Phương pháp SMC- Tìm hiểu về ReEstablish OderFlow (ROF)

0
1398

Trade with Top Brokers

Phương pháp SMC- Tìm hiểu về ReEstablish OderFlow (ROF).

Ở các bài viết trước Blog ngoại hối đã cùng các bạn lần lượt tìm hiểu về các vùng giá và mô hình nến có thể timing làm POI theo phương pháp SMC. Và như đã đề cập để xác định và lựa chọn POI mạnh ngoài lý thuyết Supply/ Demand zone, Order Follow, Liquility còn có thêm lý thuyết về ReEstablish OderFlow.

Vậy ReEstablish OderFlow là gì? Và cách áp dụng lý thuyết này vào quá trình trading thế nào sẽ được giới thiệu qua serie bài viết này.

1. ROF là gì?

Trước tiên có thể hiểu ReEstablish OderFlow (ROF) là quá trình tái thiết lập lại cấu trúc thị trường hay dòng tiền OderFlow.

Hãy hiểu thế này, khi một sự vật hay sự việc kéo dài quá lâu sẽ đem lại sự nhàm chán và mất dần động lực để duy trì sự hiện diện của sự vật ấy. Và giá cả hay xu hướng cũng vậy. Khi kéo dài quá lâu, động lực để tiếp tục xu hướng là Liquidity đã cạn kiệt kéo theo đó là giá không thể tiếp tục di chuyển về các vùng giá mà Bigboy mong muốn.

Hình 1. ROF bằng cú pullback về Demand zone biểu đồ GBP/USD - Phương pháp SMC- Tìm hiểu về ReEstablish OderFlow (ROF)
Hình 1. ROF bằng cú pullback về Demand zone biểu đồ GBP/USD

Lúc này nếu kỳ vọng của thị trường vẫn còn và muốn kéo dài xu hướng thì dòng tiền OderFlow bắt buộc phải thiết lập lại để tạo ra những vùng Supply/ Demand mới, những cấu trúc Major, Minor, CHOCH, BOS mới. Và cứ như vậy vòng tuần hoàn Sweep Liquidity => Tạo BOS/CHOCH => SwingStructure lại tiếp tục.

Quan sát biểu đồ trên, các bạn có thể thấy khi thị trường hình thành xu hướng tăng và lần lượt tạo BOS qua các đỉnh Swing high thì động lực và sức mạnh của đã giá giảm dần khiến cho giá không thể tăng quá xa so với kỳ vọng.

exness banner dai duoi 1 optimized

Lúc này để tái tạo thanh khoản cho thị trường một cây nến Marubozu mạnh ngược xu hướng xuất hiện pullback về Demand zone. Vậy ai đủ can đảm thực hiện một lệnh Sell với khối lượng cực mạnh như vậy trong khi xu hướng đang tăng? Và chẳng ai đủ can đảm để “bắt dao rơi” trong tình huống này để tạo ra lực tăng mới.

Đây chính là hành động của Bigboy nhằm tái thiết lập lại sức mạnh của Swing structure và cũng trong biểu đồ trên các bạn có thể thấy giá từ khi bắt đầu hình thành xu hướng chỉ có sự xuất hiện của cấu trúc Minor mà hoàn toàn không có Major hiện diện. Điều này cho thấy chưa có dấu hiệu của dòng tiền thông minh vào thị trường.

Sau khi Smart Money Concept xuất hiện cũng là lúc các SMC trader hành động.

Hình 2. Xu hướng giảm EURUSD chỉ xuất hiện cấu trúc Minor nên cần ROF để giao dịch.
Hình 2. Xu hướng giảm EURUSD chỉ xuất hiện cấu trúc Minor nên cần ROF để giao dịch.

Ở biểu đồ trên các bạn có thể thấy một xu hướng giảm khá rõ với sự xuất hiện của cấu trúc Minor và như đã thống nhất về cách giao dịch từ những bài viết trước các bạn chỉ giao dịch khi con sóng Swing Structure thật sự mạnh có nghĩa là tạo ra cấu trúc Major hay tạo ra Strong High hoặc Strong Low.

Vậy làm thế nào nếu con sóng tiếp tục và quay về các vùng POI đã timing ở đầu xu hướng? Chẳng lẽ chúng ta cứ như vậy nhìn con sóng lớn trôi đi trong sự tiếc nuối.

Câu trả lời ở đây chính là chờ đợi cho đến khi quá trình ROF xảy ra. Khi quá trình ROF xảy ra Swing Structure sẽ được thiết lập lại và các bạn hãy mạnh dạnh bơi theo xu hướng. Đây gọi là kỹ năng follow trend.

exness

Vậy có thể tóm lược ROF là quá trình tái thiết lập hay củng cố sức mạnh của Oder Flow để tiếp diễn xu hướng và ROF xuất hiện khi cấu trúc thị trường trước đó chỉ bao gồm các Minor. ROF là biểu hiện cho sự tham gia thị trường của dòng tiền thông minh.

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra lúc này là khi nào quá trình ROF xảy ra và dấu hiệu nhận biết của quá trình này như thế nào? Hãy cùng đến với phần 2 của bài viết.

2. Kiểm tra sức mạnh Oder Flow thế nào:

Như các bạn đã biết xu hướng được hình thành dựa trên sự vận động của các con sóng. Dựa vào sức mạnh của các con sóng đẩy Swing Structure và sóng hồi pullback mà chúng ta nhận định được xu hướng là tăng hay giảm và phe nào đang kiểm soát thị trường.

Hình 3. Strong Weak trong một xu hướng.
Hình 3. Strong Weak trong một xu hướng.

Cùng trở lại một chút về đĩnh nghĩa Strong Weak trong một xu hướng. Cùng quan sát biểu đồ trên các bạn có thể rút ra vài lưu ý sau:

  • Trong xu hướng tăng:

+ Strong Low (Đáy mạnh) được hiểu là đáy mà từ đó tạo ra con sóng Swing Structure phá qua đỉnh cũ trước đó và tạo ra tín hiệu BOS.

+ Weak High (Đỉnh yếu) được hiểu là đỉnh bị con sóng Swing Structure được tạo ra từ đáy mới (Strong Low) vượt qua và tạo ra tín hiệu BOS.

+ Khi một đáy mới không vượt qua được một đỉnh cũ (Weak High) thì đáy mới lúc này được gọi là Weak Low và đỉnh cũ trước đó bây giờ được gọi là Strong High.

  • Trong xu hướng giàm:

+ Strong High (Đỉnh mạnh) được hiểu là đỉnh mà từ đó tạo ra con sóng Swing Structure phá qua đáy cũ trước đó và tạo ra tín hiệu BOS.

+ Weak Low (Đáy yếu) được hiểu là đáy bị con sóng Swing Structure được tạo ra từ đỉnh mới (Strong High) vượt qua và tạo ra tín hiệu BOS.

+ Khi một Strong High mới không vượt qua được một đáy cũ (Weak Low) thì đỉnh mới lúc này được gọi là Weak High và đáy cũ trước đó bây giờ được gọi là Strong High.

exness banner 16 optimized

Việc xác nhận sức mạnh của con sóng đẩy Swing Structure được hiểu là việc xác định vị trí của Strong Low và Strong High dựa vào 3 công cụ:

  • Công cụ Premium/ Discount.
  • Công cụ trading Range.
  • Công cụ IDM tạo tín hiệu BOS.

2.1 Công cụ Premium/ Discount.

Trong một xu hướng tăng Oder Flow được cho là mạnh khi đáy Strong Low nằm trong vùng giá Discount và ngược lại trong xu hướng giảm Strong High nằm trong vùng giá Premium.

Hình 4. Công cụ Premium Discount kiểm tra sức mạnh Oder Flow.
Hình 4. Công cụ Premium Discount kiểm tra sức mạnh Oder Flow.

2.2 Công cụ Trading Range:

Trading Range là một định nghĩa thể hiện vùng giá được giới hạn từ Weak High đến Strong Low trong xu hướng tăng và từ Strong high đến Weak Low trong xu hướng giảm.

Sau khi tạo BOS hợp lệ giá phải quay lại vùng Trading Range để kiểm tra sức mạnh của Oder Flow.

Hình 5. Trading Range kiểm tra sức mạnh Oder Flow.
Hình 5. Trading Range kiểm tra sức mạnh Oder Flow.

2.3 Công cụ IDM tạo BOS:

IDM là một khái niệm quan trọng trong phương pháp SMC, trong trường hợp này IDM có thể được dùng như một công cụ để kiểm tra sức mạnh Oder Flow. Và công cụ IDM trong việc kiểm tra này có 2 trường hợp xảy ra.

Trường hợp 1: đối với Swing Structure trước đó là một cấu trúc Internal Structure. Tín hiệu IDM quét qua Strong Low gần nhất trong Internal sau đó tạo BOS là sự khẳng định sức mạnh của Oder Flow.

Trường hợp 2: đối với Swing Structure trước đó là một con sóng yếu (cấu trúc Minor). Tín hiệu IDM quét qua Minor sau đó tạo BOS là dấu hiệu khẳng định sức mạnh của Oder Flow.

Cùng quan sát hình ảnh sau để làm rõ:

Hình 6. Công cụ IDM tạo BOS xu hướng tăng kiểm tra sức mạnh Oder Flow.
Hình 6. Công cụ IDM tạo BOS xu hướng tăng kiểm tra sức mạnh Oder Flow.

Hình 7. Công cụ IDM tạo BOS xu hướng giảm kiểm tra sức mạnh Swing Structure.
Hình 7. Công cụ IDM tạo BOS xu hướng giảm kiểm tra sức mạnh Swing Structure.

Như vậy một Oder Flow thỏa mãn sự kiểm tra cả 3 điều kiện kể trên được cho là một con sóng mạnh và các bạn có thể giao dịch ngay khi xác nhận sức mạnh của Oder Flow. Vậy trường hợp một Oder Flow không thỏa mãn 3 điều kiện trên thì sao?

Khi đó quá trình ReEstablish Oder Flow sẽ bắt đầu. Chúng ta sẽ tìm hiểu các cách ROF ở bài viết sau còn bây giờ hãy cùng đến với các ví dụ sau để nhận diện rõ đâu là con sóng có Oder Flow mạnh đâu là con sóng có Oder Flow yếu cần phải được tái thiết lập ROF.

Hình 8. Ví dụ quá trình kiểm tra sức mạnh Oder Flow và quá trình ROF biểu đồ AUD/USD khung D1
Hình 8. Ví dụ quá trình kiểm tra sức mạnh Oder Flow và quá trình ROF biểu đồ AUD/USD khung D1

Đầu tiên có thể xác định xu hướng hiện tại của thị trường là một xu hướng giảm với Strong High tại đỉnh A.

Cùng quan sát con sóng BC và hãy thử kiểm tra sức mạnh của con sóng này:

  • Các bạn có thể thấy con sóng BC nằm trong vùng giá Discount cho thấy nó vẫn chưa được Oder Flow hoàn chỉnh.
  • Con sóng BC nằm hoàn toàn ngoài Range giá trước đó tạo ra BOS.
  • Con sóng BC cũng hoàn toàn không tạo ra bất cứ IDM nào.

Điều này khẳng định đây là một Oder Flow yếu và chúng ta sẽ không giao dịch. Và một điều quan trọng nữa cần khẳng định, chắc chắn thị trường sẽ tiến hành ROF để tiến hành tái cấu trúc lại sức mạnh Oder Flow này.

Cùng quan sát diễn biến tiếp theo của thị trường:

  • Đầu tiên con sóng DE đã tiến hành pullback về đỉnh C và quét thanh khoản.
  • Sau đó con sóng EF tiến hành tạo BOS qua Weak Low D.

Cùng trở lại một chút với hình ảnh 6 ở trên, đây chính là dạng kiểm tra sức mạnh Oder Flow thứ 2 => Đỉnh E lúc này chính là một Strong High đã được kiểm tra sức mạnh và các bạn có thể giao dịch từ đây.

exness banner 468 optimized

Vậy chúng ta sẽ giao dịch thế nào theo xu hướng giảm trước đó. Hãy cùng tiếp tục phân tích cấu trúc thị trường giai đoạn này.

  • Con sóng hồi FG sau khi quay về vùng Range đã có một nhịp giảm GH.
  • Nhịp giảm này chỉ là một IDM và sau đó đỉnh G đã bị phá bởi con sóng HI.

Đến lúc này các bạn có thể thấy mẫu hình này trở nên quen thuộc không? Đây chính là Continuous Flipzone loại 2 đã tìm hiểu ở bài viết trước.

Xem thêm:

Vậy là quá trình tái thiết lập lại sức mạnh của Oder Flow ROF đã hoàn thành dưới hình thái Flipzone. Đây là một trong ba dạng ROF mà các bạn sẽ tìm hiểu ở bài viết sau.

Lúc này theo lý thuyết Flipzone các bạn có thể Sell ngay khi giá chạm vùng Continuous Flipzone này với targer tại vùng cung cầu quan trọng tiếp theo trên biểu đồ.

Chúng ta tạm thời kết thúc phần kiến thức về việc kiểm tra sức mạnh Oder Flow và tái thiết lập cấu trúc thị trường ROF tại đây. Qua bài viết này hy vọng các bạn đã có câu trả lời cho mình về việc khi nào giao dịch khi nào thì nên đứng ngoài thị trường. Ở bài viết tiếp theo Blog sẽ gửi đến các bạn các dạng còn lại của quá trình ROF.

Kiến thức thì luôn liên quan với nhau bằng một sợi dây liên kết chặt chẽ. Hy vọng các bạn hãy luôn theo dõi Blog ngoại hối để tiếp tục mối liên kết đó. Happy and Save trading!

Nguồn : Tổng hợp Internet