LỊCH HỌP TĂNG HAY HOÃN NÂNG LÃI SUẤT FED FUNDS RATE CỦA FED THÔNG CÁO CHO CÁC NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN.
LỊCH HỌP TĂNG HAY HOÃN NÂNG LÃI SUẤT FED FUNDS RATE CỦA FED THÔNG CÁO CHO CÁC NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN
Ngày họp: từ ngày 26 đến ngày 27, tháng 04/2016
Ngày họp: từ ngày 14 đến ngày 15, tháng 06/2016
Trong tháng 09/2016 thì diễn ra từ ngày 20 đến ngày 21
Vào tháng 11/2016 thì diễn ra từ ngày 1 đến ngày 2
Tháng cuối cùng là tháng 12/2016, ngày họp diễn ra vào ngày 13 và ngày 14.
Bất cứ động thái nào tăng lãi suất tại Mỹ trong lịch họp trên. Điều đó sẽ không may là lãi suất tại VN sẽ phải điều chỉnh tăng theo để chặn đà tẩu tán tài sản niêm yết bằng đồng USD bằng hình thức là giới đầu tư sẽ bán tháo các tài sản niêm yết bằng đồng nội tệ chuyển qua mua đồng USD như hình thức như mua trái phiếu chẳng hạn,…
Tại Mỹ, quyền ấn định lãi suất được phân chia giữa Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang, và Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC).
Điều đó có nghĩa là Fed quyết định tăng, hạ lãi suất hay giữ nguyên thì nó được tham vấn và bỏ phiếu thông qua những chính sách tiền tệ của FOMC, nó bao gồm: Bà Janet Yellen (Chủ tịch), William C. Dudley (Phó Chủ tịch), và các thành viên khác như: Lael Brainard, Charles L. Evans, Jeffrey M. Lacker, Dennis P. Lockhart, Daniel K. Tarullo, John C. Williams, Jerome H. Powell, và Stanley Fischer,…. Đây là những thành viên mới có quyền quyết định tăng lãi suất ngắn hạn Fed Funds Rate.
Hiện nay lãi suất liên ngân hàng tại Mỹ là 0,63% (căn cứ vào lãi suất liên ngân hàng ngắn hạn LIBOR mà Fed là thành viên). Trong khi lãi suất Fed Funds Rate ở mức 0,50%, nó sẽ được quyết định vào ngày họp từ ngày 26 đến ngày 27, tháng 04/2016.
Còn các khoản vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại cho các công ty, doanh nghiệp và cá nhân vay đã tăng từ 3,37% lên 3,50%. Lãi suất dài hạn của trái phiếu được thả nổi cho thị trường tài chính thế giới quyết định, nhưng vẫn căn cứ và neo vào một phần tính toán của lãi suất ngắn hạn Fed Funds Rate.
Đối với lãi suất LIBOR, một khí cụ đầu tư rất tinh vi và chuyên môn thì thường cao hơn lãi suất ngắn hạn tại Mỹ là “Fed Funds Rate” khoảng hơn một chục điểm cơ bản. Ta nên nhớ trong năm ngoái ngày 31/12/2015, Fed lần đầu tăng lãi suất Fed Funds Rate lên 25 điểm cơ bản lên thành 0,50% thì lãi suất ngắn hạn LIBOR tăng lên ở mức 0,62%.
Khủng hoảng tài chính tại Mỹ nổ ra cao trào từ ngày 29/10/2008, khi Fed cắt hạ lãi suất về mức 1,50% xuống còn 1,00% trong tháng 10/2008, thì lãi suất ngắn hạn LIBOR lại cao đến 3,42%, tức là cao hơn lãi suất Fed Funds Rate đến 2,42%. Nó gây nhiều cơn hoảng loạn thị trường tài chính thế giới.
Hãy thận trọng lãi suất LIBOR đã bắt đầu tăng trở lại vào cuối năm 2015. Các chuyên gia phân tích tài chính của Morgan Stanley (NYSE: MS), JPMorgan Chase (NYSE: JPM) hiện nay dự báo rằng lãi suất LIBOR kỳ hạn 3 tháng sẽ tăng lên vài chục điểm cơ bản nữa, nếu Fed tăng lãi suất trong tháng Tư này, dù các nước khối kinh tế dùng chung đồng Euro có hạ thêm 10 điểm cơ bản âm tiêu cực đi chăng nữa.
Trước đây, tỷ lệ lãi suất ngắn hạn LIBOR đã gia tăng một chút vào cuối năm 2011, đó là bởi vì khi nhà đầu tư lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ nần chồng chất khu vực đồng Euro.
Đối với các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, tất nhiên là chuyên viên phân tích tài chính lâu năm, thì sẽ nhận thấy lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng LIBOR này là lãi suất là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư.
Lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng LIBOR nếu nó tăng quá cao so với lãi suất Fed Funds Rate, và lãi suất quan trọng của các nền kinh tế lớn khác, nó sẽ gây hiệu ứng rất tiêu cực đến cổ phiếu và trái phiếu bằng cách giảm dòng vốn sẵn có và tác động lên sản lượng năng suất trái phiếu tăng lên, dòng tiền sẽ ít đi vào lĩnh vực đầu tư cổ phiếu.
Tuy nhiên nếu lãi suất liên ngân hàng LIBOR thấp hơn, thì dòng vốn sẽ nhiều hơn, điều này khiến giá trái phiếu tăng cao hơn, và đẩy lợi suất trái phiếu đi xuống, và thường thúc đẩy thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu có mặt tích cực hơn,….
Nhìn biểu đồ lãi suất Fed Funds Rate của Fed cung cấp từ năm 1997 — 2016, thì kinh tế Mỹ và thế giới lãnh 3 đợt khủng hoảng hoảng, cụ thể giai đoạn từ năm 1997 — 1998, giai đoạn Bong bóng Dot-com bị vỡ năm 2000 — 2001, và giai đoạn 2008 — 2009 thì lãi suất Fed Funds Rate luôn cao ngất ngưởng.
Nhiều thuyết âm mưu vớ vẩn thì cho rằng Mỹ sắp gặp khủng hoảng kinh tế sẽ tăng lãi suất đột ngột điên cuồng để cho các nước kia lãnh đòn theo mà Fed còn có khí cụ cắt hạ giảm lãi suất để đánh đu lừa thị trường.
Nguồn : Phương Thơ