Những lưu ý khi sử dụng đường xu hướng Trendline

0
1495

Trade with Top Brokers

Những lưu ý khi sử dụng đường xu hướng Trendline.

Những lưu ý khi sử dụng đường xu hướng Trendline– Sử dụng đường xu hướng (trendline) là 1 lựa chọn tốt cho 1 nhà đầu tư đi theo trường phái phân tích kỹ thuật, tuy nhiên hãy thận trọng khi sử dụng nó.

Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ lý do chúng ta đừng bao giờ đặt trọn niềm tin vào đường xu hướng

Những lưu ý khi sử dụng đường xu hướng Trendline

Như hình minh họa ở trên, đường xu hướng (trendline) chính là đường thẳng nối các đáy và các đỉnh. Trong 1 xu hướng tăng đường xu hướng sẽ nối các đáy, còn xu hướng giảm nó là đường nối các đỉnh lại với nhau. Trendline là cơ sở để hình thành nên kênh xu hướng (kênh xu hướng tăng được giới hạn bởi 1 đường xu hướng tăng nối các đáy tăng dần và thêm 1 đường song song với nó được nối bởi các đỉnh tăng dần, kênh xu hướng giảm thì ngược lại).

Với góc nhìn tổng thể thì vẽ đường xu hướng và kênh xu hướng cho ta cái nhìn rõ ràng hơn về cục diện thị trường và diễn biến của giá. Tuy nhiên khi đi sâu vào chi tiết trong việc tìm các điểm ra vào lệnh thì thực tế trendline sẽ có nhiều trường hợp không chính xác, nó sẽ không hỗ trợ cho việc tối ưu điểm ra vào, thậm chí có khi nó còn phản tác dụng tạo nên 1 kết quả giao dịch còn tệ hơn là không sử dụng nó.
Giao dịch forex suy cho cùng nó chỉ là 1 bài toán xác suất, chúng ta đặt lệnh buy khi kết quả phân tích cho ta 1 xác suất giá tăng là cao hơn hẳn so với xác suất giá giảm (không có điều gì là tuyệt đối ở đây cả), do vậy trong quá trình thiết lập và hoàn thiện 1 hệ thống giao dịch ta sẽ cần phải “lọc nhiễu” cho hệ thống – là đi tìm những điều khiến cho xác suất đúng tăng lên và loại bỏ dần những yếu tố tạo nên xác suất sai lệch. Trên quan điểm đó, riêng với cá nhân mình thì hoàn toàn mình không sử dụng kẻ vẽ các đường xu hướng (trendline), bởi vì cá nhân mình đánh giá tỷ lệ đúng của nó chỉ nhiều hơn tỷ lệ sai 1 khoảng cách không đáng kể, và mình thì chỉ đi theo những yếu tố tạo nên xác suất đúng thật lớn mà thôi.
exness banner 16 optimized
Tất nhiên, nếu bạn sử dụng nó thấy phù hợp và hiệu quả thì thật tuyệt – hãy tiếp tục con đường đã và đang mang lại lợi nhuận ổn định cho bạn, vì mỗi trader là 1 cá thể riêng biệt không ai giống nhau, do vậy có thể nó hợp với người này nhưng lại không hợp với người khác. Tuy nhiên bạn cũng có thể tham khảo những nguyên nhân sau đây để biết đâu có thể tối ưu hơn trong cách sử dụng.
Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng Đường Xu Hướng (Trend Line):
– Đường xu hướng thông thường chỉ tạo nên 1 “vùng cản tâm lý”, nếu nó là điểm hồi quy của cả vùng cản tâm lý lẫn vùng cản kỹ thuật thì độ tin cậy được nâng lên rất nhiều.

trendline duong xu huong ngoaihoi24h

Như hình minh họa ở trên thì trong 1 xu hướng tăng giá giả sử đường xu hướng đã được thiết lập với các đáy cũ ở dưới và hiện tại đang tiếp tục tiếp diễn là nét đứt màu xanh lá cây, thì tại điểm 1 và 2 chỉ là các mức cản tâm lý (giá tiệm cận đường xu hướng nên tâm lý thị trường sẽ thiên về việc mua vào kỳ vọng giá đi lên), còn tại điểm 3 là sự hồi quy của cả mức cản tâm lý và cản kỹ thuật (giá vừa tiệm cận đường xu hướng, đồng thời nó là ngưỡng hỗ trợ cũ – là vùng giá ở đỉnh cũ). Như vậy khi sử dụng kẻ đường xu hướng nếu bạn chỉ giao dịch với những điểm như vùng giá số 3 thì xác suất chiến thắng là CAO HƠN HẲN so với vùng giá 1 và 2. Bởi vậy nếu sử dụng trendline thuần tùy mà không kết hợp nó với yếu tố CẢN KỸ THUẬT thì tính chính xác của nó là không cao như nhiều người kỳ vọng.
– Đường xu hướng không cho ta 1 điểm vào lệnh tối ưu: Chính vì lý do thứ nhất nên dẫn tới việc giao dịch forex thuần túy với đường xu hướng (vào lệnh tại 1 và 2 như hình trên) sẽ không cho ta điểm vào lệnh tối ưu, ví dụ như giá tại 2 đã tiệm cận đường xu hướng ta vào lệnh BUY thì giá vẫn có thể tiếp tục giảm về vùng đáy 1 rồi sau đó mới tăng lên, khi đó việc không tối ưu điểm vào lệnh sẽ dẫn tới 2 hệ quả là tỷ lệ R:R (Lợi nhuận : Rủi ro) sẽ thấp (Stop Loss sẽ bị dài hơn và Take Profit sẽ ngắn hơn) đồng thời tâm lý giao dịch cũng sẽ bị ảnh hưởng (vì khi đó giá phá vỡ đường xu hướng dẫn tới hoang mang và không biết là xu hướng tăng có thể bị thay đổi hay không), ngoài ra mỗi lần xảy ra tình huống như vậy thì niềm tin của chúng ta vào đường xu hướng sẽ bị lung lay, dẫn tới việc có thể ta lại mất kiên định hoặc từ bỏ nó để lại đi tìm 1 công cụ hay chỉ báo khác…
– Đường xu hướng có thể làm ta nhận định sai về xu hướng: Chúng ta cần nhớ và luôn nhớ rằng xu hướng được xác định dựa vào các vùng cản (đỉnh và đáy), do vậy không ít trường hợp giá phá vỡ đường xu hướng và mới chỉ đạt 50% điều kiện đảo chiều nhưng ta sẽ vội vàng nhận định xu hướng đã thay đổi
Ví dụ như hình ảnh dưới đây:
trendline ngoaihoi24h.net
Sau khi giá phá vỡ đường xu hướng và hồi lên tiệm cận bên dưới đường xu hướng thì sẽ rất nhiều nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng xu hướng đã đảo chiều và vào lệnh bán tại đây, và rất nhiều trường hợp giá sẽ tiếp tục tăng theo đường nét đứt màu xanh. Lưu ý rằng xu hướng chỉ thực sự thay đổi nếu giá chạy theo đường nét đứt màu đỏ, khi đó giá đã thiết lập 1 đỉnh mới thấp hơn và chắc chắn sẽ có 1 đáy mới thấp hơn (đủ 2 điều kiện đảo chiều xu hướng) vì giá đã phá vỡ vùng cản ở đường kẻ màu đen
Ví dụ thực tế, cặp tiền EUR/USD khung thời gian H4 tại thời điểm ngày 10/10/2017 có biểu đồ giá như sau:
duong xu huong trendline
Và kết quả sau khi giá chạy ở dưới đây đã nói lên tất cả:
duong xu huong trendline caphile
Trên đây là 3 lưu ý chúng ta không nên đặt trọn niềm tin vào trendline, nói đúng hơn là khi sử dụng trendline ta cần thận trọng kết hợp thêm yếu tố trend và cản để tăng thêm độ chính xác cho nó.