Phương pháp giao dịch của Robert C.Miner (Phần 6)-Chiến lược vào lệnh One – Bar High Low.
Cùng blog tiếp tục chuỗi bài viết về ” Phương pháp giao dịch của Robert C.Miner “. Sau khi đã nắm các công cụ giao dịch và cách giao dịch của ông thì chúng ta bắt đầu tiến vào phần trọng tâm cuối đó là cách thức vào lệnh của ông, nói về entry thì blog chắc có rất nhiều bạn gặp khó khăn trong vấn đề này, ngoài chiến lược thì điểm vào lệnh cũng là một nghệ thuật trong trading, cảm giác khi entry xong giá chạy đúng hướng của mình đặt thì cảm giác nó rất là “phê”.
Rất may mắn là ông Miner hướng dẫn chúng ta rất tận tình việc vào lệnh như thế nào bằng phương pháp của ông, hôm nay blog sẽ giới thiệu chiến lược one – bar high low tức là giao dịch theo từng nến, để giao dịch theo chiến lược này lời khuyên từ ông là nên sử dụng indicator oscillator nào có 2 đường line để trade, vì theo ông khi có 2 đường lường line sẽ rất dễ dàng để bắt điểm kết thúc của con sóng hơn là nhưng indicator chỉ có 1 đường line, vì vậy blog sẽ sử dụng Stoch với thông số 13,5,5.
1/ VẪN PHẢI XÁC ĐỊNH 3 SÓNG ABC HOẶC ĐIỂM KẾT THÚC SÓNG 5
Sẽ có rất nhiều biến thể sóng và sự nhiễu loạn trong đồ thị cần chúng ta phải lèo lái, nhưng trong bài học này để đơn giản blog sẽ sử dụng sóng ABC để các bạn dễ hình dung.
Với sóng ABC hay điểm kết thúc sóng 5 thì cũng vậy, trước khi chúng ta bắt đáy thì nó phải hoàn thành các tiêu chí của ông Miner trước rồi sau đó mới tới phần vào lệnh.
Đây là dạng mẫu hình sóng ABC kinh điển ở khung D1 USD/CAD, bây giờ chung ta sẽ qua Weekly để xem hiện tại Stoch của Weekly như thế nào.
Như các bạn đã thấy bên dưới sóng ABC ở khung W giá tuy giảm nhưng Stoch chưa chạm vùng quá bán vì vậy theo nguyên tắc chúng ta hoàn toàn có thể canh tín hiệu ở D1 buy được. Vì vậy theo nguyên tắc chúng ta sẽ canh bắt điểm C khi Stoch D1 chạm vùng quá bán.
Thật tuyệt vời vì khi xem D1 chẳng những Stoch chạm vùng quá bán mà còn hình thành phân kỳ ở giá và nó
2/ TÌM CÂY NẾN ĐẦU TIÊN NĂM TRONG VÙNG STOCH KHI CÓ TÍN HIỆU TĂNG
Đối với trường hợp tăng giá chúng ta sẽ tìm cây nến đầu tiên khi đường Line fast cắt lên đường line slow
3/ CHIẾN LƯỢC VÀO LỆNH ONE – BAR HIGH LOW
Vì sao được gọi là one- bar high low, bởi vì chiến lược nguyên thủy của ông là khi hình thành cây nến nằm trong vùng đảo chiều rồi thì nguyên tắc sẽ đặt 1 lệnh order cách 1 pip phía trên đỉnh của cây nến nếu đang canh buy và đặt stoploss cách 1 pip ở đáy cây nến đó, đây là chiến lược one bar high low của ông.
Kết quả các bạn thấy khi cây nến sau vừa phá đỉnh cây nến trước thì giá lập tức tăng, một điều đặc biệt ở chiến lược này vì nó có thể sử dụng cho tất cả các khung thời gian vì nó vận hành theo nguyên lý của các con sóng, khi giá bật tăng rồi thì ngay khi phá đỉnh cây nến nằm trong vùng tăng giá sẽ bật phi mã và trường hợp sell cũng tương tự.
4/ TRƯỜNG HỢP BIẾN THỂ
Ở VD trên là trường hợp đẹp và gặp một thuận lợi đó là Stoch có phân kỳ nên việc giá bật tăng sẽ rất dễ dàng nhưng đổi lại một trường hợp không có phân kỳ sẽ như thế nào.
Đây cũng là một trong những kỹ thuật của ông Miner có nghĩa là không phải lúc nào cây nến đầu tiên 2 đường line giao nhau sẽ luôn bật tăng khi buy và bật giảm khi sell, sẽ có những trường hợp không phá đỉnh liên tục vài cây như trường hợp trên và phải mất mấy cây sau mới phá đỉnh.
Nếu trường hợp vậy xảy ra kỹ thuật của ông Miner là liên tục dời lệnh buy stop liên tục qua các đỉnh cho tới khi nó phá, trường hợp trên là mất 2 cây nến cho tới ngày 20/1/2022 mới phá đỉnh và bật tăng.
Blog đã trình bày xong, hẹn gặp các bạn ở bài học sau.
THAM KHẢO THÊM :
-
Tìm hiểu phương pháp giao dịch của Robert C.Miner -Trader vô địch thế giới.
-
Phương pháp giao dịch của Robert C.Miner (Phần 1)- Sóng điều chỉnh ABC.
-
Phương pháp giao dịch của Robert C.Miner (Phần 2)- Chiến lược động lượng đa khung thời gian.
-
Phương pháp giao dịch của Robert C.Miner (Phần 3)-Fibonacci Retracement nâng cao.
-
Phương pháp giao dịch của Robert C.Miner (Phần 4)-Kỹ thuật Timing.
-
Phương pháp giao dịch của Robert C.Miner (Phần 5)-Cấu trúc 5 sóng.