Những điều bạn cần biết Về brokers trên thị trường Forex.
Những điều bạn cần biết Về brokers trên thị trường Forex– Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự khác biệt giữa các nhà môi giới phổ biến trên thị trường forex: ECN Broker, STP Broker và mô hình kết hợp của họ (Hybrid). Nó sẽ giúp các nhà giao dịch hiểu được các loại nhà môi giới khác nhau bằng cách so sánh sự khác biệt trong cách họ xử lý lệnh, kích thước lệnh giao dịch mà họ cho phép, hay liệu họ có yêu cầu dealing desks hay không.
Thật không may, ngày càng có nhiều người đánh đồng việc giao dịch Forex (FX) với các trò gian lận. Vấn đề nằm ở chỗ ngày càng có nhiều công ty môi giới vô đạo đức tiếp thị cung cấp thông tin sai lệch cho các trader thiếu hiểu biết. Số lượng các vụ lừa đảo liên quan đến Forex đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua, vì vậy điều quan trọng là bạn phải hiểu được cách thức tạo ra các trò lừa bịp. Xét cho cùng, giao dịch Forex hay bất kì những loại hình giao dịch tài chính khác, phải là kênh đầu tư có khả năng sinh lời đúng nghĩa.
Khi lựa chọn nhà môi giới (broker), hãy luôn kiểm tra xem họ có được cấp phép bởi một cơ quan có thẩm quyền hay không. Nói một cách đơn giản, nếu một nhà môi giới của bạn không được quản lý bằng pháp luật, tiền của bạn sẽ không được an toàn. Để bảo vệ công dân khỏi gian lận, nhiều quốc gia đã thành lập các tổ chức tư nhân hoặc nhà nước để điều chỉnh thị trường Forex, các tổ chức này nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ.
Exness được thành lập vào năm 2008 là một nhà môi giới cực kỳ nổi tiếng tại thị trường Việt Nam. Hỗ trợ tốt và đặc biệt là “NẠP RÚT TIỀN” rất nhanh.
|
Mỹ, Anh và Nhật Bản là ba quốc gia hàng đầu có các cơ quan quản lý nghiêm ngặt nhất trên thế giới:
- CFTC và NFA: Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai và Hiệp hội Hàng hóa Tương lai -Hoa Kỳ.
- FSA: Cơ quan Dịch vụ Tài chính – Nhật Bản
- FCA: Cơ quan Quản lý tài chính – Vương quốc Anh
Chọn một nhà môi giới là bước đầu tiên bạn cần làm để có thể tận hưởng trải nghiệm giao dịch của mình một các tốt nhất.
Phân loại các Broker trên thị trường
Có rất nhiều tiêu chí để phân loại các Broker trên thị trường forex. Sau đây là một số ví dụ:
Phân loại nhà môi giới theo giấy phép hoạt động:
- Broker có giấy phép hoạt động (được cấp bởi một trong những tổ chức trên).
- Broker không có giấy phép hoạt động.
Phân loại theo cách thực hiện các lệnh giao dịch:
- Broker có dealing desk.
- Broker không có deal desk (STP hoặc ECN).
- Broker kết hợp STP – ECN (Hybrid).
Phân loại theo nền tảng giao dịch:
- MT4 Forex brokers
- MT5 Forex brokers
- MT4 & MT5 brokers
- Brokers có nền tảng giao dịch độc quyền
Trong đó, cách phân loại thứ 2 sẽ cho chúng ta thấy rõ nhất sự khác biệt giữa các loại nhà môi giới khác nhau trên thị trường forex.
Dealing Desk (DD)
Chúng ta thường gọi các nhà môi giới DD là những người tạo lập thị trường (market maker). Thuật ngữ nổi tiếng “market maker” được sử dụng vì những nhà môi giới này thường đi ngược lại với giao dịch của các trader khách hàng. Họ kiếm tiền thông qua chênh lệch và cung cấp thanh khoản. Họ nhận các lệnh mua/bán của khách hàng, sau đó có thể lựa chọn việc thực hiện giao dịch ngược hoặc chuyển lệnh đó cho các nhà cung cấp thanh khoản. Việc nhà môi giới thực hiện các lệnh giao dịch ngược lại và không chuyển chúng cho các nhà cung cấp thanh khoản (như các ngân hàng) được hiểu như một dạng “ôm lệnh” của sàn giao dịch. Nhiều sàn giao dịch dạng này đưa ra các mức giá có tính “nhân tạo” và ít liên quan đến thị trường thực.
No Dealing Desk (NDD)
Trái ngược với các nhà môi giới DD, các nhà môi giới NDD sử dụng công nghệ STP và ECN để chuyển các lệnh giao dịch trực tiếp đến các nhà cung cấp thanh khoản. Điều này cho phép khách hàng tiếp cận thị trường thực với việc các lệnh được khớp với tốc độ nhanh và mức giá chính xác hơn. Các Broker kiểu này đơn giản chỉ là cầu nối giữa khách hàng và nhà cung cấp thanh khoản, và không có yêu cầu nào khi một lệnh cần được thực hiện. Chúng ta sẽ phân biệt rõ hơn một chút về sự khác nhau giữa các nhà môi giới STP và ECN.
STP Broker
Công nghệ STP (hoặc Straight Through Processing) không yêu cầu dealing desk. Tất cả các lệnh được chuyển thẳng đến các nhà cung cấp thanh khoản của nhà môi giới với mức giá được thực hiện theo bid/ask do các nhà cung cấp thanh khoản đưa ra. Các nhà cung cấp thanh khoản trong trường hợp này là các quỹ đầu cơ, các ngân hàng lớn và các nhà đầu tư đóng vai trò là đối tác đối ứng cho mỗi giao dịch. Thông thường, mỗi nhà môi giới STP có một nhóm thanh khoản nội bộ được đại diện bởi các nhà cung cấp thanh khoản khác nhau, cạnh tranh để có mức giá bid/ask tốt nhất cho các lệnh của STP Broker. Nói cách khác, các nhà môi giới STP đóng vai trò là nhà cung cấp kết nối “thầm lặng” giữa thị trường và trader, chứ không phải là các dealing desk nhận và xử lý lại các giao dịch.
ECN Broker
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa các nhà môi giới STP và ECN (Electronic Communication Network). Như đã đề cập ở trên, STP có thể lựa chọn giao dịch với các nhà cung cấp thanh khoản khác nhau trong nhóm thanh khoản của họ, trong khi ECN hoạt động giống như một “hub” thanh khoản. Hub này hoạt động hiệu quả như một nguồn thanh khoản chính, vì nó được kết nối với các ngân hàng, quỹ đầu cơ và tất cả những tay chơi lớn khác trên thị trường.
Exness được thành lập vào năm 2008 là một nhà môi giới cực kỳ nổi tiếng tại thị trường Việt Nam. Hỗ trợ tốt và đặc biệt là “NẠP RÚT TIỀN” rất nhanh.
|
Tất cả họ kết nối với nhau để tìm đối tác cho các giao dịch của mình mà đôi khi không thể thực hiện được trong phạm vi các nhóm thanh khoản nội bộ. Một điểm khác biệt khác giữa STP và ECN là giao dịch ECN chủ yếu được giới hạn ở kích thước lô tối thiểu 0.1 lots. Do có rất ít nhà cung cấp thanh khoản ECN cho phép giao dịch ít hơn 0.1 lots, điều này gây khó khăn cho các nhà giao dịch nghiệp dư, những người cần giao dịch với những lệnh nhỏ hơn (ví dụ từ 1,000-2,000 USD), vì vậy một mô hình kết hợp đã được được phát triển như một giải pháp.
Hybrid Broker
Mô hình Hybrid là sự kết hợp giữa ECN và STP. Thông thường, với loại dịch vụ này, các nhà môi giới có thể tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ khách hàng tuyệt vời như đào tạo giao dịch và các phân tích thị trường khác. Sự kết hợp phổ biến này cho phép nhà môi giới ngoại hối tự động hóa hoàn toàn việc nhập lệnh, xử lý giá chênh lệch, đồng thời cho phép các giao dịch với khối lượng nhỏ thấp hơn 0.1 lots.
Áp dụng mô hình STP – ECN, các nhà môi giới tránh được việc trở thành các nhà tạo lập thị trường “ôm lệnh” bất đắc dĩ – những người sẽ kiếm được lợi nhuận nếu khách hàng của họ thua lỗ. Đó là một tình huống đôi bên cùng có lợi cho trader và các nhà môi giới. Các nhà môi giới không muốn các nhà giao dịch của mình thua lỗ, bởi vì họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ chênh lệch hoặc hoa hồng, nếu các nhà giao dịch sử dụng dịch vụ của họ càng lâu.
Hãy tìm hiểu kỹ về nhà môi giới của bạn trước khi mở tài khoản và giao dịch những đồng tiền xương máu của mình nhé.
Liên hệ hỗ trợ
Đoàn Cường
- Hotline/Zalo/Telegram: 0988 628 995
- Email: hotro@blogngoaihoi.net