Mô hình Megaphone Pattern- Mô hình giá huyền thoại

0
3116

Trade with Top Brokers

Mô hình Megaphone Pattern- Mô hình giá huyền thoại.

Mô hình Megaphone Pattern– Mô hình giá huyền thoại- Các mô hình giá huyền thoại được các trader sử dụng rộng rãi, lý do tại sao? Câu trả lời đó là giao dịch với mô hình giá thường cung cấp cho trader những điểm vào/ ra rõ ràng, đồng thời ở cấp độ cơ bản, nó cũng không quá khó để nhận diện những mô hình.

Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ nói về mô hình giá đã 85 năm tuổi, được đề cập lần đầu tiên bởi Richard Schabacker trong quyển “Technical Analysis and Stock Market Profit”, đó chính là Megaphone pattern.

Mô hình giá này xuất hiện trong thị trường có xu hướng và còn được biết với cái tên Broaderning wedge (nêm mở rộng) hay Inverted Symmetric triangle (tam giác cân đảo ngược). Tuy nhiên trong bài viết này chúng ta sử dụng tên Megaphone pattern.

exness banner 468 optimized

Mô hình Megaphone pattern – Đặc điểm mô hình

Megaphone pattern cấu thành bởi ít nhất hai đỉnh cao hơn và hai đáy thấp hơn. Mô hình này xuất hiện trong điều kiện thị trường có mức biến động cao, và các trader đang tham gia thị trường không chắc chắn về hướng đi của giá.

Vị trí thường thấy của mô hình megaphone đó là sau một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh, khi mà giá tích lũy để tìm hướng đi tiếp theo.

Một lưu ý đó là mô hình hình thành ở khung thời gian càng cao thì càng có độ tin cậy cao hơn, lý tưởng nhất là khung daily.

Mô hình Megaphone Pattern- Mô hình giá huyền thoại [Mô hình megaphone]

Mô hình Megaphone pattern – Cách xác định mô hình

Thông thường mô hình megaphone cần có 5 đỉnh, đáy. Tuy nhiên, nếu có hai đỉnh cao hơn và hai đáy thấp hơn là ta đã có thể xác định. Nối chúng lại với nhau chúng ta được mô hình giá trông giống một megaphone hay một tam giác cân đảo ngược.

Mô hình hoàn thành khi có sự breakout một trong hai đường trendline và tạo đỉnh/ đáy bên ngoài mô hình.

mo hinh megaphone pattern 1 optimized

Cách giao dịch với Megaphone pattern

Mô hình megaphone cung cấp cho trader rất nhiều cơ hội giao dịch như:

  • Giao dịch phá ngưỡng
  • Giao dịch swing (khi mô hình tạo ra đỉnh/ đáy mới)
  • Giao dịch breakout mô hình thất bại

Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết xem mình hợp với kiểu nào nhé!

Giao dịch phá ngưỡng Khác với đa phần những mô hình giá khác, megaphone pattern có tính đối xứng, do đó sự phá ngưỡng có thể xảy ra theo bất kỳ hướng nào.

Về cơ bản, sự phá ngưỡng được xác nhận khi giá tạo thành đỉnh/ đáy thứ 5 bên ngoài mô hình megaphone.

mo hinh megaphone pattern 2 optimized

Như trong ví dụ trên, sau một xu hướng tăng mạnh, mô hình megaphone đã được hình thành trên đỉnh xu hướng. Giá đã tạo được đỉnh thứ 5, phía trên và nằm ngoài mô hình, sự phá ngưỡng đã được xác nhận và trong trường hợp này megaphone pattern đóng vai trò là mô hình tiếp diễn.

Trường hợp ngược lại, nếu sự phá ngưỡng xảy ra về phía dưới mô hình thì nó lại đóng vai trò như một mô hình đảo chiều.

Giao dịch swing trade với megaphone pattern

Để giao dịch swing trade với mô hình này, trước tiên ta cần xác định ở mô hình hai mức kháng cự, hai mức hỗ trợ và đường trung tâm như hình bên dưới.

megaphone 3 optimizedChúng ta căn cứ vào điểm phá ngưỡng và các đường trendline (chiều cao mô hình) để tính giá mục tiêu, cụ thể: mục tiêu giá sẽ là 60% chiều cao mô hình tính từ điểm phá ngưỡng.

megaphone 4 optimized

(*) Mình không hiểu tại sao tác giả lại gọi đây là kiểu giao dịch swing trade khi không đề cập rõ đến điểm vào lệnh tại biên của mô hình, thấy nên gọi đây là cách tính mục tiêu giá thì hợp lý hơn. Tuy nhiên, do muốn giữ nguyên ý tác giả (đề phòng mình không hiểu hết ý) nên đã quyết định giữ nguyên theo bài gốc.

Giao dịch phá ngưỡng mô hình megaphone thất bại

Kiểu giao dịch cuối cùng với mô hình megaphone mà bài viết muốn đề cập chính là khi phá ngưỡng bị thất bại.

Sự phá ngưỡng được cho là thất bại khi giá không thể breakout ra ngoài và đỉnh/ đáy thứ 5 nằm trong mô hình megaphone.

megaphone 5 optimizedTùy thuộc vào sự phá ngưỡng thất bại ở bờ trên hay dưới của mô hình mà chúng ta đặt lệnh mua/ bán.

Nếu giá thất bại khi phá đường trendline phía trên của mô hình, lênh bán nên được cân nhắc khi giá phá xuống dưới đỉnh số 3.

Nếu giá thất bại khi giá phá đường trendline phía dưới của mô hình, lệnh mua nến được cân nhắc khi giá phá lên trên đáy số 3.

Cùng đến với một ví dụ cho lệnh bán:

megaphone 6 optimizedTác giả không đề cập đến mức dừng lỗ/ chốt lời của phương pháp. Tuy nhiên, theo mình thì dừng lỗ nên đặt ở phía trên đỉnh 5, chốt lời nên đặt gần đường trendline giảm. Trong thực tế giao dịch, cần căn cứ thêm vào tỷ lệ risk:reward mà bạn kỳ vọng, và tín hiệu từ chỉ báo mà bạn tin tưởng.

Lời kết Về cơ bản thì mô hình megaphone được xác định tương đối dễ dàng hơn so với phần lớn những mô hình giá khác, có thể là do tính đối xứng của nó. TÍnh hiệu quả của mô hình thì có lẽ không cần phải bàn cãi vì tuổi đời gần 1 thế kỷ.

Khi giao dịch, không nên sử dụng mô hình megaphone một cách đơn điệu mà nên kết hợp thêm một số công cụ hoặc chỉ báo khác mà bạn có kinh nghiệm sử dụng. Có lẽ đó chính là lý do tại sao bài viết gốc không đề cập quá sâu đến điểm vào/ ra lệnh.

Cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là backtest để bạn quen thuộc với cách xác định mô hình, những điểm mạnh, điểm yếu của nó để từ đó vận dụng một cách hiệu quả hơn.

Tham khảo ELM

Bình luận của bạn

Please enter your comment!
Please enter your name here