Phương pháp SMC-Các dạng ROF thường gặp

0
1184

Trade with Top Brokers

Phương pháp SMC-Các dạng ROF thường gặp.

Tiếp nối chuỗi bài viết về Phương pháp SMC, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một khái niệm khá quan trọng trong SMC, đó là ROF. Quá trình ROF diễn ra như thế nào? Và có bao nhiêu dạng ROF? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này.

Ở bài viết trước Blog ngoại hối đã cùng các bạn tìm hiểu cách xác định sức mạnh của OderFlow bằng các công cụ:

– Công cụ Premium/ Discount.

– Công cụ trading Range.

– Công cụ IDM tạo tín hiệu BOS.

Từ đó các bạn đã xác định: chỉ khi nào con sóng đủ mạnh khi đã thỏa mãn ba điều kiện trên thì mới tiến hành giao dịch. Và khi con sóng yếu thì chắc chắn thị trường sẽ tiến hành tái cấu bằng quá trình ROF.

Vì quá trình ROF về cơ bản chỉ là tái thiết lập sức mạnh của Swing Structure nên sau khi quá trình ROF kết thúc việc của các bạn là tìm những vùng POI và giao dịch tiếp diễn theo xu hướng.

Vậy quá trình ROF diễn ra như thế nào? Và có bao nhiêu dạng ROF? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết hôm nay.

Xem thêm:

exness banner dai duoi 1 optimized

1. ROF được xác định bằng công cụ Premium/ Discount

Dạng ROF này là dạng đơn giản nhất được xác nhận bằng công cụ trực quan PD. Nếu như PD dùng để kiểm tra sức mạnh OderFlow thì công cụ này cũng có thể được dùng để xác nhận một con sóng đã được tái thiết lập hay chưa.

Cách xác nhận khá đơn giản:

  • Nếu trong xu hướng tăng: con sóng chỉ được khẳng định là đã ROF khi con sóng sau tín hiệu BOS pullback về vùng giá Discount.
  • Nếu trong xu hướng giảm: con sóng chỉ được khẳng định là đã ROF khi con sóng sau tín hiệu BOS pullback về vùng giá Premium.

Hình 1. ROF được xác định bằng công cụ Premium Discount- Phương pháp SMC-Các dạng ROF thường gặp
Hình 1. ROF được xác định bằng công cụ Premium Discount.

Lưu ý: Sau khi giá quay về vùng Premium/ Discount cần phải tạo BOS để xác nhận quá trình ROF thành công.

Cùng đến với diễn biến quá trình hình thành ROF trên biểu đồ USDCHF khung H4 sau:

Hình 2. ROF được xác định bằng công cụ Premium Discount biểu đồ USDCHF.
Hình 2. ROF được xác định bằng công cụ Premium Discount biểu đồ USDCHF.

Cùng bắt đầu từ vùng giá màu vàng nhạt bắt đầu cho xu hướng giảm.

  • Bằng cách sử dụng công cụ PD các bạn có thể thấy sau khi tạo BOS giá đa hình thành một cấu trúc Minor và chưa hồi về vùng giá Premium.
  • Các bạn sẽ không tiến hành giao dịch trong giai đoạn này của thị trường theo lý thuyết ROF đã học. Ắt hẳn sẽ có cảm giác tiếc nuối khi con trend đã đi khá xa nhưng không có dữ liệu nào để trade ở giai đoạn này.

Cùng đến với vùng giá màu xanh nhạt tiếp diễn xu hướng giảm.

  • Sau khi tạo ra đáy Weak Low thị trường đã tạo ra đỉnh Minor. Nếu giao dịch với đỉnh Minor lúc này các bạn đã bị Stoploss khi giá quét qua Minor một đoạn khá dài và hình thành một CHOCH ngược hướng.
  • Sau khi tạo đỉnh Strong High lúc này tuy giá chưa hồi về vùng Premium của cả con sóng lớn trước đó nhưng đây chính là khởi đầu của quá trình ROF tạo CHOCH qua đỉnh Major (Sẽ tìm hiểu ở phần 2 của bài viết)
  • Tiếp theo hãy cùng quan sát kỹ phản ứng của giá: sau khi giá giảm chạm vào cạnh dưới của Range, giá tiến hành hồi về vùng giá Premium của con sóng tạo Swing High sau đó tiến hành BOS qua Range. Quá trình ROF lúc này đã hoàn thành. Và các bạn đã có thể tiến hành giao dịch khi giá hồi về vùng Premium.

exness

Cùng đến với vùng giá màu xám tái thiết lập ROF với mô hình 2 đỉnh xu hướng giảm.

  • Sau khi hồi về vùng giá Premium ở vùng màu xanh nhạt giá đã tiến hành tạo BOS, tuy nhiên lúc này giá không đi quá xa.
  • Giá đã bắt đầu đi ngang hình thành nên Trading Range nhưng tuyệt nhiên vẫn tôn trọng cấu trúc tạo bởi Strong High trước đó và không hồi về vùng giá Premium.
  • Lúc này đây mô hình 2 đỉnh xu hướng giảm đã hình thành với 2 EQH bằng nhau là dấu hiệu. Mô hình giá ở giai đoạn này thường ẩn chứa rất nhiều quá trình Sweep Liquidity của Bigboy vì thị trường đã cạn kiệt thanh khoản để có thể vận động theo bất kỳ xu hướng nào.
  • Cùng quan sát đến cuối vùng màu giá màu xám này khi mô hình 2 đỉnh xác nhận được tạo thành bằng hành động Sweep Liquidity qua 2 EQH và chạm vào vùng giá Premium.
  • Lúc này đây cũng chính là lúc quá trình ROF ở giai đoạn này kết thúc. Và các bạn có thể Sell theo xu hướng giảm như phần lý thuyết về mô hình 2 đỉnh đã học.

Qua việc phân tích lại diễn biến thị trường bắt đầu từ khi xu hướng giảm hình thành cho đến khi được tái thiết lập ROF, các bạn có thể thấy sự liên kết chặt chẽ của hệ thống kiến thức SMC. Việc của chúng ta là tìm ra được sợi dây liên kết đó và xâu chuỗi các hành động lại với nhau, từ đó hiểu được câu chuyện thị trường tại thời điểm giao dịch.

Còn bây giờ cùng đến với các dạng còn lại của quá trình ROF và đặc điểm của chúng.
exness banner 16 optimized

2. ROF tái thiết lập cấu trúc Minor:

Dạng ROF này xảy ra khi thị trường tăng hoặc giảm đột ngột khi có những tin tức cơ bản được công bố, thị trường lúc này phản ứng gần như ngay lập tức mà chưa trải qua quá trình tích lũy hay phân phối.

Trong quá trình di chuyển do tâm lý thị trường đã trở nên hoang mang hay hứng phấn cực độ khiến cho giá di chuyển nhanh với cường độ mạnh dẫn đến quá trình ROF chỉ có thể tái thiết được một phần cấu trúc Minor thông qua hình thức IDM.

Cũng chính vì nguyên nhân được hình thành có phần vội vã theo tâm lý đám đông mà loại ROF này không có sức mạnh như các dạng ROF còn lại. Dạng ROF này được chia ra làm 3 hình thức chính:

Hình 3. Quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Minor bằng cách IDM tạo BOS xu hướng tăng.
Hình 3. Quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Minor bằng cách IDM tạo BOS xu hướng tăng.

Hình 4. Quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Minor bằng cách IDM tạo BOS xu hướng giảm.
Hình 4. Quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Minor bằng cách IDM tạo BOS xu hướng giảm.

Ở dạng ROF thứ nhất các bạn có thể thấy IDM không quét qua đỉnh/ đáy Minor mà tiến hành quét đỉnh hoặc đáy gần nhất của con sóng Internal hình thành sau Minor. Đây là một dạng đặc biệt mà nếu tinh ý các bạn có thể cảm thấy giống các mô hình Liquidity.

Ở dạng ROF thứ 2 và 3: đây chính là Flipzone mà Blog đã giới thiệu đến các bạn ở bài viết trước.

Quá trình ROF chỉ hoàn thành khi IDM tạo BOS hợp lệ. Lúc này các bạn có thể giao dịch follow trend theo xu hướng.

Cùng đến với một vài ví dụ về dạng ROF với cấu trúc Minor trên biểu đồ.

Hình 5. Quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Minor biểu đồ AUDUSD khung D1.
Hình 5. Quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Minor biểu đồ AUDUSD khung D1.

Cùng bắt đầu phân tích con sóng giảm từ đỉnh A. Sau khi xu hướng giảm được hình thành và di chuyển đến Weak Low đầu tiên giá đã tiến hành pullback tạo ra cấu trúc Minor. Vì đặc tính của sóng Minor là yếu và không đi xa nên con sóng này cần phải được tái thiết lập.

Sau khi tiến hành BOS qua Weak Low đầu tiên thị trường dừng lại xu hướng giảm tại Weak Low B và tiến hành pullback lại Strong High C. => Đây là thời điểm đánh dấu IDM, IDM này đã thực hiện hành động quét đỉnh Minor bằng thân nến.

Sau quá trình IDM thành công giá tiếp tục tạo BOS qua Weak Low B và chính thức hoàn thành quá trình ROF. Tuy nhiên hãy để ý một chi tiết nhỏ : sau khi giá chạm B đã có hành động hồi nhỏ và đây không phải là ROF hoàn chỉnh vì giá chưa tiến hành BOS.

Đến đây theo lý thuyết ROF các bạn chỉ cần chờ giá hồi về vùng Premium của con sóng Swing Structure tạo BOS và tiến hành Sell xuống theo xu hướng giảm.

Tiếp theo cũng trên biểu đồ AUDUSD khung D1 cùng quan sát quá trình giá tiến hành ROF và tuân thủ cấu trúc đã tạo thành.

Hình 6. Giá tuân thủ quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Minor.
Hình 6. Giá tuân thủ quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Minor.

Ở giai đoạn đầu của con sóng giảm, sau khi tạo Weak Low và tiến hành tạo IDM như ví dụ trước thị trường cũng thực hiện hành động hồi về Premium của con sóng Swing sau đó tiếp diễn xu hướng giảm.

Ở giai đoạn tiếp theo, thị trường cũng thực hiện những hành động giá tương tự như ở giai đoạn đầu của xu hướng. Tuy nhiên giai đoạn này có chút khác biệt khi giá không thể lập tức quay trở về vùng giá Premium sau khi BOS mà phải trải qua giai đoạn sideway hình thành mô hình 2 EQH để rút cạn Liquidity của thị trường.

Trong suốt quá trình sideway có thể thấy cấu trúc luôn được tuân thủ và không hể bị Mitigate. Sau khi hoàn tất quá trình rút cạn Liquidity thị trường tiếp tục giảm tạo BOS và quá trình ROF đã hoàn tất.

exness banner 468 optimized

3. ROF tái thiết lập cấu trúc Major:

Đây là dạng ROF xảy ra khi thị trường diễn ra trong một thời gian dài và xu hướng đã cạn kiệt động lực. Các đỉnh Minor giờ đây trở nên vô hiệu và không còn có thể tái tạo Liquidity cho thị trường. Khi dạng ROF này xảy ra có thể dẫn đến 2 trường hợp:

  • Thị trường sẽ đảo chiều khi phá vỡ cấu trúc Major.
  • Một con sóng lớn cực mạnh tiếp diễn xu hướng sẽ xảy ra sau khi quá trình ROF kết thúc.

Cũng tương tự như trong trường hợp ROF tái thiết lập cấu trúc Minor, đối với cấu trúc Major cũng có 2 dạng thường gặp đó là tái thiết lập bằng việc quét râu nến hoặc bằng thân nến qua Major. (Màu sắc cây nến trong trường hợp này không quan trọng).

Hình 7. Quá trình ROF hình thành bằng cách IDM qua Major xu hướng tăng.
Hình 7. Quá trình ROF hình thành bằng cách IDM qua Major xu hướng tăng.

Hình 8. Quá trình ROF hình thành bằng cách IDM qua Major xu hướng giảm.
Hình 8. Quá trình ROF hình thành bằng cách IDM qua Major xu hướng giảm.

Về bản chất những vùng cấu trúc Major này là những vùng cung cầu quan trọng, vì vậy xu hướng tiếp theo sau khi quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Major sẽ phụ thuộc cách phản ứng của giá. Điều này đã được blog giới thiệu ở các serie bài viết về cung cầu theo hệ thống SMC.

Xem thêm:

Cùng đến với một vài ví dụ thực tế về quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Major.

Hình 9. Quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Major biểu đồ USDCAD khung D1.
Hình 9. Quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Major biểu đồ USDCAD khung D1.

Đầu tiên hãy cùng đến với biểu đồ USDCAD khung D1.

Cùng quan sát từ khi xu hướng tăng hình thành và tạo ra đỉnh Major đầu tiên. Thị trường luôn luôn tôn trọng điểm Strong Low này và hình thành con sóng tăng mạnh mẽ.

Sau giai đoạn tăng giá này là giai đoạn sideway với cấu trúc Internal Structure theo mô hình trendline giảm. Mô hình sideway này chỉ dừng lại khi nó chạm vào vùng giá hình thành cấu trúc Major.

Sau đó giá bật tăng mạnh mẽ từ vùng Major tạo BOS và hoàn thành quá trình ROF với cấu trúc Major.

Tuy nhiên một điều cần lưu ý sau khi giá di chuyển đến vùng cấu trúc Major này bằng cây nến giảm lớn. Nếu là một traders bình thường chắc chắn sẽ vào lệnh Sell lúc này. Nhưng như đã giới thiệu ở serie về cung cầu trước đó, các bạn cần quan sát thêm 4-5 cây nến theo sau.

Có thể thấy 4-5 nến theo sau đều là những nến tăng và phá bỏ hoàn toàn cây nến giảm trước đó. Thêm một dấu hiệu nữa chính là cây nến Engulfing cuối cùng nhấn chìm toàn bộ tham vọng lật ngược tình thế của phe bán và sau đó thị trường tăng cực mạnh.

Trên đây là toàn bộ nội dung về quá trình ROF và cách thị trường chuyển động sau quá trình tái thiết lập này. Bằng cách kết hợp khéo léo với các kiến thức đã học về Supply/ Demand ở các phần trước hy vọng các bạn sẽ có cho mình những nhận định và chiến lược giao dịch hợp lý.

Nguồn : Tổng hợp Internet