Phương Pháp Wyckoff Method – Phân phối

0
5102

Trade with Top Brokers

Phương Pháp Wyckoff Method – Phân phối.

Phương Pháp Wyckoff method- Phân phối. Phân phối – distribution là một khái niệm của Wyckoff, nói về hành động chuyển giao lượng hàng hoá mà Strong Hand đang nắm giữ cho Weak Hand tại một vùng giá trị mà ở đó, cả thị trường đều rất hưng phấn muốn nắm giữ loại hàng hoá đó, bất kể mục đích là gì. 

Phân phối là 1 vùng dao động (Trading Range) có kết cấu khá tương đồng với Tích luỹ mà bài trước mình có đề cập. Chỉ khác mỗi một việc đó là tâm lý thị trường đã đảo ngược, lúc này cả thị trường rơi vào trạng thái tham lam cực độ, thay vì hoảng sợ cực độ như trong giai đoạn tích luỹ. Warren Buffet cũng công nhận điều này “Hãy tham lam khi mọi người sợ hãi, hãy sợ hãi khi mọi người tham lam”.

Nhìn chung, với các sự kiện diễn biến tương tự nhau nên mình không lặp lại những định nghĩa nữa, các bạn có thể đọc tóm tắt ở bảng dưới đây: Phương Pháp Wyckoff Method - Phân phối :D Những điều cần chú ý…

Wyckoff Method tôn thờ “Lái” – Composite Man như một vị thần quyền năng, có thể lèo lái thị trường theo ý chí của anh ta, là đội trưởng đội Strong Hand. Do vậy, các lập luận, lý thuyết, suy diễn, diễn giải của hành động giá đều xoay quanh việc tìm ra những bằng chứng cho thấy sự hiện diện của người này (Sau đây mình xin viết tắt là CM – Composite Man).

Các trường phái khác thì tôn thờ chủ nghĩa vô thần nên khi được nhắc tới CM, mọi người thường bảo rằng CM không có thực, rằng không ai có đủ sức để chi phối thị trường ngàn tỉ USD này.

Mình xin phép không phủ định bất kỳ lập luận nào cả, bởi vì mỗi môn phái đều tồn tại được đến ngày nay và không bị cộng đồng vứt bỏ đều sẽ có nguyên nhân riêng và có bản lĩnh riêng.

Vậy, Wyckoff vì sao lại nói về CM?

1. Trong 1 cái thị trường, có người mua, ắt có người bán. Phe nào khoẻ hơn thì giá sẽ chạy theo ý phe đó.

2. Thường xuyên chúng ta thấy 1 giai đoạn giá tăng rất mạnh hoặc giảm rất mạnh, ban đầu với KLGD thấp, sau đó đến một vùng giá nào đó thì KLGD lớn hơn rất nhiều và thậm chí xuất hiện những nến có KLGD đột biến gấp mấy lần trước đó, nhưng sau đó thì giá không còn duy trì được xu hướng nữa mà chuyển sang sideway.

KLGD từ ít chuyển sang nhiều, hoặc đột biết chính là thể hiện sự sôi động, hưng phấn của những người tham gia thị trường, họ mua nhiều hơn, bán nhiều hơn, Khối lượng lệnh lớn hơn, số lượng lệnh lớn hơn. Điều này đại biểu cho một sự thay đổi về tâm lý của đám đông. Hãy nhìn ví dụ dưới đây, về BTC: wyckoff phan phoi 2 optimized :DKhông phải lúc nào KLGD đột biến hoặc đạt tới cực điểm đều dẫn đến sự thay đổi xu hướng, nhưng tất cả thời điểm khi KLGD đột biến hoặc đạt tới cực điểm, ta có thể nhìn thấy sự thay đổi về trạng thái tâm lý, hoặc đặc tính vận động của giá.

Theo PP Wyckoff, đây là 1 cái sơ hở lớn của CM, thứ duy nhất mà họ không thể che dấu được: “KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH LỚN”

Mỗi một nhóm Tài sản đều có 1 tiết tấu và quy luật vận động nhất định, không cái nào giống cái nào, thế nhưng sự thay đổi về đặc tính của giá (Từ có xu hướng -> Không xu hướng) luôn xảy ra khi có sự đột biến về KLGD.

Theo Wyckoff, một CM không bao giờ giao dịch với 1 khối lượng nhỏ, họ giao dịch với khối lượng rất lớn, lớn đến nỗi chỉ cần KLGD này xuất hiện, cân bằng cung cầu ngay lập tức sẽ bị phá vỡ. Do vậy, CM không thể cùng một thời điểm tung ra KLGD cực lớn đó được, do vậy, CM cần thời gian đủ dài để thực hiện kế hoạch của mình.

Quay lại ví dụ nêu trên, giả sử CM quyết định mua BTC ở vùng giá xung quanh 5900$, họ ra lệnh cho nhân viên: “Hãy mua BTC, KLGD bao nhiêu cũng được giá mua là 5900$ +/- 100$”

Thử đoán xem chuyện gì xảy ra?

OK, cái gì xảy ra thì cũng xảy ra rồi, đồ thị đã cho thấy rõ điều đó.

Giá tạo đáy ở vùng 3000$ và đi lên 1 mạch tới hiện tại. CM có lỗ sặc máu khi giá về tới 3000$ không? Chắc chắn là không rồi.

Các bạn thử so sánh KLGD suốt từ giai đoạn chạm 5900$ đến khi thủng hỗ trợ đó với KLGD xuất hiện trên đường giá xuống 3000$ xem.

Các bạn cũng thử đặt 1 câu hỏi đơn giản: Những người mua BTC sau khi giá thủng 5900$ về tới 3000$ bị điên sao? Sao họ mua quyết liệt vậy? KLGD lớn đó là ai bán cho ai?

Nhìn kết quả thì ta cũng biết, Weak hand, những người còn lại, những người tin rằng 5900$ là đáy và cả những người lì lợm nhất còn giữ BTC vùng giá cao hơn đã bỏ cuộc. Bên cạnh đó còn có những người tin rằng BTC sẽ về 0, họ cũng bán khống BTC.

Cố gắng tưởng tượng ra tâm lý của những người đó, và sau đó lại tưởng tượng ra tâm lý của họ ở thời điểm hiện tại.

CM sẽ không phải là người luôn mua vào ở vùng giá thấp nhất, cũng như bán ra ở vùng giá cao nhất, nhưng họ sẽ luôn là người chiến thắng, bởi vì sức mạnh của họ làm thay đổi cán cân cung cầu tự nhiên. Đó cũng là lý do vì sao Wyckoff thần thánh hoá CM. Mà hành động của CM rất đơn giản:

– Khi CM cần tích luỹ: CM chỉ mua vào, không bán ra, mua liên tục cho đến khi lượng hàng trôi nổi trên TT cạn kiệt và không còn hàng để mua nữa. Giá sẽ tự động tăng, bởi sẽ luôn có demand mới xuất hiện. CM chỉ cần thoả mãn những demand mới này với 1 lượng hàng nhỏ ở một mức giá cao hơn và cao hơn nữa. Đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng giá.

– Trong giai đoạn tăng giá: chúng ta thường thấy giá tăng kèm KLGD tăng dần lên. Điều này cho thấy sự thay đổi về tâm lý của TT nhưng cũng đồng thời cảnh báo dấu hiệu thay đổi trạng thái của TT, cho thấy lượng hàng trôi nổi ở ngoài TT ngày càng nhiều lên. Điều này cho thấy những người giữ hàng cũng đã bắt đầu bán ra.

– Khi CM cần phân phối: CM chỉ bán ra, không mua vào, bán liên tục cho đến khi bán hết hàng ra ngoài thị trường, phần còn lại sẽ do thị trường quyết định. Việc phân phối không chỉ diễn ra ở vùng đỉnh mà nó diễn ra trong suốt giai đoạn đánh lên và tập trung nhiều nhất ở vùng đỉnh bởi vì lúc này tâm lý của TT đang hưng phấn tột cùng (Cũng là nơi mà CM có lợi nhuận lớn nhất).

Quyển sách “The three skills of top trading” – Dr. Hank Pruden có đề cập đến khía cạnh tâm lý đám đông này của TT, các bạn cũng có thể đọc những quyển nói về tâm lý đám đông, nó cũng tương tự như thế. Sau đó, cùng ngẫm lại những thời điểm thăng trầm của TT, ngẫm lại câu chuyện thương nhân mua khỉ, ngẫm lại câu chuyện CK Việt Nam 2008, câu chuyện Hoa Tulip huyền thoại. Tất cả các câu chuyện đó đều cùng có điểm chung cả. Ngay cả câu chuyện CK Việt Nam cuối 2017 cũng tương tự như thế. Mọi việc lặp đi lặp lại 1 cách ngẫu nhiên hay sao?

wyckoff phan phoi 3 optimized

3. Có rất nhiều mô hình tích luỹ, cũng như phân phối, bảng dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về các mô hình thường gặp của chúng, diễn giải theo PP Wyckoff:

wyckoff phan phoi 4 optimized

wyckoff phan phoi 5 optimized

Cuối cùng:

Khi mọi thứ từ cơ bản tới kỹ thuật tới tâm lý tới báo chí, tới cả bà nội trợ, sinh viên, trẻ em chưa thôi * đều nói về TT, về việc mua vào và kiếm lời dễ dàng. Đó là lúc trader, nhìn vào đồ thị, nhìn vào KLGD, nhìn vào truyền thông và tìm kiếm sự hưng phấn. Khi sự hưng phấn được thể hiện trên đồ thị một cách rõ ràng với các dấu hiệu như:

– Giá tăng thật nhanh, thật quyết liệt thật bất chấp

– KLGD thật to, thật khủng bố

Kèm với báo chí:

– Vĩ mô tốt đến không thể tốt hơn

– TT bùng nổ, cuối cùng TT cũng thăng hoa

– Nhiều người mua nhà lầu xe hơi đổi đời từ việc mua vào

Đấy cũng là lúc chúng ta nên sợ hãi, nên rời khỏi thị trường, bởi vì lúc này tất cả mọi người đều tham lam.

Và ngược lại…

Chiến tranh không phải tự dưng xảy ra

Những câu nói, những mẩu tin của những người đứng đầu của các thế lực đứng đầu đều có mục đích, không đơn thuần chỉ là chính trị.

Và kinh nghiệm của mình sau bao tháng năm: những điều này không phản ánh trên đồ thị phút, nó phản ánh trên đồ thị tháng, tuần và bét nhất cũng là đồ thị ngày.

THAM KHẢO THÊM :

Tổng quan về phương pháp Wyckoff.

Wyckoff Method – Giai đoạn tích luỹ.

Lưu ý : Update nhanh trên kênh telegram của blog ngoại hối : Tại đây

Group telegram blog ngoại hối

Nếu thấy bài phân tích này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!

Nguồn :Sưu tầm

Bình luận của bạn

Please enter your comment!
Please enter your name here