Phương pháp SMC-Cách Bigboy thao túng thị trường bằng thời gian.
Thời gian và giá cả là một phần quan trọng của Phương pháp SMC, ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu cách Bigboy thao túng thị trường thông qua hành động giá. Vậy Bigboy sử dụng thời gian để rút cạn Liquidity của thị trường như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.
THAM KHẢO THÊM : Phương pháp SMC-Tìm hiểu về Liquidity.
1. Thiết lập Indicators FXN:
Như các bạn đã biết thì một ngày giao dịch của traders thường có 3 phiên: Á, Âu và Mỹ. Giữa các phiên giao dịch đều có một khoảng thời gian gọi là Lunch Break.
Trước tiên hãy cùng tìm hiểu về công cụ FXN, một Indicator dùng để xác định thời gian và khoảng cách giữa các phiên giao dịch trong ngày.
Bước 1: Thêm Indicators FXN vào biểu đồ giao dịch trên TradingView.
Bước 2: Thiết lập các thông số.
Đầu tiên trong phần Inputs, các bạn chỉ giữ lại 2 mục là Show London Session Box và Show New York Session Box.
Các mục còn lại thì các bạn không cần chọn.
Bước 3. Thiết lập mục Style:
Các bạn chỉ lại 3 phần:
- Fill Asian Range Color.
- Fill London Range Color.
- Fill New York Range Color.
Các phần này dùng để tô màu các khung giờ tương ứng mà các bạn muốn hiển thị trên biểu đồ.
Các phần còn lại thì các bạn không cần chọn.
Đây là biểu đồ sau khi thiết lập Indicator FXN.
Như vậy Blog ngoại hối đã cùng với các bạn thiết lập công cụ FXN. Hãy cùng xem Bigboy sẽ làm gì để rút cạn thanh khoản trong các phiên giao dịch trong ngày.
2. Session Liquidity:
Trong một phiên giao dịch sẽ hình thành giá thấp nhất ( Session Low) và giá cao nhất (Session High). Hành động quét Liquidity ở hai Session High/Low này của Bigboy sẽ khiến thị trường đảo chiều lên hoặc xuống. Vì mỗi Session High/Low này đều đóng vai trò là thanh khoản.
2.1 Trong một ngày sẽ có ít nhất một phiên bị thao túng (Sweep Liquidity):
Cùng quan sát biểu đồ sau:
Cùng nhìn lại quá trình Bigboy rút cạn Liquidity của thị trường biểu đồ GBP/USD khung M5.
- Giá hình thành một vùng Range giá nằm ngang trong suốt thời gian phiên Á diễn ra cho đến khi vào cuối phiên một cây nến đuôi dài quét qua giá cao nhất của phiên Asian Session High.
- Hành động này của Bigboy đã khớp các lệnh Buy Stop của traders đội Buy đặt phía trên Range đồng thời cũng loại bỏ luôn Stoploss của đội Sell, qua đó loại bỏ thanh khoản của toàn bộ phiên Á.
- Sau đó phiên Âu bắt đầu, giá từ đỉnh Range tạo thành xu hướng giảm, xu hướng kéo dài cho đến hết phiên Âu.
- Cuối phiên Âu giá đã không thể tiếp tục xu hướng khi đã cạn kiệt động lực và tạo thành một ngưỡng hỗ trợ London Session Low.
- Vào lúc này khi thời gian Lunch Break bắt đầu một hành động phá vỡ giả vùng hỗ trợ London Session Low diễn ra khiến giá khớp các lệnh Sell Stop của các traders Sell follow theo xu hướng phiên Âu và cả các Stoploss của traders Buy đặt lệnh dưới London Session Low.
- Phiên Mỹ bắt đầu cũng là lúc sự đảo chiều xuất hiện sau khi rút cạn thanh khoản của các Retail traders.
Trên đây là một ví dụ về diễn biến một ngày giao dịch của cặp GBP/USD khung M5. Các bạn có thể quan sát cuối mỗi phiên đều là sự thao túng của BigBoy để rút cạn Liquididty của thị trường và điều này gọi là Session Liquidity.
Đằng sau mỗi hành động Session Liquidity là một sự đảo chiều tiềm năng xuất hiện. Trong một ngày giao dịch thì sẽ có ít nhất một phiên bị thao túng (Sweep Liquidity Session High/Low). Trong ví dụ trên cả phiên Á và Âu đều bị Bigboy thao túng. Đây là đặc điểm thứ nhất của Session Liquidity.
2.2 Sự tiếp diễn xu hướng giữa các phiên giao dịch.
Cùng đến đặc điểm thứ hai đó là sự tiếp diễn giữa các phiên. Nếu phiên Á- Âu tiếp diễn một xu hướng thì phiên Mỹ có khả năng đảo chiều.
Lưu ý: đảo chiều ở đây có thể là một động thái pullback về cấu trúc Major chứ không phải là sự đảo chiều thay đổi cả xu hướng lớn.
Sự tiếp diễn giữa các phiên có thể giữa Âu-Mỹ, Mỹ-Á theo cùng quy luật trên. Việc xác định quy luật này giúp các bạn có thể có một giao dịch đảo chiều tiềm năng.
2.3 Giao dịch đảo chiều khi giá chạm Asian Session High/Low:
Vì khối lượng giao dịch và biên độ giá của phiên Á thường rất thấp (7-10 pips khung m15) nên phiên Á thường là phiên tạo ra Liquidity cho thị trường và là phiên dễ bị thao túng nhất.
Cũng vì đặc điểm đó nên Bigboy thường Sweep liquidity tại Asian Session High/Low.
Biểu đồ GBP/USD khung M5 trên cho thấy sự tiếp diễn giữa 2 phiên Á-Âu. Nhưng hãy để ý vào khoảng thời gian Lunch Break giá đã vượt ra ngoài Asian Session High. Đây là tín hiệu của sự đảo chiều tiềm năng.
Tuy nhiên các bạn không nên tiến hành Sell ngay mà phải đợi sự xuất hiện của tín hiệu CHOCH. Sau khi tín hiệu CHOCH xuất hiện giá quay về Oder Block và bắt đầu giảm. Đây cũng là thời gian phiên Mỹ diễn ra.
Đây cũng là đặc điểm khi 2 phiên giao dịch tiếp diễn thì phiên tiếp theo là một sự đảo chiều.
Cùng đến với ví dụ tiếp theo trên biểu đồ EUR/USD khung M5
Sau khi giá nằm ngoài Asian Session Low vào giờ Lunch Break dự báo sự đảo chiều của xu hướng. Trong suốt phiên Âu giá đã Mitigate lại về vùng Oder Block. Trước khi bật tăng khi phiên Mỹ bắt đầu.
Qua hai ví dụ trên các bạn có thể đưa ra kết luận khi giá ra ngoài phạm vi của phiên Á sẽ là dấu hiệu đảo chiều tiềm năng và hãy kiên nhẫn chờ tín hiệu CHOCH xuất hiện.
Một lưu ý quan trọng: không nên giao dịch khi Lunch Break diễn ra.
3. Daily Liquidity:
Các tổ chức tài chính lớn, ngân hàng, Bigboy thường giao dịch theo những khung thời gian lớn như Weekly hay Monthly, chính vì vậy sẽ thật thiếu sót nếu họ không thao túng Liquidity trên khung Day. Hãy cùng tìm hiểu cách họ thao túng thị trường bằng Daily Liquidity qua hình ảnh sau:
Đỉnh/ đáy của cây nến ngày hôm trước (D1) đóng vai trò là Daily Liquidity lý do rất đơn giản tương tự như Session Liquidity vì hầu hết traders sẽ Buy khi giá phá vỡ lên và Sell khi giá phá vỡ xuống.
Lúc này khi Bigboy tạo ra Daily Liquidity sẽ khớp các lệnh Buy Stop/ Sell Stop đồng thời quét luôn Stoploss của traders follow trend. Một mũi tên trúng 2 đích.
Daily Liquidity có 2 đặc điểm sau:
- Khi xu hướng thị trường đang là giảm thì việc quét đáy nến ngày hôm trước là một động thái Buy trong ngắn hạn. Ngược lại khi xu hướng thị trường đang là tăng thì việc quét đỉnh nến ngày hôm trước đóng vai trò là một động thái Sell trong ngắn hạn.
- Khi xu hướng thị trường đang là giảm thì việc quét đỉnh nến ngày hôm trước cho xác suất Sell có khả năng cao hơn. Ngược lại khi xu hướng thị trường đang là tăng thì việc quét đáy ngày hôm trước cho khả năng lệnh Buy xác xuất cao hơn.
Sau khi giá quét Daily Liquidity, các bạn phải vào M15 để chờ xác nhận CHOCH. Cách thức giao dịch sẽ được Blog nói rõ trong các bài viết về entry.
Trên đây là toàn bộ cách thức Bigboy sử dụng Liquidity để thao túng thị trường theo thời gian. Blog hy vọng các bạn có thể luyện tập thật nhiều để nhận diện được các bẫy thanh khoản này. Qua đó giảm thiểu được rủi ro trong quá trình giao dịch.
Việc nhận diện Liquidity chẳng những giúp các bạn giảm thiểu rủi ro mà còn giúp các bạn tìm ra POI tiềm năng. Vậy giao dịch với Liquidity thế nào sẽ được Blog giới thiệu đến các bạn ở bài viết sau. Hãy cùng đón đọc!
Nguồn : Tổng hợp Internet