Những cách đối phó với lạm phát từ các central bank.
Cùng blog ngoại hối đi tìm hiểu về những cách đối phó với lạm phát từ các central bank. Lạm phát là điều không thể tránh khỏi. Bất cứ nền kinh tế nào khi phát triển sẽ phải chịu tác động của lạm phát, các khoản chi tiêu dùng phải trả cao hơn mức giá của hàng hóa. Nhưng điều gì đã được thực hiện khi lạm phát xảy ra?
Rất nhiều khi nói tới các central bank. Các central banker toàn cầu đã có những cách giải quyết để đối phó với lạm phát và các lực lượng tiền tệ khác qua nhiều năm. Đáp lại, những nhà hoạch định chính sách đã đề ra nhiều chiến lược chống lại áp lực lạm phát – từ sự thay đổi các chính sách tiền tệ (giống như là tăng lãi suất) để giao dịch phái sinh. Những chiến lược này giúp kìm hãm sự gia tăng trong giá cả nhưng nó cũng cung cấp những manh mối dài hạn cho các nhà đầu tư ngoại hối.
Tăng lãi suất
Tăng lãi suất cơ bản là kế hoạch được ưu tiên khi nhắc đến chống lại lạm phát của các central bank. Tại sao? Vì nó là chiến lược đơn giản nhất và dễ dàng nhất, và kết quả có thể thường nhanh hơn so với các phương pháp khác. Trong trường hợp này, điều mà tất cả các cơ quan tiền tệ làm là tăng lãi suất cơ bản của các khối ngân hàng thương mại và khối ngân hàng bán lẻ đối với các khoản vay của khách hàng. Những sản phẩm này bao gồm thế chấp, cho vay tiêu dùng và học sinh, cùng với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp. Một lần tăng lãi suất, chi phí sẽ tăng, điều này không tốt cho các khách hàng và các doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư ngoại hối luôn trông chờ những cơ hội này.
Các nhà đầu tư toàn cầu nghiên cứu một cách bền bỉ cho các khoản lãi trong đầu tư từ việc tăng lãi suất cùng với những rủi ro thấp có liên quan. Nó cũng giống cho các nhà đầu tư ngoại hối. Vì vậy, khi một central bank quyết định tăng lãi suất, bạn có thể chắc chắn rằng nhu cầu cho tiền tệ sẽ tăng lên. Ví dụ, đồng AUD được lợi từ sự việc này bắt đầu từ tháng 06/2010. NHTW Úc đã tăng lãi suất nhiều lần từ cuối năm 2009 đến đầu 2011. Tháng 01/2011, đồng AUD đã tăng 26% so với đồng USD, thể hiện trong hình 1.
Hình 1: Lãi suất tăng đã hỗ trợ đồng AUD tăng 26% so với đồng USD trong năm 2010.
Nền kinh tế Úc phát triển nhanh chóng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu sụt giảm, các central bank của các quốc gia bắt buộc phải tăng lãi suất nhiều hơn một lần – 25 basic points cho mỗi lần – để chống lại lạm phát. Quyết định này đã dẫn đến nhu cầu cao hơn cho đồng AUD so với đồng USD trong suốt thời gian đó.
Yêu cầu điều chỉnh dự trữ
Một chiến lược hiệu quả tương tự cho các central bank là tăng yêu cầu dự trữ của các ngân hàng.
Khi một central bank quyết định tăng yêu cầu dự trữ, giới hạn số tiền hoặc tiền mặt trong hệ thống – gọi tắt là cơ sở tiền tệ. Một sự gia tăng trong yêu cầu dự trữ làm tăng dự trữ tiền mặt tối thiểu, điều mà một ngân hàng thương mại được quản lý để nắm giữ, vì vậy sự điều chỉnh này ngăn cản các ngân hàng từ việc cho vay tiền mặt. Sự hạn chế tiền sẽ làm chậm sự gia tăng trong giá cả, vì sẽ có ít tiền hơn để mua những hàng hóa có giá cao ngang nhau (hy vọng nhu cầu bị kìm hãm). Chính phủ China ủng hộ chính sách này vì chính sách tiền tệ cố định một đầu của riêng nó. Trong khoảng thời gian đầu năm 2011, PBOC đã quyết định tăng yêu cầu dự trữ 3 lần – tăng 50 điểm cơ bản mỗi lần.
Quyết định tăng yêu cầu dự trữ sau cùng sẽ làm giảm lạm phát của tiền tệ của một quốc gia. Thông thường, một quyết định như vậy cũng giúp thúc đẩy xu hướng tăng tỷ giá hối đoái do đầu cơ. Vì vậy, quyết định của các central bank có ý nghĩa rất quan trọng với các nhà đầu tư ngoại hối.
Exness được thành lập vào năm 2008 là một nhà môi giới cực kỳ nổi tiếng tại thị trường Việt Nam. Hỗ trợ tốt và đặc biệt là “NẠP RÚT TIỀN” rất nhanh.
|
Các central bank đã nhận ra rằng lạm phát là một vấn đề và phải đối phó tích cực với nó bằng việc tăng dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng sự hấp dẫn của tiền tệ đối với các nhà đầu tư forex, giống như họ dự đoán trước sự tăng yêu cầu dự trữ khác. Khi cung tiền ít lại – là kết quả của việc tăng dự trữ bởi các ngân hàng – sự đầu cơ giúp hỗ trợ và thậm chí làm đồng tiền được định giá cao hơn (do lạm phát thấp hơn). Nhắc đến đồng Nhân dân tệ, những tác động của nhu cầu đầu cơ là rõ ràng: Đồng tiền đã tăng gần 4% sau một loạt chính sách tăng tỷ lệ dự trữ từ tháng 06/2010 đến 01/2011, như các nhà đầu cơ đã dự đoán tăng thêm hạn ngạch dự trữ đối với các ngân hàng trong nước của China.
Hoạt động thị trường mở
Các central bank toàn cầu cũng tiến hành các hoạt động thị trường mở để điều tiết cung tiền và cuối cùng là kiểm soát lạm phát của người tiêu dùng. Được sử dụng bởi Cục dự trữ Liên bang Mỹ, những giao dịch thị trường mở khá đơn giản. Sử dụng mối quan hệ của họ với 20 dealer liên thị trường, Cục dự trữ Liên bang sẽ thỏa thuận trong những hợp đồng mua lại đảo ngược để làm giảm tạm thời nguồn cung tiền hoặc là điều tiết những thỏa thuận mua lại qua đêm để tạo ra nguồn cung tạm thời.
Vâng, những hoạt động này có một sự tác động lên tỷ giá hối đoái như việc chúng hỗ trợ cho những quyết định dài hạn. Ví dụ, nếu central banker nghiêng về phía tăng lãi suất, họ sẽ được xem xét để sử dụng các hợp đồng mua lại đảo ngược để rút thêm tiền của hệ thống. Kết quả là các nhà đầu tư ngoại hối sẽ luôn quan sát các thông báo này để đảm bảo các chính sách thắt chặt tiền tệ hiện nay vẫn còn nguyên vẹn.
Định giá đồng tiền
Cuối cùng nhưng vẫn không kém phần quan trọng, central banks sẽ trông chờ để định giá đồng tiền được đơn giản trong cuộc chiến giá cả người tiêu dùng.
Chiến lược này thường được sử dụng bởi chính phủ cố định hoặc cố định một phần đồng tiền, đơn giản bởi vì chúng có thể điều khiển hiệu quả tỷ giá hối đoái của đồng tiền. Lý do cho sự lựa chọn chiến lược này là đơn giản. Giá cả tiêu dùng thường tăng khi chi phí sản xuất đầu vào tăng hoặc sự gia tăng của giá nguyên vật liệu. Để làm giảm việc giá sản xuất tăng, các central bank sẽ cho phép một đồng tiền mạnh để làm giảm tỷ giá hối đoái của những đầu vào này. Nó sẽ tác động làm giảm giá cả tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất đưa ra giá cả thị trường thấp hơn tới các khách hàng.
Ví dụ, một thùng dầu trị giá 100$ sẽ có giá 700 CNY tại tỷ giá USD/CNY là 7. Nhưng nếu đồng CNY mạnh đạt tỷ giá USD/CNY là 3, một thùng dầu tương tự chỉ có giá 300CNY. Nó tương đương với việc giá 1 thùng dầu giảm khoảng 43$.
Những nhà đầu tư currency nhìn những điều này như một cơ hội. Định giá đồng tiền cố định hoặc cố định một phần sẽ làm tăng thêm sức mạnh của đồng tiền. Vì sao? Nhu cầu thị trường sẽ tiếp tục vượt qua nguồn cung cũng như mong đợi những động thái tương tự trong sự gia tăng trong thời gian tới.
Nền kinh tế Singapore đã thông qua chính sách này trong 2007-2008, khi lạm phát tiêu dùng tăng trung bình 6% và GDP tăng 10% trong thời gian đó. Kể từ lúc đó, đồng tiên cơ bản (the Singapore Dollar) đã tăng 13% so với đồng USD. Cơ quan tiền tệ Singapore đã nới rộng biên độ giao dịch của SGD để bù đắp cho sự gia tăng giá cả tiêu dùng. Theo dự kiến, sự linh hoạt trong biên độ giao dịch đã giúp đồng tiền của quốc gia đó được đánh giá cao.
Tóm lại.
Tăng lãi suất, tăng yêu cầu dự trữ và áp dụng những công cụ tiền tệ kịp thời, các central bank hiện nay có rất nhiều chiến lược để xem xét khi lạm phát xảy ra. Thời điểm và thông báo của những chiến lược này có thể cho thấy những cơ hội lớn cho các trader ngoại hối – những người luôn quan sát các chính sách tiền tệ toàn cầu.
Theo Investopedia.