Nắm vững 13 mô hình nến có xác suất thắng cao.
Bài viết này giới thiệu 13 mô hình nến có xác suất thắng cao, xuất hiện thường xuyên. Nhà đầu tư áp dụng thường xuyên sẽ đem lại xác suất đúng rất cao.
1. Mô hình 3 nến giảm tốc (3-candle deceleration)
Trong 1 xu hướng tăng, Bạn thấy cụm 1 nến tăng – 1 nến doji – 1 nến giảm mạnh, đó chính là mô hình 3 nến giảm tốc. Nó cho thấy phe mua không còn mạnh nữa và giá đã đủ cao để bị phe bán đạp xuống.
Mô hình này đặc biệt đúng trong 1 xu hướng tăng kéo dài, và chưa có nhiều lần điều chỉnh. Mô hình này giống với nến sao ban chiều (evening star), cũng là 1 mô hình có xác suất thắng cao. Có thể chuyển sang khung thấp hơn để tìm điểm vào lệnh khi thấy mô hình này.
2. Mô hình Giảm tốc-tiếp diễn (deceleration-continuation)
Sự giảm tốc của giá cũng có thể là 1 dấu hiệu xu hướng sẽ tiếp diễn:
Trong xu hướng tăng, ta thấy cụm gồm 3 nến: 1 nến giảm – 1 nến doji – 1 nến tăng mạnh, đó là mô hình giảm tốc-tiếp diễn. Mô hình này cho thấy giá tạm ngưng một chút sau đó tiếp diễn xu hướng trước đó.
Mô hình tiếp diễn như vậy chỉ nên giao dịch trên các market có xu hướng rõ ràng, và vị trí của chúng xuất hiện quanh đường trung bình hoặc tại vùng hỗ trợ kháng cự tốt.
3. Mô hình nhấn chìm đảo chiều (engulfing reversal)
Mô hình nến nhấn chìm rất là đa năng và bạn sẽ thấy chúng xuất hiện rất thường xuyên:
Trong hình trên, bạn sẽ thấy nến nhấn chìm là 1 mô hình đảo chiều. Xu hướng tăng đã kéo dài và mô hình nến nhấn chìm giảm đã chấm dứt Xu hướng tăng đó.
Để ý nến giảm phải lớn và nhấn chìm toàn bộ nến tăng trước nó, thậm chí là các nến tăng trước đó nữa. Vậy mới đủ sức đảo chiều giá. Nến nhấn chìm sẽ có xác suất cao hơn tại các Xu hướng kéo dài đã lâu hoặc tại những kháng cự hỗ trợ quan trọng dài hạn.
Mô hình nến nhấn chìm đảo chiều không nên là mô hình để giao dịch, mà chỉ nên đóng vai trò làm dấu hiệu chốt lời hoặc dấu hiệu đảo chiều Xu hướng ban đầu.
4. Mô hình nhấn chìm tiếp diễn (engulfing continuation)
Cũng là nến nhấn chìm nhưng không đảo chiều mà lại tiếp diễn xu hướng trước đó:
Để ý giá vừa thoát ra khỏi range tích luỹ và hình thành xu hướng giảm mới, sau đó giá hình thành cụm nhấn chìm tiếp diễn. 2 nến tăng rất nhỏ bị nhấn chìm hoàn toàn bởi nến giảm lớn đằng sau.
5. Mô hình nhấn chìm hồi quy (engulfing pullback)
Cũng là mô hình nến nhấn chìm, nhưng lần này lại đóng vai trò kết thúc con sóng hồi quy và quay trở lại xu hướng chủ đạo:
Cụm nến nhấn chìm hồi quy đã khiến giá tăng mạnh sau sóng điều chỉnh giảm, là mô hình để buy tốt.
6. Bẫy giá hai đỉnh (double top fakeout)
Đây là mô hình dạng bẫy giá (phá vỡ giả), cơ bản là có 2 lần giá tạo đỉnh và tại đỉnh thứ 2 thì giá tạo 1 phá vỡ giả so với đỉnh 1:
7. 3 cú chạm đuối sức (triple tap exshaution)
3 cú chạm đuối sức là mô hình rất mạnh mẽ và nó cho thấy sự đuối sức rất rõ của giá:
Sau 1 con sóng tăng, giá tăng nhẹ 3 lần tạo thành 3 cú chạm, mỗi sóng tăng lên lại yếu hơn lần tăng trước, tạo ra thanh nến có đuôi trên dài hơn nến trước nhưng thân nến lại nhỏ dần. Đó chính là dấu hiệu của sự đuối sức thể hiện qua 3 lần chạm.
Sell tại lần chạm thứ 3.
8. Hai đáy nhấn chìm (engulfing double bottom)
Vẫn là mô hình nến nhấn chìm, nhưng ở trong bối cảnh khác thì nó lại có tác dụng khác. Lần này là 2 đáy nhấn chìm:
Khi bạn thấy mô hình 2 đáy hình thành sau 1 con sóng giảm dài, và tại đáy thứ 2 là 1 nến nhấn chìm tăng rất mạnh mẽ, thì đó chính là mô hình 2 đáy nhấn chìm. Mô hình này có xác suất cực cao và có khả năng đảo chiều thị trường rất mạnh.
Entry buy ngay sau khi nến nhấn chìm tại đáy thứ 2 đóng cửa. Giống các mô hình đảo chiều khác, tốt nhất nên vào mô hình này sau 1 xu hướng đã kéo dài.
9. Nến nhấn chìm phá vỡ giả
Đây là mô hình nến nhấn chìm kết hợp với phá vỡ giả:
Để ý thanh nến nhấn chìm có đuôi vượt lên trên hẳn so với đoạn giằng co trước đó, tức cái đuôi nến này chính là 1 cú phá vỡ giả lên phía trên, nhưng sau đó giá đã đuối sức không tăng tiếp được nên đã quay đầu giảm. Mô hình này có xác suất rất cao.
Nến nhấn chìm phá vỡ giả đặc biệt dễ thắng trong các đoạn giằng co kéo dài, như ví dụ trên giá đã giằng co rất lâu trước khi xuất hiện mô hình.
10. Đỉnh/đáy nhíp (tweezer top/bottom)
Mô hình nhíp gồm 2 nến có đuôi dài bằng nhau, nhưng lại khác màu nhau:
Đây là mô hình đảo chiều, đặc biệt khi nó xuất hiện tại 1 vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng như trên ví dụ. Nếu có đủ yếu tố hợp lưu thì rất nên giao dịch khi thấy mô hình này. Mô hình sẽ có xác suất cao hơn nếu xuất hiện sau 1 xu hướng tăng/giảm kéo dài.
11. Nhấn chìm + pin bar + 3 cú chạm
Ví dụ:
Chúng ta có nhiều yếu tố hợp lưu khiến cho cái trade sell đảo chiều này dễ thắng:
- Xu hướng tăng đã yếu đi thể hiện qua đoạn giằng co liền trước;
- Mô hình 3 cú chạm tạo ra 3 cái đỉnh cao dần;
- Mô hình nhấn chìm giảm tại lần chạm thứ ba;
- 2 đuôi nến bằng nhau tại lần chạm thứ ba, tức đây cũng chính là 1 tweezer
12. Pin bar giảm tốc (Pin bar deceleration)
Ví dụ:
Sóng tăng thứ 2 yếu hơn sóng tăng đầu tiên, cho thấy động lượng đã yếu dần. Pin bar đuôi rất dài kết hợp sự giảm tốc —> kèo sell đẹp
13. Nến đảo chiều inside outside
Ví dụ Trong 3 nến, ta có nến 1 và 2 là 1 cụm inside bar do nến 1 bao bọc toàn bộ nến 2. Nhưng nến 3 lại là outside bar của nến 2 —> entry sell.
Cập nhật thêm nhiều các tín hiệu – Chiến lược giao dịch khác -Tin tức update nhanh chóng….
Tham khảo : Bạn nhận được gì khi mở tài khoản Forex ở dưới link đối tác blog ngoại hối.
Nếu thấy bài phân tích này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!
Nguồn tradeciety