Phương pháp SMC- 4 Yếu tố xác định được cấu trúc lý tưởng.
Phương pháp SMC– Cấu trúc gần như là yếu tố quan trọng nhất của một chiến lược giao dịch, phân tích đúng cấu trúc thì chiến lược giao dịch mới thực sự là chất lượng. Và trong SMC thì việc phân tích cấu trúc lại càng quan trọng vì hầu hết chiến lược trong SMC đều dựa trên cấu trúc lớn nhỏ để giao dịch.
Và trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cách thức một nhà giao dịch SMC chuyên nghiệp xác định và phân tích cấu trúc thị trường như thế nào nhé.
Đỉnh dao động và đáy dao động
Đỉnh dao động là khi giá tạo giá cao nhất và theo hai bên là hai đỉnh thấp hơn.
Và ngược lại với đáy dao động là khi giá tạo đáy thấp và ở hai bên có hai đáy cao hơn.
Các bạn nhìn hình bên dưới, nó sẽ như thế này:
Ngược lại, hình bên phải là đáy dao động, được đặc trưng bởi nến đầu tiên có giá đóng cửa cao hơn giá đóng cửa của nến giữa và nến cuối cùng cũng có giá đóng cửa cao hơn nến giữa.
Các bạn nhìn hình bên dưới là các đỉnh và đáy dao động của chúng ta:
Những đỉnh đáy được thị trường bảo vệ
Khái niệm này chắc anh em nào giao dịch SMC đều nắm, nó là khái niệm cơ bản nhất trong phân tích cấu trúc.
Các nhà giao dịch thường sử dụng đỉnh đáy để xác định những điểm đảo chiều mạnh trên biểu đồ.
Khi giá đóng cửa qua những đỉnh đáy dao động này chúng ta có thể xác định được sự phá vỡ cấu trúc (BOS) hoặc là sự thay đổi xu hướng thị trường (MSS).
Ví dụ bên dưới chẳng hạn:
Phần biểu đồ màu đỏ ta thấy giá đóng cửa bên dưới đáy trước đó hình thành được đỉnh mới trong cấu trúc, đỉnh này chính là đỉnh được bảo vệ.
Thị trường sau đó phá vỡ đỉnh được bảo vệ trong xu hướng giảm, được coi như là MSS và đáy mới được hình thành được coi như là đáy được bảo vệ.
Đỉnh được bảo vệ
Chúng ta cần một điểm dao động mới có thể đạt được mức đỉnh ngắn hạn trước đó tạo ra đỉnh trung hạn.
Đỉnh trung hạn có hiệu lực khi đỉnh ngắn hạn tạo ở bên phải nó và mức đỉnh trung hạn này sẽ đóng vai trò là mức đỉnh được bảo vệ.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Đáy được bảo vệ
Tương tự, đáy dao động sẽ ngược lại.
Chúng ta cần một điểm dao động mới có thể đạt được mức đáy trước đó tạo nên đáy trung hạn. Đáy trung hạn này sẽ có hiệu lực khi có đáy ngắn hạn được hình thành ở bên phải nó và nó trở thành đáy được bảo vệ.
Như hình bên dưới:
Còn đây là biểu đồ thực tế:
Displacement (Bước di chuyển mạnh)
Bước di chuyển mạnh là sự thay đổi mạnh mẽ trong cấu trúc, nó cho chúng ta thấy được sự thay đổi tâm lý thị trường hoặc sự khởi đầu của một xu hướng mới.
Đây chính là một yếu tố quan trọng để xác định được cấu trúc lý tưởng và giao dịch.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Áp lực bán mạnh tạo nên cấu trúc giảm giá. Tương tự ngược lại các bạn nhìn hình bên dưới, áp lực mua mạnh tạo nên cấu trúc tăng giá.
Hoặc như biểu đồ bên dưới:
Những đợt tăng mạnh thiết lập đỉnh cao hơn, chính là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá cấu trúc.
Yếu tố di chuyển mạnh như là yếu tố xác nhận cho hướng đi thực sự của thị trường, và cũng xác nhận cho đỉnh đáy được bảo vệ trong cấu trúc.
Cho nên khi chúng ta có thể đi theo cấu trúc của thị trường một khi xác định được hai yếu tố này.
FVG
Cuối cùng là FVG. Một cấu trúc lý tưởng sẽ được hình thành bởi sự di chuyển mạnh mà phải để lại FVG.
FVG được xem là những vùng mất cân bằng cung cầu và giá có khả năng quay trở lại vùng này cực cao, cho nên, đối với một nhà giao dịch mà nói thì FVG chính là vùng giá cực kỳ hấp dẫn để giao dịch. Mà quan trọng hơn là nó như xác nhận cho cấu trúc của thị trường.
HÌnh bên dưới là FVG điển hình:
Đó là vùng giá trống giữa giá cao nhất của nến đầu tiên và giá thấp nhất của nến thứ ba đối với FVG tăng giá và ngược lại với FVG giảm giá.
Các bạn nhìn hình bên dưới là FVG trong cấu trúc giảm giá: