Kiến thức kỹ thuật-Giao dịch với mô hình chữ nhật

0
1352

Trade with Top Brokers

Kiến thức kỹ thuật-Giao dịch với mô hình chữ nhật.

Kiến thức kỹ thuật-Giao dịch với mô hình chữ nhật- Giao dịch Breakouts có thể cho tỷ lệ risk/reward tốt hơn, giúp các trader đặt các điểm dừng lỗ chặt cùng với mục tiêu chốt lời xa hơn. Một trong những cách rất phổ biến để tận dụng breakouts là giao dịch theo mô hình chữ nhật, mô hình này được hình thành khi giá dao động giữa một vùng hỗ trợ và kháng cự xác định.

Mô hình chữ nhật (Rectangle pattern) là gì?

Mô hình chữ nhật đặc trưng cho sự tạm dừng của xu hướng, theo đó giá đi ngang giữa hai đường hỗ trợ và kháng cự song song. Mô hình này thường thể hiện sự tích lũy của giá trước khi tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu.

Mô hình chữ nhật
Mô hình chữ nhật

Nến xác nhận đóng bên ngoài cạnh trên hoặc dưới là tín hiệu cho thấy sự hoàn thành của mô hình chữ nhật, đồng thời báo hiệu hướng bứt phá của xu hướng tiếp tục. Các trader phải luôn cẩn trọng khả năng xu hướng đảo ngược bằng cách phân tích biểu đồ tổng thể, biểu đồ này có thể hiển thị các mẫu hình vĩ mô lớn hơn.

Mô hình chữ nhật có thể xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. Các hình ảnh dưới đây phác thảo hai kịch bản này đại diện cho mẫu hình chữ nhật tăng và giảm tương ứng.

Mô hình chữ nhật tăng:

Là một mô hình tiếp diễn xảy ra trong một xu hướng tăng, theo đó các trader tìm cách mở các vị thế mua khi giá phá vỡ cạnh trên và đóng cửa bên trong ‘vùng breakout’ (hình dưới).

Mô hình chữ nhật tăng
Mô hình chữ nhật tăng

Mô hình chữ nhật giảm:

Là một mô hình tiếp diễn xảy ra trong một xu hướng giảm, theo đó các trader tìm cách mở vị thế bán khi giá phá vỡ hỗ trợ và đóng cửa bên trong ‘vùng breakout’ (hình dưới).

Mô hình chữ nhật giảm
Mô hình chữ nhật giảm

Ưu điểm sử dụng mô hình chữ nhật khi giao dịch

Có một số lý do tại sao các mô hình chữ nhật là lựa chọn phổ biến cho các trader khi nói đến chiến lược giao dịch breakout:

  • Xác định các đường hỗ trợ và kháng cự trong hình chữ nhật khá đơn giản.
  • Có thể được thực hiện ở các thị trường khác nhau.
  • Khái niệm này rất dễ hiểu đối với các trader mới tham gia thị trường – nhận ra một mô hình tích lũy trong một xu hướng đã có từ trước, và sau đó giao dịch khi breakout.
  • Các điểm vào lệnh, dừng lỗ và các giới hạn được xác định khá dễ dàng.
  • Được sử dụng trong chiến lược breakout hoặc rangebound.

exness banner optimized

Hướng dẫn giao dịch Forex với mô hình chữ nhật

Giao dịch breakout với mô hình chữ nhật tương đối đơn giản. Dưới đây là các bước trader cần làm khi tham gia giao dịch:

  • Xác định xu hướng trước đó.
  • Đảm bảo rằng không còn các mô hình dài hạn khác đang hình thành khi phân tích mô hình chữ nhật.
  • Vẽ các đường hỗ trợ và kháng cự bằng cách nối các đỉnh và đáy trong mô hình chữ nhật.
  • Chờ giá breakout với một cây nến đóng bên dưới/bên trên hỗ trợ/kháng cự tùy thuộc vào hướng xu hướng xác định trước đó – vào lệnh khi nến đóng cửa.
  • Mục tiêu của giá được tính bằng chiều cao của hình chữ nhật

Biểu đồ dưới đây cho thấy một ví dụ thực tế về việc giao dịch cặp AUD/USD bằng cách sử dụng mô hình đơn giản nhưng hiệu quả này.

Đồ thị AUDUSD
Đồ thị AUD/USD

Biểu đồ minh họa một hình chữ nhật giảm giá hình thành trong một xu hướng giảm trước đó, được đánh dấu bởi đường xu hướng màu xanh lam. Hình chữ nhật bắt đầu hình thành khi sự chuyển động đi ngang của giá bắt đầu. Chuyển động đi ngang này tạo thành một vùng giới hạn trong phạm vi hỗ trợ và kháng cự (màu đỏ).

Khi hình chữ nhật đã được xác định, vùng vào lệnh được đánh dấu bằng nến đóng cửa bứt phá xuống dưới. Điều này sẽ ngược lại đối với một hình chữ nhật tăng giá, nơi các trader sẽ tìm cách vào lệnh khi nến đóng cửa trên mức kháng cự. Giá mục tiêu được xác định bằng cách kéo chiều cao của hình chữ nhật xuống dưới, trong khi mức dừng được lấy từ mức cao của cây nến, với tỷ lệ risk/reward 1:2.

Theo: DailyFx