Phương pháp SMC-Cách giao dịch với khối Oder Block

0
993

Trade with Top Brokers

Phương pháp SMC-Cách giao dịch với khối Oder Block.

Phương pháp SMC-Cách giao dịch với khối Oder Block – Ở bài viết trước Blog ngoại hối đã giới thiệu đến các bạn cách xác định một khối Oder Block hợp lệ để sử dụng làm POI tiềm năng. Vậy cách giao dịch với khối Oder Block đó như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết  này, giúp các bạn dễ dàng giao dịch với các loại Order Block khác nhau.

Oder Block có thể tạm chia làm 3 loại cơ bản thường gặp:

  • Khối Oder Block khởi đầu xu hướng (Inside Order Block).
  • Khối Oder Block tiếp diễn xu hướng (Continous Oder Block).
  • Khối Breaker Block.

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu cách giao dịch với từng loại Order Block này.

exness-banner-10

1. Cách giao dịch với khối Oder Block khởi đầu xu hướng (Inside Order Block):

Cùng trở lại với điều kiện một khối Oder Block hợp lệ, một khối Oder Block hợp lệ phải đáp ứng đủ 6 điều kiện sau:

– Phải có sweep liquidity.

– Phải có sự xuất hiện của Imbalance.

– Phải có sự phá vỡ cấu trúc BOS.

– Phải có sự xuất hiện Inducement.

– Phải chưa bị Mitigated.

– Phải nằm trong vùng giá Premium (Khi Sell) hoặc Discount (khi Buy).

Hình 1. Các tiêu chí một khối Order Block hợp lệ - Phương pháp SMC
Hình 1. Các tiêu chí một Order Block hợp lệ.

1.1 Cách giao dịch với khối Oder Block khởi đầu xu hướng (Inside Oder Block):

Khối Oder Block này có phạm vi là cây nến tăng cuối cùng trước trước xu hướng giảm và ngược lại phạm vi của cây nến tăng cuối cùng trước xu hướng tăng.

Khối Oder Block này thường nằm ở vị trí cuối Range Phase trong một Oder Flow không có Mitigation Phase. Nó là động thái tăng sau khi Bigboy gom hàng và Stop hunt các Stop Oder của các Retail traders.

Hình 2. Khối Oder Block bắt đầu xu hướng.
Hình 2. Khối Oder Block bắt đầu xu hướng.

Và để giao dịch với khối Oder Block này Blog gợi ý đến các bạn chiến lược giao dịch sau:

  • Đối với xu hướng tăng : Đặt một lệnh Buy-limit tại Oder Block này sau khi xuất hiện Mitigation Phase. Takeprofit tại đỉnh Mitigation phase và Stoploss dưới khối Oder Block 3-5 pips.
  • Đối với xu hướng giảm: Đặt một lệnh Sell-limit tại Oder Block này sau khi xuất hiện Mitigation Phase. Takeprofit tại đáy của Mitigation phase và Stoploss trên khối Oder Block 3-5 pips.

Hình 3. Cách giao dịch với khối Oder Block: Buy- limit hoặc chờ CE khung giờ thấp.
Hình 3. Cách giao dịch với khối Oder Block: Buy- limit hoặc chờ CE khung giờ thấp.

Ngược lại với xu hướng giảm:

Hình 4. Cách giao dịch với khối Oder Block: Sell limit hoặc chờ CE.
Hình 4. Cách giao dịch với khối Oder Block: Sell limit hoặc chờ CE.

1.2 Ví dụ cách giao dịch với khối Oder Block khởi đầu xu hướng:

Bây giờ hãy cùng đến với một vài ví dụ sau đây:

  • Đối với xu hướng tăng:

Hình 5. Chọn khối Oder Block tiềm năng làm POI cặp AUD/USD
Hình 5. Chọn khối Oder Block tiềm năng làm POI cặp AUD/USD

Cùng đến với biểu đồ cặp AUD/USD khung D1 trên:

  • Xu hướng trước đó đang là một xu hướng giảm và đang hình thành một Range phase.
  • Sau khi hình thành Range phase xuất hiện một chuỗi các lệnh bán liên tục của Bigboy để làm giá thấp nhất có thể.
  • Tiếp theo sau đó là một cây nến giảm cuối cùng (đây chính là phạm vi của khối OB) thực hiện hành động Sweep liquidity (1).
  • Sau đó là sự hình thành nên Initiation Phase với khoảng trống Imbalance chưa bị khai thác (2).
  • Sau khi BOS qua đỉnh cao nhất của Range phase (3) giá quay trở lại Mitigate vùng Supply trước đó (4).
  • Trong quá trình Mitigate giá cũng đã tạo ra 2 cây nến tăng đây là dấu hiệu của Inducement (5).

exness

Tổng hợp (1,2,3,4,5) cùng với việc khối OB này nằm ở vùng giá Discount, các bạn đã có cho mình một khối Oder Block đủ điều kiện làm POI.

Theo lý thuyết các bạn có thể thực hiện một lệnh Buy-limit hoặc chờ CE tại LTF ở khối Oder Block này. TP tại đỉnh cao nhất của Initiation phase và Stoploss dưới OB 3-5 pips tùy theo cách các bạn quản lý rủi ro. Cùng xem kết quả:

Hình 6. Kết quả giao dịch với khối Oder Block cặp AUD/USD khung D1
Hình 6. Kết quả giao dịch với khối Oder Block cặp AUD/USD khung D1

  • Đối với xu hướng giảm:

Hình 7. Chọn khối Oder Block tiềm năng làm POI cặp USDCAD
Hình 7. Chọn khối Oder Block tiềm năng làm POI cặp USDCAD

Cùng đến với biểu đồ USD/CAD khung D1 trên:

  • Xu hướng trước đó là xu hướng tăng và đã hình thành Range Phase.
  • Sau khi hình thành Range phase xuất hiện một chuỗi các lệnh mua liên tục của Bigboy để làm giá tăng cao nhất có thể.
  • Tiếp theo sau đó là một cây nến tăng cuối cùng (đây chính là phạm vi của khối OB) thực hiện hành động Sweep liquidity (1). Ở đây ta xét việc Sweep liquidity với đỉnh cao nhất trước đó của xu hướng.
  • Sau đó là sự hình thành nên Initiation Phase với khoảng trống Imbalance chưa bị khai thác (2). Initiation phase này là một cây nến Marubozo duy nhất với khối lượng lớn và đà giảm mạnh thể hiện lực bán rất lớn của Bigboy.
  • Sau khi BOS qua đỉnh thấp nhất của Range phase (3) giá quay trở lại Mitigate vùng Demand trước đó (4).
  • Trong quá trình Mitigate giá cũng đã tạo ra một cây nến có đuôi dài thể hiện sự giằng co giữa phe mua và phe bán nhưng cuối cùng giá cũng quay lại vùng Demand. Đây là dấu hiệu của Inducement (5).
Qua quá trình phân tích trên các bạn có thể xác nhận đây là một khối Oder Block tiềm năng cho một lệnh Sell-limit khi đáp ứng đủ 6 điều kiện theo lý thuyết. Theo lý thuyết các bạn có thể thực hiện một lệnh Sell-limit hoặc chờ CE tại LTF ở khối Oder Block này. TP tại đáy nhất của xu hướng tăng và Stoploss dưới OB 3-5 pips tùy theo cách các bạn quản lý rủi ro. Cùng xem kết quả:

Hình 8. Kết quả giao dịch với khối Oder Block lệnh Sell-limit USDCAD.
Hình 8. Kết quả giao dịch với khối Oder Block lệnh Sell-limit USDCAD.

Trong 2 ví dụ trên các bạn có thể thấy giá hoàn toàn có thể có đôi chút khác biệt so với lý thuyết nên sử dụng công cụ Stoploss như thế nào sẽ quyết định sự thành bại của một trade.

Trong khi Mitigation phase ở ví dụ 1 là một chuỗi nến thì ở ví dụ 2 Mitigation lại nằm hoàn toàn trong một cây Marubozo và sự Mitigate này sẽ thu hẹp được Stoploss của các bạn.

Bây giờ hãy cùng đến với loại Oder tiếp theo.

exness banner optimized

2. Cách giao dịch với khối Oder Block tiếp diễn (Continous Oder Block):

Oder Block tiếp diễn thường xuất hiện ở Confirmation Phase dưới dạng một cây nến hoặc cụm nến pull back (Nó không phải là cấu trúc Minor).

Nếu xét về mức độ tiềm năng thì Oder Block tiếp diễn sẽ không có giá trị bằng Oder Block bắt đầu xu hướng để sử dụng làm POI vì vùng giá này thường không nằm ở vùng Discount hay Premium và nó chỉ đóng vai trò là một Smart Money Trap mà thôi.

Hình 9. Hai loại Oder Block thường gặp.
Hình 9. Hai loại Oder Block thường gặp.

Để giao dịch với khối Oder Block này thì trước tiên khối OB cũng phải đáp ứng 6 điều kiện theo lý thuyết và nó không bị Smart Money Trap. Có nghĩa là nó không bị khai thác và nằm sau cú pullback đầu tiên. Hãy nhớ điều này vì giao dịch với Oder Block tiếp diễn rủi ro rất cao.

Điều kiện tiếp theo là khối Oder Block này phải xuất hiện sau cấu trúc Major. Và nằm ở Confirmation Phase.

Bạn có thể tham khảo thêm về Order Flow qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vẫn đề này:

Sau khi có đủ các điều kiện kể trên Blog xin giới thiệu đến các bạn 2 chiến lược giao dịch sau:

  • Giao dịch với khoảng trống Imbalance sau khi khối Oder Block tiếp diễn hình thành.
  • Giao dịch bằng lệnh limit tại vùng giá tạo ra khối Oder Block.

exness banner 468 optimized

2.1 Giao dịch với khoảng trống Imbalance sau khi khối Oder Block tiếp diễn hình thành.

Đúng với tên gọi của khối Oder Block này các bạn sẽ tìm điểm vào lệnh để follow theo xu hướng trước đó. Vì khối Oder Block này chỉ hình thành ở Confirmation phase mà thôi.

Hình 10. Khối Oder Block tiếp diễn tạo ra Imbalance.
Hình 10. Khối Oder Block tiếp diễn tạo ra Imbalance.

Sau khi tạo ra tín hiệu BOS để tiếp tục xu hướng, giá sẽ tạo ra các Imbalance, nhiệm vụ của các bạn là phải tìm kiếm các Imbalance này. Đây là vùng các bạn sẽ quan sát chứ không phải khối Oder Block tiếp diễn hợp lệ trước đó.

Sau khi hình thành các con sóng hồi giá sẽ có xu hướng quay về vùng giá Imbalance. Tại vùng giá ImBalance các bạn sẽ đặt một lệnh limit để follow theo xu hướng đã hình thành trước đó.

Vào lệnh khi giá khớp lệnh limit hoặc CE ở LTF. Take-profit tại đáy của xu hướng trước đó và Stoploss trên Imbalance 3-5 pips tùy vào việc quản lý rủi ro của các bạn.

Cùng đến với ví dụ sau để làm rõ:

Hình 11. Cách timing để giao dịch khối với Oder Block tiếp diễn cặp USD/CAD khung D1
Hình 11. Cách timing để giao dịch khối với Oder Block tiếp diễn cặp USD/CAD khung D1

Quan sát biểu đồ cặp USD/CAD khung D1 trên:

  • Xu hướng hiện tại là xu hướng tăng và các bạn đã xác định được một khối Oder Block tiếp diễn hợp lệ với đầy đủ các điều kiện được thỏa mãn để timing.
  • Sau khi giá tiếp xúc với vùng Imbalance nằm trên khối Oder Block này thông thường thì trong đầu các bạn đa số sẽ nghĩ xu hướng tăng đã kết thúc và khối OB này sẽ bị break. Nhưng theo lý thuyết một khi đã đáp ứng đủ tất cả các điều kiện thì các bạn hãy mạnh dạn Buy tiếp theo xu hướng.
  • Đặt Take-profit tại đỉnh cao nhất được tạo ra bởi xu hướng Stoploss dưới Imbalance 3-5 pips tùy theo sự quản lý rủi ro của các bạn.

Và đây là kết quả:

Hình 12. Kết quả giao dịch với Imbalance sau khối Oder Block tiếp diễn cặp USD/CAD khung D1
Hình 12. Kết quả giao dịch với Imbalance sau khối Oder Block tiếp diễn cặp USD/CAD khung D1

Trong thực tế đây là một kỹ thuật rất khó vì khối Oder Block này không nằm ở vùng Discount hay Premium vì vậy nó không giữ được giá. Các bạn chỉ thực hiện chiến lược này khi đáp ứng đủ tất cả các điều kiện trên để giảm thiểu rủi ro.

2.2 Giao dịch bằng lệnh limit tại vùng giá tạo ra khối Oder Block tiếp diễn.

Phương pháp giao dịch này cũng tương tự như với khối Oder Block khởi đầu xu hướng. Một khi khối Oder Block đáp ứng đủ 6 điều kiện thì các bạn sẽ tiếp tục follow theo xu hướng. Cùng đến với ví dụ sau để làm rõ:

Hình 13. Timing khối Oder Block tiếp diễn đủ điều kiện làm POI cặp NZD/USD khung D1
Hình 13. Timing khối Oder Block tiếp diễn đủ điều kiện làm POI cặp NZD/USD khung D1

Cùng đến với biểu đồ cặp NZD/USD khung D1:

  • Hiện tại thì giá đang hình thành một Range Phase sau xu hướng tăng với cấu trúc Major khá rõ.
  • Các bạn cũng xác định được một khối Oder Block hợp lệ như hình.
  • Theo như lý thuyết ở trên thì việc của các bạn là đặt một lệnh Buy-limit tại khối OB và follow theo xu hướng tăng. Take-profit tại đỉnh xu hướng và Stoploss 3-5 pips dưới khối OB tùy theo cách quản lý rủi ro của các bạn.

Và đây là kết quả:

Hình 14. Kết quả giao dịch với khối Oder Block tiếp diễn cặp NZD/USD khung D1
Hình 14. Kết quả giao dịch với khối Oder Block tiếp diễn cặp NZD/USD khung D1

Đôi khi các bạn sẽ thấy xu hướng đảo chiều chỉ với một đỉnh hoặc đáy dạng V-shape cho nên trong tiềm thức các bạn sẽ hình thành tư duy bắt đáy hoặc đỉnh để tăng phần thưởng cho mình. Nhưng điều này là cực kỳ rủi ro. Vậy để hiểu đúng khi nào đỉnh đáy dạng V-shape là một cú đảo chiều tiềm năng. Hãy đến với phần Breaker Block sau đây.

exness banner dai duoi 1 optimized

3. Cách giao dịch với khối Breaker Block:

Trong phần này Blog ngoại hối sẽ hướng dẫn cách giao dịch với loại Oder Block đặc biệt này.

Cùng đến với biểu đồ cặp USD/CHF sau:

Hình 15. Timing Breaker Block cặp USD/CHF khung D1
Hình 15. Timing Breaker Block cặp USD/CHF khung D1

  • Xu hướng hiện tại của cặp USD/CHF đang giảm.
  • Đáy B sau khi quét thanh khoản đáy A trước đó đã hình thành một sóng vượt qua đỉnh cao nhất trước đó tạo ra tín hiệu BOS.
  • Lúc này theo như định nghĩa về Breaker Block các bạn sẽ xác định được phạm vi của cây nến tăng cuối cùng trước khi tạo ra đáy thấp nhất B chính là một Breaker Block.
  • Timing tại đây bằng một lệnh Buy-limit. Vì đây là một dạng Oder Block đặc biệt nên giá sẽ không hồi về vùng Demand trước đó.
  • Các bạn sẽ sử dụng công cụ Fibonacci để xác định Take-profit. Điểm TP là mốc 1,618 trên công cụ. Stoploss 3-5 pips dưới vùng Breaker Block tùy vào cách quản lý rủi ro của các bạn.

Hình 16. Kết quả giao dịch với Breaker Block cặp USD/CHF khung D1
Hình 16. Kết quả giao dịch với Breaker Block cặp USD/CHF khung D1

Như vậy các bạn đã cùng Blog tìm hiểu về cách giao dịch với các dạng khác nhau của khối Oder Block. Điều Blog muốn nhắn nhủ đến các bạn là hãy chọn các khối Oder Block đủ điều kiện để giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro và hãy follow theo xu hướng chứ đừng vội bắt đỉnh hoặc đáy.

Oder Block chỉ là một trong nhiều các vùng POI mà các bạn có thể timing để giao dịch. Ở các bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các dạng POI tiềm năng khác. Hãy cùng đón đọc!

Nguồn : Tổng hợp Internet