Quy trình quản lý vốn hiệu quả cho những trader mới
Đối với những trader mới các bạn ý sẽ chú tâm đến học hỏi, tìm tòi, phân tích… .Các bạn ấy chưa để tâm đến quản lý vốn của mình. Tôi khuyên các bạn trader mới nên quan tâm đến quản lý vốn ngay bây giờ, đừng để một thờii gian mới ngoái đầu lại kêu than, tại sao mình không học quản lý vốn ngay từ đầu.
Nhiều người nói rằng quản lý vốn rất khó thực hiện, không biết làm thế nào quản lý vốn hiệu quả. Thực tế nó không khó như chúng ta nghĩ. Chỉ cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản, có ý thức về việc luôn phải quản lý vốn là được. Kỹ năng này cũng theo kinh nghiệm giao dịch của chúng ta mà từ từ tăng lên. Chỉ có những anh em không bao giờ quản lý vốn thì kỹ năng này mới không thể nâng cao được, từ đó mới hình thành việc quản lý vốn rất khó.
Quản lý vốn là yếu tố quan trọng trong trading, nó có thể không giúp trader kiếm được tiền nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của trader. Bởi vì quản lý vốn giúp anh em trader bảo vệ được tài khoản, hạn chế được rủi ro, tạo tâm lý ổn định để trader có thể giao dịch hiệu quả.
Điều này đối với các anh em trader kinh nghiệm thì quá rõ rồi. Nhưng với các bạn mới lại rất quan trọng. Dưới đây là 4 bước nhanh gọn giúp trader mới có được quy trình quản lý vốn hiệu quả.
Bước 1: Xác định tần suất giao dịch
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quản lý vốn có hiệu quả hay không. Nếu có một hệ thống giao dịch thì có lẽ các bạn sẽ ước lượng được khá chính xác tần suất giao dịch của mình là bao nhiêu trong một ngày/tuần/tháng. Tuy nhiên nếu anh em nào không nắm được tần suất giao dịch của bản thân thì ngay từ bây giờ hãy chú ý đến để xác định được con số này nhé.
Vì rủi ro chúng ta sẽ phân bổ đều cho mỗi lệnh, nên tần suất giao dịch sẽ giúp anh em phân bổ vốn được chính xác hơn.
Bước 2: Xác định số tiền rủi ro
Đây là con số quan trọng ảnh hưởng đến khối lượng bạn tham gia thị trường. Lưu ý rằng, số tiền bạn chấp nhận rủi ro cần được xác định cho cả tài khoản và từng lệnh giao dịch, dựa trên tần suất giao dịch của bạn.
Ví dụ tần suất trader của bạn là một tuần 3 lệnh, vậy 1 tháng sẽ là khoảng 14 lệnh. Bạn chấp nhận mất 14% tài khoản cho 1 tháng giao dịch. Vậy mỗi một lệnh rủi ro 1%.
Bước 3: Xác định khoảng dừng lỗ
Khoảng dừng lỗ kết hợp với mức chấp nhận rủi ro mỗi một lệnh bạn sẽ tính ra được khối lượng giao dịch cần thực hiện. Như vậy trường hợp tệ nhất, bạn sẽ chịu đúng mức rủi ro mà bạn đã ước tính trước.
Bước 4: Xác định khối lượng giao dịch
khối lượng giao dịch sẽ dược xác định dựa trên khoảng thua lỗ và rủi ro mà bạn chấp nhận. Các bạn cũng lưu ý rằng, hãy kiểm tra lại khối lượng giao dịch trước khi thực hiện, đảm bảo chúng ta đã tính toán đúng. Và cần hiểu rằng, đây là khối lượng giao dịch đảm bảo cho chúng ta thua lỗ trong mức giới hạn cho phép. Và đừng bị tâm lý chi phối khi mọi thứ vẫn đi theo kế hoạch mà bạn đề ra nhé.
THAM GIA LỚP HỌC FOREX MIỄN PHÍ : TẠI ĐÂY
Tham khảo thêm nhiều phân tích khác dành cho các thành viên VIP của blog ngoại hối : TẠI ĐÂY
Mời các bạn tham gia Kênh Telegram của blog ngoại hối để nhận tin nóng sớm nhất.