Những chỉ báo kỹ thuật ít khi sử dụng trong giao dịch

0
7415

Trade with Top Brokers

Những chỉ báo kỹ thuật ít khi sử dụng trong giao dịch

Những chỉ báo kỹ thuật ít khi sử dụng trong giao dịch- Jack Schwager không phải là cái tên xa lạ với anh em trader,  ông là tác giả của loạt sách “Market Wizards”. Ông được mệnh danh là phù thủy thị trường, sử dụng những chỉ báo nào cho việc phân tích và tại sao ông sử dụng những chỉ báo đó nhé.

Có rất nhiều chỉ báo kĩ thuật sử dụng trong trading, thường trader sẽ sử dụng những chỉ báo phổ biến nhiều hơn. Điều đó không có nghĩa những chỉ báo ít sử dụng lại không hữu dụng nhé. Mỗi chỉ báo đều có vai trò riêng, chúng ta biết sử dụng đúng cách vẫn mang lại hiệu quả trong giao dịch nhé.

1.Những chỉ báo Jack Schwager sử dụng trong giao dịch bao gồm:

  • Trend Weight (TW): Chỉ báo này giúp trader nắm bắt các xu hướng chính trên thị trường. Giá trị trên chỉ báo này cho thấy sức mạnh của xu hướng và chúng cũng cung cấp cho nhà giao dịch tín hiệu tham gia vào một xu hướng khi nó mới bắt đầu. Vai trò chính của chỉ báo này là giúp bạn đi đúng hướng trên thị trường và mang lại cho bạn những lệnh giao dịch có lợi nhuận lớn trong điều kiện thị trường thích hợp.
  • Overbought/Oversold (OBOS): Đây lại là chỉ báo ngược xu hướng, nó cũng cấp cho nhà giao dịch biết khi xu hướng đã tăng hoặc giảm quá mức. Chỉ báo này giúp trader nắm được thời điểm có thể thoát lệnh sớm khi giao dịch theo xu hướng.
  • Direction Weight (DW): Chỉ báo này kết hợp 2 chỉ báo trên thành một.
  • Tất cả các chỉ báo này đều có phạm vi giá trị từ +100 đến -100.

Những chỉ báo kỹ thuật ít khi sử dụng trong giao dịch

Dưới đây là những lý do mà Jack Schwager thích sử dụng những chỉ báo này:
  • Những chỉ báo này nhìn đơn giản, chỉ là một đường hay histogram trên chỉ báo, rất dễ để xác định tín hiệu giao dịch. Ngắn gọn là chúng dễ sử dụng.
  • Chúng cung cấp các tín hiệu mua và bán tiềm năng với thua lỗ nhỏ và lợi nhuận lớn hơn.
  • Các chỉ báo được hình thành từ dữ liệu giá quá khứ với nhiều điều kiện thị trường khác nhau chứ không chỉ được hình thành từ dữ liệu trong những năm gần đây.
  • Hành động giá được đo lường theo hướng đi và sức mạnh của xu hướng cũng như các cực quá mua/quá bán. Đây là nhưng yếu tố quan trọng để kết hợp trong một hệ thống giao dịch.
  • Các tín hiệu của những chỉ báo này có thể giúp trader nắm được xu hướng dài hạn để có khả năng nắm bắt được những động thái lớn của thị trường. Nhưng nó cũng có thể sử dụng cho các trader ngắn hạn khi giao dịch theo xu hướng.
2 optimized

Đây là những chỉ báo rất hữu dụng cho anh em trader. Nhưng những chỉ báo này không có tích hợp sẵn trên MT4 mà chúng ta cần cài đặt vào mới sử dụng được.

Thông qua những chỉ báo mà ông sử dụng chúng ta cũng có thể thấy rằng, ông là trader giao dịch theo xu hướng. Và những thông tin ông cần biết để xây dựng một chiến lược đó là xu hướng, sức mạnh của xu hướng, thời điểm xu hướng di chuyển quá mức (vùng quá mua, quá bán). Đây cũng chính là những thông tin từ những chỉ báo trên cung cấp.

Cũng từ tư duy giao dịch này chúng ta có thể thấy được để có được lợi nhuận về dài hạn, chúng ta nên chọn giao dịch theo xu hướng, tham gia khi xu hướng có động lượng tốt và chưa di chuyển quá mức. Và thoát lệnh khi có tín hiệu đảo chiều.

exness-banner-gold

2. Những chỉ báo kĩ thuật ít sử dụng và biết đến trong trading

a. Chỉ báo CCI (The Commodity Channel Index – Chỉ số kênh hàng hóa)

Chỉ số kênh hàng hóa (CCI), được phát triển bởi Donald Lambert vào những năm 1980. Đây là một chỉ báo dao động đo độ chênh lệch của giá so với đường trung bình động (MA) và độ lệch bình thường của đường trung bình động.

Chỉ báo CCI có thể sử dụng được trong phân tích cổ phiếu, tiền tệ và chỉ số. Khi CCI tăng lên nghĩa là giá đang cao hơn nhiều so với mức giá trung bình của nó và CCI giảm là khi giá xuống thấp hơn nhiều so với mức trung bình của nó. Đó là lý do tại sao CCI cũng có thể được sử dụng để xác định các thời điểm quá mua và quá bán. Như biểu đồ bên dưới:

6 optimized 1

Biểu đồ trên cho thấy, chỉ báo CCI chu kỳ 20 ngày. Điều này có nghĩa là mỗi giá trị mới của CCI dựa trên 20 ngày gần đây nhất để tính giá trung bình của cặp tiền. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng CCI chu kỳ 30 hoặc 40, chu kỳ càng cao, chỉ báo CCI sẽ ít biến động hơn so với sự thay đổi của giá.

Chỉ báo CCI hầu như di chuyển bên trong phạm vi -100 và +100. Và khi chu kỳ CCI càng lớn, giá ít khi vượt ra khỏi 2 mức +100 và -100. Khi CCI có giá trị cao hơn +100 và thấp hơn -100 cho thấy thị trường đang tăng mạnh hoặc giảm mạnh. Nó cũng tương ứng với trạng thái quá mua và quá bán.

Trader nên mua vào khi CCI di chuyển lên phía trên mức +100 và bán ra khi CCI di chuyển xuống dưới mức -100. Vì ở những thời điểm này thị trường đang tăng giảm mạnh.

b. Chỉ báo động lượng (Momentum)

Chỉ báo Momentum là một chỉ báo kỹ thuật có cách thức sử dụng khá đơn giản, thuộc nhóm chỉ báo dao động. Chỉ báo này so sánh giá đóng cửa của nến gần đây nhất với giá đóng cửa của nến trước đó. Nó nói lên mối tương quan của giá hiện tại so với giá của phiên giao dịch trước đó.

Giá đóng cửa của nến trước đó được xác định bởi cài đặt của chỉ báo. Ví dụ: chỉ báo Momentum chu kỳ 10 tức là nó so sánh giá đóng cửa hiện tại với giá đóng cửa 10 nến trước. Do đó, nếu giá đóng cửa gần đây nhất cao hơn nến trước, giá trị của chỉ báo sẽ dương. Nếu giá đóng cửa gần đây nhất thấp hơn giá trị của chỉ báo sẽ là âm. Hình bên dưới là chỉ báo Momentum chu kỳ 10:

7 optimized 2

Lưu ý: Nếu giá đóng cửa gần đây cao hơn giá đóng cửa của 10 nến trước đó, chỉ báo Momentum sẽ di chuyển trên đường 0 (được xác định ở giá trị 100 trên chỉ báo). Nếu giá đóng cửa gần đây thấp hơn giá đóng cửa 10 nến trước, chỉ báo sẽ di chuyển xuống dưới 100. Chênh lệnh giá càng lớn, thì khoảng cách so với đường số 0 (hay 100) càng lớn.

Khi chỉ báo giao cắt với đường 100, được xác định như tín hiệu giao dịch. Nếu chỉ báo cắt lên mức 100 được coi là tín hiệu mua và cắt bên dưới đường 100 được coi là tín hiệu bán.

Tuy nhiên như các bạn thấy, giá có thể dịch chuyển thường xuyên và nó cũng sẽ thường xuyên giao cắt với mức 100. Nên chỉ báo momentum có nhiều tín hiệu nhiễu. Nên trader cần kết hợp với chỉ báo khác để lọc tín hiệu giao dịch. Ví dụ có thể kết hợp với chỉ báo MA, tức trader chỉ mua khi giá nằm trên MA, bán khi giá nằm dưới và chờ thêm tín hiệu xác nhận từ momentum.

c. Chỉ báo ATR

Giống như chỉ báo CCI, chỉ báo ATR ban đầu được phát triển cho thị trường hàng hóa, nhưng dần dần nó cũng được sử dụng cho cổ phiếu, tiền tệ, ETF và các chứng khoán khác.

Chỉ báo ATR là chỉ báo đo lường sự biến động giá của đỉnh đáy trước đó. Chu kỳ 14 là cài đặt phổ biến với chỉ báo này. Khi ATR có giá trị cao nghĩa là thị trường đang biến biến động mạnh. Ngược lại, giá trị ATR thấp hơn thể hiện thị trường có mức biến động thấp. ATR cũng có thể được sử dụng như một dấu hiệu của sự đảo chiều.

8 optimized

Biểu đồ trên là giao diện của chỉ báo ATR trên cặp GBPUSD

Khi ATR tăng cao hơn có thể theo sau đó là một sự đảo ngược, nhưng trader cần kết hợp thêm những tín hiệu đảo chiều khác để có được sự xác nhận.

Một cách sử dụng ATR khá phổ biến khác đó là dùng ATR để xác định điểm thoát lệnh dựa vào mức biến động. Khi biến động giá mạnh hơn thì trader cần có mức cắt lỗ rộng hơn, và ngược lại. Hi vọng bài viết này giúp ích nhiều trong giao dịch nhé. 

Bình luận của bạn

Please enter your comment!
Please enter your name here