Price Action Phần 2: Động lực và hành động giá bên trong và bên ngoài vùng giá đi ngang
Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu hành động giá tại những giai đoạn có khối lượng cao và thấp như thế nào và nguyên tắc 10 pip cho một vùng giá khi xác định các phản ứng của hành động giá tại một vùng. Cùng blog đi tìm hiểu Price Action Phần 2: Động lực và hành động giá tại bên trong và bên ngoài vùng giá đi ngang.
Bạn nào chưa đọc phần trước, có thể xem lại nội dung bài viết ở link bên dưới này:
Price Action Phần 1: Động lực thanh khoản và hành động giá
Tiếp theo phần 2: động lực thanh khoản và hành động giá ở bên trong và ngoài các vùng gía đi ngang
Động lực của thanh khoản bên trong vùng giá đi ngang
Trong vùng giá đi ngang, những vị thế mua ở giới hạn trên của vùng và những vị thế bán ở giới hạn dưới cuối cùng là những vị thế có rủi ro thấp. Vì vậy, theo suy luận này, vùng ở giữa của vùng giá đi ngang là khu vực hoán đổi các điều kiện rủi ro bên mua và bên bán của thị trường. Điều này dẫn đến sự thay đổi về hành động giá.
Các điểm vào lệnh ở điều kiện thị trường như vậy thường có giới hạn rủi ro mục tiêu lợi nhuận chặt chẽ.
Sự mất cân bằng cung/ cầu giữa đám đông và các nhà tạo lập thị trường với điều kiện tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận là nguyên tắc chính để tạo động lực cho thanh khoản. Đó là lý do tại sao hướng của điểm xoay tiếp theo thường được quyết định ở khoảng giữa của vùng giá đi ngang chứ không phải ở ranh giới bên ngoài phạm vi của vùng. Nếu giá tiếp cận các ranh giới của phạm vi, điều đó thường mang ý nghĩa là một dấu hiệu của sự phá vỡ đang tới (Có thể là một tín hiệu phá giả hoặc là một tín hiệu tiếp tục di chuyển theo hướng phá vỡ).
Hình bên dưới thể hiện sự hoán đổi các điều kiện rủi ro trong phạm vi vùng giá đi ngang đã gây áp lực lên sự biến động của giá:
Hình tiếp theo bên dưới cho thấy các đỉnh đáy (điểm vào lệnh của các nhà tạo lập thị trường) thường được hình thành ở khoảng cách an toàn, đó là khoảng giữa từ 25%-75%. Đây là khu vực quyết định cú phá vỡ sẽ đi về hướng nào của một trong hai phạm vi giá:
Động lực của giá khi ở bên ngoài vùng giá đi ngang
Động lực này có thể hiểu như thuật ngữ – stop hunting (săn dừng lỗ).
Đó là một phần rất tự nhiên của động lực thị trường, giá luôn tìm kiếm các mức mới, sâu hơn hoặc cao hơn trước khi quay đầu. Việc tìm kiếm thanh khoản để tạo động lực di chuyển là quá trình không bao giờ kết thúc. Bằng chứng là ta có thể tìm thấy những điều này trên biểu đồ giá, nơi đánh dấu các vùng giá thanh khoản như vậy trong quá khứ.
Như 2 hình bên dưới, sự đảo chiều lớn đã xảy ra sau khi giá tìm thấy vùng thanh khoản:
Trong tài liệu giảng dạy về phân tích kỹ thuật, xu hướng tăng lý tưởng thường có cấu trúc đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước và ngược lại với xu hướng giảm sẽ có đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước. Nhưng loại chuyển động này lại thường không bền vững, vì thực tế, mỗi đáy cao hơn được tạo trong xu hướng tăng hoặc đỉnh thấp hơn trong xu hướng giảm sẽ cho thấy hành động giá yếu hơn đáng kể so với trước đó. Về cơ bản, nếu một trader không tham gia ngay từ đầu xu hướng, việc giao dịch ở những điểm hành động giá này có thể có tiềm năng rủi ro hơn. Điểm vào lệnh lý tưởng là ngay sau khi xu hướng được tạo ra.
Hình bên dưới cho thấy, xu hướng trong lý thuyết và thực tế thường khác nhau xa. Trong thực tế, các chuyển động chính của thị trường thường xảy ra sau cú phá vỡ. Khối lượng bên ngoài vùng giá đi ngang là những gì nhà tạo lập thị trường muốn đẩy vào và đảo ngược hướng chuyển động hiện tại của giá.
Để hiểu về động lực thanh khoản, bạn nên tưởng tượng bản thân mình ở vị trí của một nhà tạo lập thị trường với mục tiêu là tìm kiếm càng nhiều thanh khoản càng tốt, ở mức giá tốt nhất, họ có thể gia tăng vị thế khiến nhiều người tham gia vào và đẩy giá đi theo hướng mà họ muốn.
Có thể thấy rằng, động lực của thanh khoản là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hướng đi của hành động giá. Nếu hiểu sâu về chúng, trader hoàn toàn có thể phần nào nắm bắt được hành động giá để lên chiến lược giao dịch tốt hơn.