Phương pháp SMC- Dấu hiệu cảnh báo vùng Supply/ Demand vô hiệu.
Phương pháp SMC– Bài viết này sẽ nêu ra 3 loại dấu hiệu cảnh báo vùng Supply/ Demand vô hiệu, giúp các trader có thể sử dụng Supply và Demand zone một cách hiệu quả hơn, tránh việc dính vào các bẫy giá mà thị trường tạo ra khi giao dịch.
Một trong những vấn đề mà các SMC trader bị ám ảnh là không biết khi nào vùng Supply/ Demand mà các bạn lựa chọn làm POI sẽ không giữ được giá và Breakout để không giao dịch.
Để xác định vùng Supply/ Demand vô hiệu (breakout) các bạn không chỉ sử dụng cách phân tích về vị trí hình thành (tạo BOS hoặc phá vỡ IDM) hay độ mạnh yếu của vùng Supply/ Demand (Imbalance hoặc Mitigate). Vì các thông tin này thường không phản ánh đúng tình hình thị trường ở thời điểm hiện tại.
Ví dụ: các bạn tìm thấy một vùng Supply/ Demand ở một điểm đảo chiều quan trọng trên khung D1 và lựa chọn làm POI để thực hiện một giao dịch đảo chiều khi giá tiến vào vùng giá đó.
Nhưng trong thực tế mọi chuyện lại diễn ra ngược lại so với suy nghĩ của các bạn và giá sẽ Breakout khỏi vùng Supply/ Demand đó, vì các bạn bỏ quên một yếu tố quan trọng là quan sát Price action diễn ra trong vùng giá đang timing.
Sự thật là không có cách nào chắc chắn để các bạn có thể tiên liệu một vùng Supply/ Demand có vô hiệu hay không, nhưng có một số dấu hiệu cảnh báo từ Price Action trong vùng giá này giúp SMC trader loại bỏ những giao dịch ở vùng giá tiềm ẩn rủi ro cao.
Bài viết này sẽ nêu ra 3 loại dấu hiệu cảnh báo vùng Supply/ Demand vô hiệu.
- Mô hình nến Engulfing ngược xu hướng.
- Dấu hiệu thất bại khi giá vừa thoát khỏi vùng Supply/ Demand.
- Vùng Supply/ Demand cùng xu hướng nhưng hình thành trễ.
1. Mô hình nến Engulfing đảo ngược báo hiệu vùng Supply/ Demand vô hiệu.
Nến Engulfing đánh dấu sự bắt đầu và kết thúc của mọi chuyển động giá trên thị trường, điều làm cho chúng trở nên hoàn hảo trong việc xác định khi nào một vùng Supply/ Demand có thể bị vô hiệu hay không.
Ở bài viết trước chúng ta sử dụng nến Engulfing như là dấu hiệu cho thấy vùng Supply/ Demand có xác suất đảo chiều cao khi nó xuất hiện.
Mọi sự việc trong cuộc sống đều có hai mặt đối lập. Nếu một nến Engulfing thuận hướng là dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều tiềm năng khi giá tiến về vùng Supply/ Demand thì cũng chính mô hình nến Engulfing này cũng sẽ cung cấp cho các bạn dấu hiệu một vùng Supply/ Demand vô hiệu. Và mô hình Engulfing đảo ngược này chính là tấm gương phản chiếu tâm lý thị trường tại thời điểm giao dịch khi đó.
Trong quá trình giao dịch khi phát hiện một vùng Supply/ Demand trên biểu đồ và quyết định giao dịch với vùng giá đó, các bạn sẽ làm điều gì? Các bạn sẽ tiến hành phân tích các điều kiện xem vùng giá này hợp lệ chưa với các tín hiệu BOS, FVG, IDM, Premium/ Discount, Sweep Liquidity…?
Và khi giá tiến vào vùng giá này một cây nến Engulfing xuất hiện càng củng cố cho giao dịch của các bạn nhưng điều gì sẽ xảy ra khi một nến Engulfing đảo ngược xuất hiện?
Trong biểu đồ AUD/USD khung H1 trên khi giá tiến vào vùng Demand đã được POI từ trước đó, một nến Engulfing giảm xuất hiện như dấu hiệu đầu tiên khẳng định phe Sell đang nắm ưu thế trên thị trường.
Mặc dù sau đó giá đã hồi lên và hình thành nên một vùng sideway tuy nhiên sau đó giá lại tiếp tục down hình thành nên một cây nến Engulfing đảo ngược tiếp theo. Và lúc này câu chuyện mới thật sự thú vị khi một cây nến IFC theo sau nến Engulfing đảo ngược được hình thành.
Lúc này đây các SMC traders chắc hẳn đây là dấu hiệu của một vùng Demand mạnh và tiến hành mua vào, nhưng không đây chỉ là cái bẫy được Bigboy giăng ra trước khi vùng Demand này bị vô hiệu hoàn toàn và Breakdown.
Nến Engulfing đảo ngược hình thành khi giá còn ở bên trong vùng Supply/ Demand hay ngay khi giá vừa thoát khỏi vùng Supply/ Demand là dấu hiệu cho thấy vùng Supply/ Demand vô hiệu.
2. Mô hình nến IFC đảo ngược báo hiệu vùng Supply/ Demand vô hiệu:
Một dấu hiệu nữa báo hiệu vùng Supply/ Demand vô hiệu đó là nến IFC đảo ngược xuất hiện khi giá đã di chuyển được một đoạn nhỏ sau khi chạm vùng POI.
Quan sát biểu đồ AUD/USD khung H1 trên có thể thấy sau khi chạm vào Demand zone đã được timing, giá ban đầu hình thành nên một nến Engulfing thuận hướng như báo hiệu dự đoán phe mua đã chiến thắng.
Tuy nhiên sau khi giá di chuyển được một đoạn thị trường đã hình thành một nến IFC đảo ngược dưới dạng một nến Pinbar. Nếu như các SMC trader nào tinh ý thì ở đoạn này đã thoát lệnh và lời được một phần nhỏ.
Có một số lý do khiến cho vùng Supply này thất bại:
Khi thị trường đi vào vùng Demand một lần nữa và hình thành một thanh nến IFC như trên biểu đồ, các SMC traders bắt đầu mua khi họ phát hiện thấy mô hình nến mà họ thường trade (nến IFC) xuất hiện. Một cây nến pinbar “kinh điển” với thân nhỏ, đuôi nến lớn thoát khỏi vùng Demand đi theo xu hướng chính v.v…
Tất cả những điều này đều khẳng định với các trader rằng đây là một setup tốt, do đó họ sẽ mong đợi thị trường tăng mạnh.
Hai cây nến tiếp theo hình thành làm thị trường tăng lên, sự tăng giá này làm cho các trader xác nhận xu hướng tăng của thị trường đã đúng và phản ứng như kỳ vọng của họ. Bigboy cũng biết điều đó, họ cũng hiểu rõ cách thức các trader ra quyết định giao dịch trên thị trường.
Và thế là họ đã vào lệnh BÁN ở thời điểm khi giá tăng lần cuối cùng và họ muốn thị trường giảm thấp hơn vì nó sẽ làm cho số lượng lớn trader vào lệnh MUA bị thua lỗ và cuối cùng sẽ rút cạn Liquidity của thị trường.
Sự sụt giảm đột ngột của giá cũng khiến cho các reactive trader (trader vào lệnh theo cảm tính, theo phản ứng thị trường và không tuân theo kế hoạch giao dịch) muốn đu theo trend giảm và vào lệnh sell tiếp. Bigboy sẽ khiến họ bất ngờ và số lượng trader thua lỗ sẽ ngày càng nhiều hơn. Càng bất ngờ, lệnh lỗ của seller càng nhiều, giá càng giảm mạnh.
Khối lượng BÁN lớn của Bigboy chính là nguyên nhân hình thành nến IFC đảo ngược trên biểu đồ. Làm sao có thể biết chắc chắn điều này do Bigboy gây ra chứ không phải do retail trader? Câu trả lời là một câu hỏi khác: ai lại vào lệnh mua khi thị trường đang tăng đúng theo hướng trend như thế? Ai đủ khả năng đi ngược với đám đông nếu không phải là Bigboy?
Sau khi hình thành nến IFC đảo ngược, thị trường đã chính thức Breakdown khỏi vùng Demand này.
Vậy có thể thấy sự xuất hiện của nến IFC đảo ngược là dấu hiệu mạnh mẽ của sự tham gia của Bigboy vào thị trường. Do đó trong quá trình giao dịch các bạn nên chú tâm vào những biểu hiện khác thường này để đưa ra quyết định nhanh chóng. Hãy cẩn thận với các nến IFC đảo ngược hình thành khi giá thoát khỏi vùng Supply/ Demand.
Tuy nhiên không phải lúc nào sự xuất hiện của nến IFC đảo ngược cũng là dấu hiệu tốt để các trader thoát lệnh. Cùng quan sát ví dụ sau trên biểu đồ USD/CAD khung H1.
Khi giá tiến vào vùng Demand đã được các SMC trader timing từ trước, một cây nến IFC thuận hướng xuất hiện là dấu hiệu cho một sức mua mạnh của thị trường. Lúc này đây có lẽ sẽ có rất nhiều trader vào lệnh MUA sau khi nến IFC này đóng cửa.
Tuy nhiên sau đó giá đã phá qua đuôi nến IFC này. Theo lý thuyết về nến Pinbar thì có nghĩa mô hình này đã thất bại và kéo theo đó là một cây nến IFC đảo ngược xuất hiện càng củng cố cho quyết định thoát lệnh của các trader đã MUA trước đó.
Trong trường hợp này nếu các bạn quyết định đóng lệnh thì xin chia buồn vì giá sau khi các bạn đóng lệnh đã bật tăng như dự đoán và cây nến IFC đảo ngược kia chỉ là hành động Sweep Liquidity của Bigboy.
Vì vậy theo kinh nghiệm cá nhân của tác giả thì các bạn nên đợi xem nến kế tiếp hình thành như thế nào sau khi nến IFC đảo ngược xuất hiện thì mới đưa ra quyết định đóng lệnh hay không.
Điều quan trọng mà các bạn cần ghi nhớ khi nhìn nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo là phản ứng nhanh của giá đi ngược với xu hướng mà các bạn dự đoán. Phản ứng càng nhanh, mạnh nghĩa là “bẫy” càng lớn, khả năng vùng Supply/ Demand vô hiệu càng cao.
Nếu như trong biểu đồ trên, thay vì xuất hiện một cây nến Engulfing tăng, mà là một nến giảm hình thành theo sau nến IFC đảo ngược sẽ chứng tỏ vùng Supply/ Demand vô hiệu. Lúc này các bạn nên đóng lệnh để giảm thua lỗ của lệnh này.
Các bạn cũng phải nhận thấy thị trường tạo ra một nến IFC trong khoảng từ 1-4 cây nến sau khi thị trường vừa tiến vào vùng Supply/ Demand. Nếu thị trường tịnh tiến trong vùng Supply/ Demand với thời gian lâu hơn và các bạn nhìn thấy một nến IFC đảo ngược hình thành sau đó thì các bạn sẽ phải suy nghĩ lại quyết định thoát lệnh. Đó có thể không phải là một dấu hiệu cảnh báo.
Tóm lại tác giả muốn gửi đến các bạn những điều sau khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo vùng Supply/ Demand vô hiệu:
- Không phải khi nào các bạn thấy nến IFC đảo ngược thì cũng phải thoát lệnh ngay lập tức.
- Chờ đợi nến tiếp theo hình thành sau nến IFC đảo ngược để xác nhận tín hiệu.
- Khi giá đã chạm vùng Supply/ Demand, dấu hiệu cảnh báo phải xuất hiện trong khoảng 1-4 nến, không nên đợi lâu hơn.
Các phương pháp thoát lệnh hay báo hiệu trader nên thoát lệnh rất quan trọng trong trading. Entry của các bạn có thể không tốt lắm nhưng exit phải thật hoàn hảo. Exit giúp các bạn bảo toàn vốn, cắt lỗ và giúp các bạn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
3. Vùng Supply/ Demand cùng xu hướng nhưng hình thành trễ.
Dấu hiệu cảnh báo vùng Supply/Demand vô hiệu cuối cùng mà tác giả sắp giới thiệu có tên gọi vùng Supply/ Demand cùng xu hướng nhưng hình thành trễ.
Đây là một dấu hiệu đặc biệt vì nó không xuất hiện bên trong vùng Supply/ Demand hay liên quan đến hoạt động của price action xung quanh vùng giá đó mà các bạn phải dựa vào vị trí của giá hiện tại để xác định dấu hiệu cảnh báo này.
Xu hướng thị trường biến động như một thước đo xác suất. Khi giá đang trong xu hướng giảm, nơi tốt nhất để ta vào lệnh bán ở đỉnh của xu hướng, nếu các bạn vào lệnh khi giá đã giảm một thời gian lâu nghĩa là lợi nhuận của bạn đã giảm đi rất nhiều (vì giá khó có khả năng đi xa). Nhưng thực tế thì việc đoán đúng đỉnh và đáy chỉ xảy ra vài lần trong đời của một trader nhà nghề.
Nếu các bạn vào lệnh bán sau khi giá đã đi được một quãng đường lớn trước đó thì khả năng các bạn kiếm lợi nhuận sẽ thấp hơn vì các Pro Trader hay Bigboy đã chốt lời xong.
Nếu thị trường đã tăng giá trong một thời gian dài và không có sự sụt giảm hay sideway nào của giá thì cơ hội thị trường tiếp tục đi theo chiều hướng tăng sẽ giảm xuống. Vì vậy, nếu các bạn nhìn thấy một vùng Supply/ Demand vào cuối một xu hướng thì tỉ lệ thắng lệnh của các bạn sẽ giảm xuống vì khả năng đảo chiều xu hướng thị trường đã tăng lên.
Ở đây quá trình sụt giảm hay sideway chính là khái niệm ROF (tái thiết lập lại cấu trúc thị trường) sẽ được Blog ngoại hối gửi đến các bạn ở các bài viết sau.
Hãy cùng nhìn vào vùng Supply cuối cùng trong biểu đồ trên, khi thị trường đang ở xu hướng giảm và các bạn nhìn thấy một vùng Supply vừa hình thành, và các bạn nghĩ vùng này có vẻ ngon ăn, chắc ta nên đợi giá hồi lên một chút rồi sell tiếp.
Dễ dàng nhận thấy thị trường rõ ràng đang trong xu hướng giảm, giá tiếp tục hình thành các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn. Các bạn có thể xem xét đặt một lệnh sell limit ở vùng Supply này.
Vấn đề trong trường hợp này là giá giảm mà không có một quá trình ROF nào đáng kể. Do đó, nó khó có thể đi xuống sâu hơn được.
Một trong những thời điểm thú vị nhất khi quan sát thị trường là khi mà mọi người (trong trường hợp này là các Trader) gặp bối rối với điều xảy ra không đúng như kỳ vọng của họ.
Khi thị trường tiếp tục làm những điều giống nhau trong một khoảng thời gian dài, mọi người sẽ kỳ vọng nó tiếp tục làm điều tương tự trong tương lai (khó mà nói ai dám nghĩ đến việc trade ngược lại?)
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản đằng sau việc giao dịch theo xu hướng. Xu hướng càng kéo dài, càng nhiều khả năng nó sẽ tiếp tục đi theo cùng một hướng. Trong ví dụ trên, thị trường đã giảm và không có sự hồi phục, điều này làm cho các Trader tin rằng thị trường chắc chắn sẽ tiếp tục giảm.
Do đó, khi thị trường bắt đầu hồi ngược trở lại, khả năng vùng Supply ở biểu đồ trên bị phá vỡ rất cao vì đã “bẫy” được rất nhiều Trader tin rằng thị trường sẽ tiếp tục giảm điểm tiếp.
Quy tắc các bạn có thể sử dụng để giữ cho bản thân mình tránh việc vào lệnh ở vùng Supply/ Demand có tỉ lệ vô hiệu cao này là:
- Vùng Supply/ Demand hình thành sau khi thị trường đã hình thành xu hướng trong một thời gian dài.
- Trong khoảng thời gian đó nó đã di chuyển liên tục theo một hướng, không có đợt giá hồi hoặc sideway lớn nào xảy ra (ROF).
Một đợt giá sideway lớn là khi thị trường sideway trong hơn một ngày, một đợt giá pullback lớn chính là khi thị trường đi ngược so với xu hướng chính một cách rõ ràng (giá quay về vùng giá Premium hoặc Discount).
Trên đây là toàn bộ các dấu hiệu có thể xuất hiện để cảnh báo về việc một vùng Supply/ Demand vô hiệu. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể nhận biết chính xác câu chuyện mà thị trường đang kể với chúng ta từ đó giúp tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Hẹn gặp lại các lại các bạn ở các bài viết tiếp theo về chủ đề SMC trên Blog ngoại hối!
Nguồn : Tổng hợp Internet