Mô hình pullback một chân sóng: Đi tìm đợt giá hồi trong một xu hướng

0
879

Trade with Top Brokers

Mô hình pullback một chân sóng: Đi tìm đợt giá hồi trong một xu hướng

Cảm ơn  các bạn đã ủng hộ các bài viết mình chia sẻ từ cuốn Reading price chart bar by bar trong thời gian qua. Chương đầu tiên của cuốn này – chương xu hướng và các dạng xu hướng thường gặp. Tuy nhiên, để trade được thì không chỉ biết về xu hướng, bạn cần phải tìm cho bằng được điểm vào lệnh tốt nhất.

di tim dot gia hoi trong mot xu huong 1 optimized

Bài viết này anh em sẽ học cách tìm các đợt giá hồi hình thành trong một xu hướng như thế nào. Nếu nhận diện các dạng hành vi giá này tốt rồi, chúng ta có thể tìm được điểm vào lệnh phù hợp.

Các đợt giá hồi là hành vi của các Trader giao dịch ngược xu hướng hoặc giao dịch theo xu hướng nhưng ở khung thời gian thấp hơn. Việc của anh em Trader sử dụng price action trong giao dịch là tìm những người “đang mắc sai lầm” này và trade ngược lại họ. Price Action đơn giản chỉ có vậy, nhưng học cách trade thì khó và tốn thời gian vô cùng.

Đi tìm đợt giá hồi trong một xu hướng theo quan điểm Al Brooks

Nếu bạn đã đọc bài quan điểm về xu hướng của Al Brooks, bạn sẽ biết rằng một xu hướng mạnh sẽ có các đợt pullback (đợt giá hồi) rất ngắn, có thể hình thành bởi 1 nến trend bar ngược xu hướng. Ví dụ, trong một xu hướng tăng mạnh, một đợt giá hồi pullback là một nến trend bar giảm vượt điểm thấp nhất của cây nến tăng trước đó. Nhưng sự thật là bạn chẳng thể nào vào lệnh khi phát hiện một nến pullback như vậy. 

Từ dấu mũi tên trên chart, các pullback bắt đầu hình thành​

Pullback là bất kỳ hành vi nào giá đi ngược so với xu hướng chính. Nó có thể là một nến, một chân sóng hay 2 chân sóng v.v… Pullback tuyệt đối phải có chiều cao hay độ sâu nhỏ hơn so với xu hướng. Nếu bạn dùng Fibonacci, nó có thể dao động từ 38.2% đến 61.8% con sóng đẩy của xu hướng chính.

 

Pullback đáng tin cậy nhất thường là mô hình 2 chân sóng

Đây là mô hình được Al Brooks nhắc nhiều trong các tài liệu của ông. Mô hình 2 chân sóng đơn giản là sự cố gắng của thị trường trong 2 lần đi ngược xu hướng. Lần thứ 2 thường là lần thất bại nhiều nhất nên giao dịch tại thời điểm sẽ có khả năng thắng cao.

Mô hình 2 chân sóng thường có dạng 3 chân sóng nhỏ như chart bên dưới đây

di tim dot gia hoi trong mot xu huong 3 optimized

Mô hình 2 chân sóng sẽ có 3 đoạn a-b b-c và c-d. Trong đó 2 đoạn a-b c-d là 2 chân sóng đi ngược xu hướng. Còn đoạn b-c là đoạn đi cùng xu hướng, nằm giữa 2 đoạn vừa nói đến.

 

Làm thế nào để xác định mô hình 2 chân sóng trong một đợt giá hồi?

Bạn có thể sử dụng đồ thị line chart dựa trên giá đóng cửa để xác định nhanh mô hình 2 chân sóng. Còn nếu bạn sử dụng đồ thị bar chart hay đồ thị nến, thì chỉ cần quan sát các hành vi sóng lần lượt: ngược xu hướng – cùng xu hướng – cuối cùng ngược xu hướng. Quan sát hình bên dưới.

di tim dot gia hoi trong mot xu huong 4 optimized

Thông thường, mô hình 2 chân sóng dễ phát hiện ở khung thời gian thấp hơn so với khung thời gian chính bạn giao dịch (khung thời gian thấp ở đây không phải là các khung nhỏ hơn H1 hay M30). Với một Trader, bạn nên sử dụng một khung thời gian để giao dịch nhằm tránh bị rối bởi việc sử dụng đa khung thời gian khá phức tạp. Hãy tập trung nhận định xu hướng trên một chart. Khi đã có kinh nghiệm, vận dụng phân tích đa khung sẽ dễ dàng hơn.

Lưu ý : Cập nhật thêm về Vàng và ngoại tệ trên kênh telegram của blog ngoại hối : Tại đây.

Nếu thấy bài phân tích này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!

Liên hệ hỗ trợ

    Đoàn Cường