KYC là gì? Tại sao khi giao dịch forex cần xác minh KYC.
KYC là một quy định chung mà các nhà cung cấp dịch vụ tài chính có nghĩa vụ phải thực hiện. Mục đích chính của việc này là chống lại việc tài trợ và rửa tiền từ các hoạt động bất hợp pháp. KYC cũng là một quy trình phổ biến khi giao dịch forex hay tiền điện tử.
1. KYC là gì?
KYC là viết tắt của Know your customer, nghĩa là nhận biết khách hàng, là quá trình nhận biết và xác minh thông tin khách hàng của các tổ chức tài chính theo các quy định về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML/CFT). Theo Lực lượng đặc nhiệm tài chính (Financial Action Task Force), các biện pháp KYC bao gồm:
1. Định danh và xác thực khách hàng thông qua giấy tờ, dữ liệu hay thông tin độc lập, đáng tin cậy nhằm đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng.
2. Xác định và định danh người thụ hưởng/chủ sở hữu hưởng lợi.
3. Hiểu rõ và nắm được thông tin về bản chất của mối quan hệ kinh doanh.
4. Thực hiện đánh giá tăng cường khách hàng (Customer due diligence – CDD) liên tục, toàn diện trong toàn bộ quá trình khách hàng thực hiện giao dịch.
Một quy trình KYC hiệu quả phải đảm bảo yếu tố:
1. Nhận biết khách hàng (identification).
2. Xác minh khách hàng (verification) thông qua kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của thông tin trên giấy tờ tùy thân khách hàng (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước,…) và so khớp những đặc điểm nhận dạng trong giấy tờ tùy thân (như hình ảnh khuôn mặt) với khách hàng hiện diện trực tiếp tại địa điểm giao dịch.
Thông qua quá trình KYC, tổ chức tài chính sẽ định danh khách hàng chuẩn xác. Quá trình này cũng hỗ trợ các tổ chức tài chính trong đánh giá, quản lý và giám sát rủi ro liên quan tới khách hàng; đồng thời ngăn ngừa kịp thời các hành vi gian lận, hỗ trợ phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hành vi tham nhũng, phạm pháp khác.
2. eKYC là gì?
Cùng với sự phát triển công nghệ và để đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ và tạo thuận lợi cho việc thiết lập quan hệ khách hàng, các ngân hàng, tổ chức tài chính với sự chấp thuận của cơ quan quản lý đang nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong quá trình KYC để chuyển từ nhận biết khách hàng đòi hỏi gặp mặt trực tiếp, dựa trên giấy tờ sang nhận biết khách hàng trực tuyến, từ xa bằng phương thức điện tử, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng trải nghiệm khách hàng.
Theo đó, nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử (electronic KYC – eKYC) là quá trình nhận diện và định danh khách hàng từ xa bằng phương thức điện tử không đòi hỏi gặp mặt trực tiếp, dựa trên các công nghệ như nhận dạng ký tự quang học cho trích xuất văn bản (OCR), so khớp khuôn mặt (face matching), nhận diện thực thể sống (liveness detection), phát hiện gian lận (fraud detecton), công nghệ dữ liệu (như phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo/học máy… và/hoặc xác thực thông tin nhận biết khách hàng, trong đó dữ liệu sinh trắc học cá nhân với cơ sở dữ liệu tập trung định danh khách hàng,… Việc thực hiện nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC) phải đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của quốc gia có liên quan.
3. Ai quy định nên KYC?
Các quy định của KYC khác nhau theo từng quốc gia, nhưng các thông tin cơ bản cần thiết được chia sẻ bởi nhiều nước. Tại Mỹ, hầu hết các quy trình AML và KYC chúng ta thấy ngày nay do Đạo luật Bảo mật Ngân hàng và Đạo luật Yêu nước năm 2001 quy định. EU và các nước châu Á – Thái Bình Dương đã xây dựng các quy định riêng của họ, nhưng có nhiều điểm trùng lặp với các quy định của Mỹ. Chỉ thị chống rửa tiền của EU (AMLD) và các quy định của PSD2 cung cấp khuôn khổ chính cho các nước thuộc khu vực này. Ở cấp độ toàn cầu, Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF) điều phối hợp tác đa quốc gia về các điều kiện pháp lý.
4. Lợi ích của KYC là gì?
Không dễ dàng để thấy hết các ưu thế của KYC. Tuy nhiên, lợi ích về chống lại gian lận và cải thiện toàn bộ hệ thống tài chính có thể được tóm gọn như sau:
1. Người cho vay có thể dễ dàng đánh giá rủi ro bằng cách thiết lập danh tính và lịch sử tài chính khách hàng của họ. Quá trình này dẫn đến việc cho vay có trách nhiệm và giúp quản lý rủi ro tốt hơn.
2. Chống lại hành vi trộm cắp danh tính và các loại gian lận tài chính khác.
3. Làm giảm nguy cơ rửa tiền ngay từ đầu như một biện pháp chủ động.
4. Cải thiện sự tin cậy, bảo mật và trách nhiệm giải trình của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Danh tiếng này có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ ngành tài chính và có thể khuyến khích sự đầu tư.
5. Ví dụ về KYC trên sàn Exness
Khi mở tài khoản forex trên sàn Exness, bạn cần gửi các giấy tờ Xác minh danh tính (POI) và giấy tờ Xác minh địa chỉ cư trú (POR). Exness cần xác minh những giấy tờ này nhằm đảm bảo mọi hoạt động trên tài khoản của bạn là do bạn, chủ tài khoản thật sự thực hiện để đảm bảo tuân thủ cả các quy định tài chính và pháp luật.
THAM KHẢO THÊM : Hướng dẫn chi tiết mở tài khoản Exness 2022.
Giấy tờ xác minh danh tính
- Hộ Chiếu Quốc Tế
- Thẻ/Giấy căn cước quốc gia
- Bằng lái xe
- Thẻ thường trú
- Giấy tờ xác minh địa chỉ
Yêu cầu giấy tờ xác minh danh tính
- Rõ ràng và dễ đọc
- Nhìn thấy được cả 4 góc
- Mọi ảnh và chữ ký đều phải rõ ràng
- Là giấy tờ hợp lệ do nhà nước cấp
- Ngày hết hạn không dưới một tháng kể từ khi xác minh
Giấy tờ xác minh địa chỉ
- Hóa đơn dịch vụ tiện ích (điện, nước, ga, Internet, điện thoại cố định)
- Sao kê ngân hàng gần đây
- Hóa đơn thuế nội địa
- Thư giới thiệu từ ngân hàng của bạn (tại quốc gia bạn cư trú)
Yêu cầu giấy tờ xác minh địa chỉ
- Rõ ràng và dễ đọc
- Phải được cấp gần đây (trong vòng 6 tháng gần đây)
- Bao gồm tên đầy đủ và địa chỉ nơi cư trú của bạn (không chấp nhận địa chỉ Hòm thư bưu điện)
- Nhìn thấy được cả 4 góc
- Giấy tờ phải do một đơn vị hợp lệ, độc lập, và đáng tin cậy cấp