Phương pháp SMC-Tìm hiểu về Liquidity

0
1126

Trade with Top Brokers

Phương pháp SMC-Tìm hiểu về Liquidity.

Liquidity là thuật ngữ thường được sử dụng để diễn tả vùng giá là động lực hay nhiên liệu để thúc đẩy thị trường di chuyển. Vậy nguyên nhân thực sự có phải thị trường di chuyển là do Liquidity và tầm quan trọng của Liquidity trong phương pháp SMC là gì?

Hãy cùng Blog ngoại hối giải đáp qua serie bài viết về Liquidity và ứng dụng của Liquidity trong việc xác định một POI tiềm năng trong hệ thống SMC.

1. Liquidity là gì?

Sai lầm đầu tiên mà đa số các traders thường hiểu về Liquidity đó là một thị trường có thể di chuyển được là nhờ có Liquidity. Đây là cách hiểu sai lầm, vì thực sự một thị trường muốn di chuyển phải không có sự tồn tại của Liquidity hay nói cách khác là không có sự đồng thuận về giá cả giữa phe bán và phe mua trong một khoảng thời gian nhất định.

exness-banner-10

Hãy cùng nhắc lại về định nghĩa Liquidity ở các bài viết về những thuật ngữ quan trọng của hệ thống SMC: một cách đơn giản nhất thì Liquidity là vùng giá mà Bigboy dùng để săn Stop Oder của Retail traders nhằm loại bỏ sự tắc nghẽn của thị trường và làm cho thị trường di chuyển đến các vị thế mà Bigboy mong muốn.

THAM KHẢO THÊM : Những thuật ngữ quan trọng để vận hành hệ thống SMC – Phần 1.

Hình 1. Liquidity - Phương pháp SMC- Tìm hiểu về Liquidity
Hình 1. Liquidity.

Hình ảnh trên là một dạng Liquidity thường gặp, vùng giá này thường nằm dưới Demand zone hoặc nằm trên Supply zone. Những khu vực này tập trung rất nhiều lệnh của  Retail traders dẫn đến giá không thể di chuyển.

Trong thực tế sẽ có rất nhiều dạng Liquidty mà nếu nhận diện ra được sẽ là một vùng giá POI tiềm năng. Hãy cùng tìm hiểu một vài loại Liquidity cơ bản sau:

2. Retail Liquidity:

Supply, Demand là những vùng có sự đồng thuận về giá cả của các trader. Hoạt động mua bán diễn ra liên tục cùng với các lệnh chờ và Stoploss ở vùng này đã vô tình trở thành điểm tắc nghẽn của thị trường tạo ra cấu trúc Sideway hay Range giá.

Hoạt động mua bán diễn ra liên tục tạo ra vùng tắc nghẽn về giá. Vì vậy để rút hết thanh khoản ra khỏi thị trường giúp cho giá di chuyển thì các Bigboy buộc phải loại bỏ các Stop order ở đây.

exness banner 468 optimized

Hầu hết các traders đều giao dịch theo các Retail Pattern như: Trendline, Indicators, các mẫu hình, hỗ trợ hoặc kháng cự. Và đây cũng chính là lý do khiến chúng bị thao túng bởi các Bigboy. Hãy cùng quan sát biểu đồ sau để hiểu tâm lý giao dịch một của Retail traders và cách họ bị thao túng.

Hình 2. Retail Liquidity.
Hình 2. Retail Liquidity.

Hình ảnh trên cho thấy sự giằng co giữa hai phe nhưng thực sự chỉ là cuộc chơi của Bigboy, khi giá chạm vào Supply zone (màu đen) cũng đồng nghĩa với việc khớp các lệnh bán của Retail traders lúc này giá bắt đầu giảm xuống.

Lập tức Bigboy thực hiện các hành động mua vào ở vùng giá rẻ (Oder Block màu cam). Càng lúc càng có nhiều lệnh bán hơn nhưng các bạn có thể thấy giá không những không giảm mà còn tạo ra các đáy ngày càng cao hơn.

Và động thái cuối cùng sau đó phá vỡ khối Supply đã loại bỏ hết các lệnh dừng lỗ của Retail Traders tạo ra nhiên liệu là Liquidity tạo ra động lực khiến thị trường di chuyển tăng một cách mạnh mẽ.

Qua đó các bạn có thể kết luận Retail Liquidity này thường tạo ra những Range giá đi ngang bị giới hạn bởi các vùng Suppy, Demand. Giá sẽ di chuyển trong Range giá này cho đến khi Bigboy loại bỏ hết các Oder của Retail traders.

Có thể hiểu đây chính là Range Phase trong một Oder Flow hoàn chỉnh. Việc xác định Retail Liquidity giúp các bạn xác định sớm các khối OB tiềm năng theo sau vùng giá bị quét thanh khoản này. Và tránh rơi vào bẫy thanh khoản của thị trường.

exness

3. Trendline và Breakout Liquidity:

3.1 Trendline Liquidity:

Trendline là một công cụ quan trọng của các Retail traders trong việc xác định xu hướng để follow theo thị trường. Các bạn sẽ thường Buy và Sell theo trendline.

Hình 3. Trader thường giao dịch theo Trendline.
Hình 3. Trader thường giao dịch theo Trendline.

Sau đó khi trendline bị gãy thì tiến hành giao dịch đảo chiều và đây cũng chính là lúc cái bẫy Trendline liquidity sập xuống.

Cùng quan sát biểu đồ sau để hiểu quá trình cái bẫy Trendline Liquidity được Bigboy giăng ra.

Hình 4. Trendline Liquidity
Hình 4. Trendline Liquidity

Thị trường đang di chuyển theo một xu hướng giảm khá đẹp khi giá liên tục tạo ra BOS và hồi về trendline để tạo ra điểm bán tiếp theo. Một điểu kiện tuyệt vời của các Retail traders follow trend cho đến khi, Bigboy tạo ra một thanh nến to với khối lượng lớn.

Điều này nhằm 2 mục đích:

  • Quét sạch Stoploss của đội Sell traders nhằm rút cạn thanh khoản.
  • Tạo ra tín hiệu giả về sự đảo chiều và thu hút những traders mua vào.

Sau đó thì mọi chuyện lại trở về bình thường với việc xu hướng giảm tiếp tục diễn ra.

Đây chính là trendline liquidity nó thường xuất hiện khi động lực của thị trường giảm và đã bắt đầu có sự đồng thuận về giá giữa 2 phe. Bởi vì giá chưa đạt đến vị thế mà Bigboy mong muốn nên họ cần tiếp tục rút cạn thanh khoản của thị trường.

Cùng đến với loại Liquidity tiếp theo có tên gọi Break out Liquidity.

3.2 Break out Liquidity:

Thông qua tên gọi của loại Liquidity này mà các bạn có thể đoán biết được đối tượng mà Bigboy nhắm đến. Đó chính là các traders giao dịch theo trường phái Break out.

Hình 5. Trường phái Break out Traders.
Hình 5. Trường phái Break out Traders.

Cùng quan sát biểu đồ USD/CHF khung D1 sau để hiểu quá trình Bigboy tạo ra Break out Liquidity.

Hình 6. Break out liquidity được hình thành
Hình 6. Break out liquidity được hình thành

Đầu tiên là sự xuất hiện của tín hiệu quét Inducement quét qua đỉnh cao nhất của xu hướng giảm trước đó. Đối với các SMC traders đây là dấu hiệu của sự đảo chiều sang xu hướng tăng.

Tiếp theo một tín hiệu CHOCH xuất hiện càng củng cố cho nhận định Buy và xu hướng đảo chiều. Sau khi phá vỡ trendline giảm của các Sell traders lúc này đội Buy đã vào cuộc.

Nhưng không đó chỉ là cú phá vỡ giả để quét thanh khoản của Bigboy hay còn gọi là Trendline Liquidity trước khi giá giảm xuống. Sau đó xuất hiện một nhịp hồi chạm vào khối Oder Block chưa bị Mitigated để quét hết phần thanh khoản còn lại.

Trên đây là quá trình hình thành một Break out liquidity kết hợp một chút màu sắc Trendline Liquidity. Việc xác định được loại Liquidity này giúp traders tránh giao dịch đảo chiều quá sớm. Chính vì vậy Sweep liquidity là tín hiệu quan trọng để xác định một POI tiềm năng.

Xu hướng chỉ xuất hiện sau khi thị trường bị rút cạn thanh khoản.

exness banner 16 optimized

4. Smart Money Trap:

Hầu hết các SMC traders thường giao dịch theo cấu trúc thị trường và tín hiệu BOS. Thường thì sau khi tín hiệu BOS xuất hiện phá vỡ Swing high hoặc Swing low các SMC traders sẽ tiến hành một Limit oder ở vùng giá Discount hoặc Premium của con sóng trước đó để tiếp tục follow theo xu hướng.

Hình 7. Điểm mua bán theo tín hiệu BOS của SMC traders.
Hình 7. Điểm mua bán theo tín hiệu BOS của SMC traders.

Vì hiểu được thói quen giao dịch này của các Retail traders nên một loại Liquidity đặc biệt đã ra đời với cái tên Smart Money Trap (SMT).

SMT thường xuất hiện ở vùng giá Oder Block mà các Retail traders đã timing trước đó bằng một lệnh limit sau tín hiệu BOS. SMT đóng vai trò là một Inducement vì chúng thường là cú pullback đầu tiên sau BOS.

Cùng đến với biểu đồ USD/CAD khung D1 sau để làm rõ:

Hình 8. Smart Money Trap
Hình 8. Smart Money Trap

Cùng quan sát về phía bên trái biểu đồ một chút các bạn sẽ thấy

  • Tín hiệu CHOCH phá đỉnh cao nhất của xu hướng giảm trước đó báo hiệu sự đảo chiều sang tăng.
  • Tín hiệu BOS xuất hiện xác nhận sự đảo chiều thành công.
  • Lúc này giá đã tạo một IDM sau khi tạo tín hiệu BOS. Và đây cũng là cú pullback đầu tiên. Các SMC traders thường sẽ vào lệnh Buy lúc này vì nó vừa chạm vào một khối Oder Block hợp lệ với tất cả các tín hiệu đẹp như tranh.
  • Và họ đã bị Trap, giá quét Stoploss dưới Oder Block và down thẳng về vùng cầu tiếp theo trước khi bật tăng.

Tuy nhiên đây chưa phải là cái bẫy cuối cùng trước khi xu hướng tăng tiếp diễn.

  • Lần này sau khi tạo BOS kịch bản ở phần trước lặp lại.
  • Sau khi tạo ra cú pullback đầu tiên và chạm vào khối Oder Block đã được các SMC traders timing, giá phá vỡ khối Oder Block này và down về vùng Demand trước đó trước khi thật sự tăng giá.

exness-banner-gold

Như vậy chỉ trong một giai đoạn ngắn của thị trường nhưng xuất hiện đến 2 cái bẫy thanh khoản (Smart Money Trap) đặt ra khiến rất nhiều Oder bị Stoploss. Đây cũng là một cách hút hết thanh khoản thị trường của Bigboy. Một loại Liquidity chỉ xuất hiện sau khi tín hiệu BOS đầu tiên xuất hiện.

Hãy cẩn trọng với những Oder Block đẹp vì phía sau sắc đẹp bao giờ cũng là một cái bẫy chết người. Việc vận hành hệ thống SMC không chỉ là việc chọn ra các khối Oder Block mà còn những vùng giá quan trọng khác để có thể tạo ra một giao dịch thành công.

Vậy ngoài việc đóng vai trò săn Stoploss của SMC traders tạo ra động lực cho thị trường di chuyển, Liquidity còn đóng vai trò gì khác trong hệ thống SMC và có thể dùng Liquidity để giao dịch hay không? Hãy cùng đón đọc các bài viết tiếp theo trên Blog ngoại hối về chủ đề Liquidity!

Nguồn : Tổng hợp Internet