm đến 97% các tờ giấy nợ thế giới qua tay họ thẩm lượng rủi ro, nó bao gồm: Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch Ratings và AM Best.
Khi một quốc gia phát hành trái phiếu đi vay, và phải học thuộc định nghĩa “trái phiếu là một khoản vay”. Đó là như tôi hay nói trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm (tức là trái phiếu chủ quyền tối thượng của quốc gia).
Nôm na là trái phiếu này khi đi vay thì phải có trách nhiệm hoàn trái, tức trả nợ, dù phải bán nước cũng phải trả, có nghĩa là trả qua thuế hoặc lạm phát, như in tiền ra trả,… nên đừng nghĩ là sẽ được giảm nợ, hay giảm lãi vì khó khăn kinh tế,…và phải trả tiền lời theo lãi của thị trường, với lợi suất cao thấp sẽ được quyết định thông qua sự thẩm định của các tổ chức đánh giá tín dụng, lẽ tất nhiên VN sẽ nhờ một số ngân hàng quốc tế có uy tín làm trung gian và mời các công ty tư vấn có kinh nghiệm làm cố vấn cho việc phát hành giấy nợ, tức trái phiếu để vay tiền.
Vì vậy, câu hỏi đầu tiên trước khi nhà đầu tư mua một trái phiếu của một doanh nghiệp hay của chính phủ của một quốc gia cần vay tiền mà nhà đầu tư cho vay thì họ sẽ suy tính là khi họ cho vay, họ có đảm bảo là nhận lại được tiền lãi và vốn khi đáo hạn hay không? Khi ấy, nhà đầu tư họ sẽ cần tới các công ty xếp hạng tín dụng để đánh giá trái phiếu doanh nghiệp hay quốc gia đó đi vay.
Chẳng hạn trong tháng Giêng năm 2010, khi VN phát hành trái phiếu lần thứ hai thì nhờ 3 ngân hàng quốc tế như Citigroup, Barclays, và Deutsche Bank đứng ra làm trung gian và phải mời công ty tư vấn Allen & Overy của Mỹ làm cố vấn cho việc phát hành các tờ giấy nợ, tất nhiên sau đó quyết định “lãi suất” thì do các công ty thẩm định tài chính thẩm định và mọi phí tổn vay mượn thì VN phải trả tiền hoa hồng cho họ tư vấn nghiệp vụ này.
Nói chung, trên thị trường tài chính này có các công ty xếp hạng tín nhiệm trái phiếu như Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch Ratings và AM Best. Cấp bậc xếp hạng trái phiếu có 22 mức xếp hàng, từ AAA cho đến D. Cụ thể Standard & Poor’s, Fitch Ratings xếp hạng cấp bậc cao nhất thì có mã ký hiệu giống nhau là AAA (tương ứng xếp hạng của Moody’s là Aaa).
Đây là mức đánh giá trái phiếu có mức cao nhất, đáp ứng mạnh mẽ các cam kết tài chính và khả năng trả nợ an toàn nhất nên cũng dễ vay khi phát hành trái phiếu và trả lãi vay thấp nhất. Loại trái phiếu này nó bao gồm những nước: Mỹ, Úc, Canada, Áo, Đan Mạch, Đức, Hồng Kông, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Anh quốc.
Xuống tới cấp AA +, AA, AA- (tương ứng Aa1, Aa2, Aa3). Đây cũng là loại rất an toàn, nó cho thấy các công ty, hay chính quyền các quốc gia phát hành trái phiếu có một sự chắc chắn đáp ứng các nghĩa vụ cam kết tài chính của họ về trả nợ tốt. Và xuống thấp hơn là A +, A, A- (A1, A2, A3). Nói chung những quốc gia nào có mức xếp hạng tín nhiệm từ AAA xuống A thì đi vay trả tiền lời rất thấp, vì họ có khả năng trả nợ.
Khi tới loại B là có rủi ro thì cũng từ ba chữ B hoa đi xuống. Cụ thể đối với loại trái phiếu ký hiệu BBB +, BBB, BBB- (tương ứng Baa1, Baa2, Baa3 mà Moody’s đánh giá). Những trái phiếu loại này vẫn hoàn toàn có đủ khả năng để đáp ứng các cam kết về nghĩa vụ tài chính trả nợ, nhưng vẫn gặp bất ổn nếu điều kiện kinh tế gặp bất lợi, như tác động của lạm phát, GDP tăng trưởng thấp,…vì kinh tế phụ thuộc vào yếu tố tài nguyên như dầu thô sụt giá chẳng hạn.
Đối với trái phiếu BB+, BB, BB- (tương ứng Ba1, Ba2, Ba3), xuống nữa là B +, B, B- (B1, B2, B3). Đây là loại trái phiếu bắt đầu có rủi ro, các nghĩa vụ cam kết về tài chính không chắc chắn. Tới cấp nguy ngập có thể vỡ nợ là loại C, và rủi ro nhất là loại D. Cụ thể là loại trái phiếu ký hiệu CCC +, CCC, CCC- (Caa1, Caa2, Caa3), xuống thấp dần là CC (Ca), C và D, là loại trái phiếu vô giá trị tức “junk bonds”, trái phiếu rác. Các mức trái phiếu rác là từ cấp B-, CCC+, CCC- CC, C,….
Điều tồi tệ không may, những quốc gia nào nào bị chấm điểm B thì trái phiếu bị coi là có tính đầu cơ cao là có rủi ro và đi vay trả lãi đắt. Còn loại C cho đến D thì khỏi cần trả lãi hay đi vay nữa.
Giữa các mã số A hay B hay C hay D đó, các công ty như Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch Ratings họ còn đánh “dấu cộng” hay “dấu trừ” để có thang điểm khuyến khích tinh vi hơn, gồm có chừng 22 mức mà còn kèm theo cụm từ nhắc nhở để khuyến cáo như “negative” (tiêu cực), hoặc “stable” (ổn định), hoặc khuyến khích nâng đỡ là “positive” (tích cực).
Ta còn nhớ vào ngày 7/11/2014, Bộ Tài chính VN đã phát hành thành công trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn quốc tế với tổng khối lượng 1 tỷ USD, mà theo diễn giải của Bộ Tài chính là: “mức lãi suất cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến là 5,125%/năm”. Đây là đợt phát hành trái phiếu có mức lợi suất thấp nhất trong các đợt phát hành từ trước đó vào năm 2005, và 2010.
Cụ thể về mức vay năm 2005, đây là lần đầu tiên VN phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ, để huy động vốn 750 triệu USD, vay trong hạn kỳ 10 năm với lợi suất là 7,125% trên thị trường tài chính New York. Lần phát hành trái phiếu quốc tế thứ hai là năm 2010 trên thị trường Singapore để huy động 1 tỷ USD cũng có hạn kỳ 10 năm và lợi suất trái phiêu là 6,755%.
Đó chỉ là lý thuyết, trên thực tế nếu chủ nợ thiếu tin tưởng trong việc trả nợ của VN thì họ đòi lợi suất cao hơn, vì thực tế các tờ trái phiếu khi lưu hành trên thị trường thì lợi suất sẽ tăng giảm tùy mức khả tín và độ rủi ro, và giới đầu tư họ có thể bán lại các tờ trái phiếu đó cho nhà đầu tư khác.
Chẳng hạn, đợt phát hành trái phiếu năm 2010, khi lưu hành trên thị trường tài chính thì lợi suất là lợi suất trái phiêu là 6,755%, nhưng sau đó lại cao hơn, lên tới 6,955%, là do mức tin cậy thấp hơn khi đó VN bị lạm phát trên hai con số. Nếu thấy lạm phát của VN mà không giảm xuống, các chủ nợ họ sẽ bán tháo các tờ trái phiếu của VN, hoặc họ sẽ tăng lãi suất lên, nên chả có tờ trái phiếu bằng ngoại tệ nào cố định lãi suất cả.
Kinh nghiệm trước đó là trái phiếu của Vinashin do chính chính phủ VN bảo lãnh bị quỹ đầu cơ “Hedge Fund” Elliott Management Corporation quản lý hai quỹ đầu tư “Hedge Fund” là Elliott Associates LP và Elliott International Limited, mua lại trôi nổi trên thị trường, khi Vinashin đi vay $ 600 triệu của họ và trả tiền lãi 35 cent khi vay 1 USD, tức là với lãi suất 35%,…
Nói chung, để nhanh chóng ước lượng các rủi ro, các công ty như Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch Ratings thường phải cân nhắc rất kỹ vào các một số yếu tố sau đây:
Cụ thể, họ căn cứ vào các yếu tố như: GDP, tăng trưởng GDP, thị trường chứng khoán, tỷ lệ lạm phát, dân số, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lãi suất, dự trữ ngoại hối, nợ nước ngoài, các khoản cho vay khu vực tư nhân, chỉ số PMI, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nợ chính phủ so với GDP, giá trị ngân sách chính phủ, chi tiêu của chính phủ, cán cân thương mại, tài khoản vãng lai, tài khoản vãng lai so với GDP, thuế suất doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp,.. để thẩm định tương đối chính xác về nền kinh tế nước đó khi họ cân nhắc đánh giá trái phiếu và khả năng trả nợ.
Chẳng hạn như “nợ nước ngoài, nợ chính phủ so với GDP”, họ xét quốc gia đó vay nợ trước đấy bao nhiêu và hàng năm hàng tháng phải trả nợ là bao nhiêu tiền, cả vốn lẫn lời. Nói chung, nếu đã mắc nợ nhiều thì sẽ rất khó vay thêm, nếu vay được thì trả lãi đắt vì rủi ro trả nợ thấp.
Trường hợp như “tăng trưởng GDP”. Nếu họ xét quốc gia đó hàng năm hàng quý có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao ổn định thì Standard & Poor’s, Moody’s, hoặc Fitch thông báo cho các nhà đầu tư muốn mua trái phiếu, tức cho vay, họ sẽ an tâm vì khả năng trả nợ “chưa có rủi ro”, nếu thấy tích cực trong dài hạn thì lãi vay sẽ hạ xuống.
Tuy nhiên, nếu họ xét thấy tăng trưởng GDP của quốc gia đó thiếu ổn định và đáng nghi, hay tăng trưởng thấp, các cơ quan đánh giá tín nhiệm sẽ cảnh báo các nhà đầu tư hay chủ nợ họ sẽ gặp rủi ro mất nợ vì khả năng bất ổn định nền kinh tế này. Vì tăng trưởng GDP thấp thì làm thế nào quốc gia đó lấy đâu ra tiền trả nợ.
Đối với việc đánh giá “dự trữ ngoại hối”. Họ xét tới yếu tố ngoài việc thanh toán ngoại trái, tức là trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ, thì quốc gia đó còn phải nhập khẩu bao nhiêu, tức là sẽ còn phải chi ra bao nhiêu ngoại tệ so với nguồn dự trữ ngoại tệ sẵn có trong kho dự trữ ngoại hối.
Nói chung, ho sẽ đánh giá dự trữ ngoại tệ quốc gia đó còn đủ tài trợ cho mấy tuần hay mấy tháng nhập khẩu, nếu dưới ba tháng là có rủi ro, và khó vay tiền, hoặc nếu đi vay cũng phải trả lãi đắt đỏ.
Về yếu tố “cán cân thương mại”, tức họ sẽ đánh giá khả năng xuất khẩu quốc gia đó để có ngoại tệ nhiều hay ít, cũng như phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường sẵn có của đối tác, thí dụ như nếu như trường hợp bất ổn kinh tế của TQ hiện nay, cũng như việc TQ phá giá đồng (RMB) của họ thì VN càng khó bán hàng và dễ nhập siêu thì càng rủi ro cao, và càng dễ bị hạ thấp tín nhiệm, vì bị cả rủi ro tín dụng nếu VN phá giá đồng nội tệ (VND) là hết tiền trả nợ vì hay bị nhập siêu, vì nạn bội chi ngân sách, lẫn rủi ro ngoại hối, là phải trả nợ nặng lãi hơn vì tỷ giá đồng nội tệ hay bị trượt giá.
Hiệu ứng ngược lại, nếu VN có các thị trường xuất khẩu được đánh giá ổn định trong dài hạn, đối tác xuất khẩu của VN có độ tin cậy cao thì rủi ro càng ít thì dễ đi vay,… Đây chỉ là vài lý do trong hàng trăm lý do mà các cơ quan thẩm định tài chính phân tích và đi đến kết luận cho giới đầu tư cân nhắc khi cho VN hay các quốc gia khác vay tiền.
Đối với việc VN vay lãi bằng USD trong nước, thậm chí là 0%, và lãi vay cho doanh nghiệp ngắn hạn là 3 – 3,5%, đây là lãi vay hoàn toàn khác với lãi vay trên thị trường quốc tế. Và lãi vay này do chính NHNN VN hay ngân hàng thương mại ấn định, và còn tùy thuộc người dân họ có ký thác gửi để cho vay dài hạn hay không để VN có thanh khoản.
Đó là quyết định của người dân và người ký thác, và lãi vay này NHNN VN hay các ngân hàng thượng mại phải trải lại nguyên vẹn cho thân chủ ký thác bằng ngoại tệ nếu họ bảo lưu lấy ra đồng tiền họ gửi, chính vì thế NHNN VN hay các ngân hàng thượng mại không thể lấy số ngoại tệ đó trả nợ nước ngoài mà trả cho người ký thác bằng tiền VND mà phải trả cho họ USD, trừ trường hợp người ký thác bán ngoại tệ cho NHNN VN hay các ngân hàng thượng mại. Đây là trường NHNN VN đang thi hành “chống đô la hóa” bằng việc khuyến khích người dân bán ngoại tệ USD để chuyển đổi ra VND hưởng lãi suất cao,….
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)