Kiểm soát tâm lý đầu tư hiệu quả

0
1695

Trade with Top Brokers

Kiểm soát tâm lý đầu tư hiệu quả.

Kiểm soát tâm lý đầu tư hiệu quả- Các nhà giao dịch ngoại hối không chỉ thi đấu với các nhà giao dịch khác trên thị trường ngoại hối mà còn với chính bản thân họ. Thông thường, đối với một nhà đầu tư thì đối thủ nặng ký nhất chính là bản thân của họ. Bản thân của chúng ta luôn tự cho và tự tìm chứng cứ rằng những quyết định đầu tư của chúng ta là đúng và chúng ta có khả năng tự kiểm soát bản thân. Chúng ta cũng có bản năng tự nhiên là đấu tranh để sinh tồn.

Tất cả những cảm xúc và bản năng này có thể kết hợp lại để cung cấp cho chúng ta sự thành công trong giao dịch từ nay về sau. Tuy nhiên, trong phần lớn các thời gian, cảm xúc của chúng ta thường dẫn chúng ta đến việc đầu tư thua lỗ nếu chúng ta không học cách tự kiểm soát.

Nhiều nhà đầu tư tin rằng sẽ là lý tưởng nếu chúng ta có thể tách bản thân ra khỏi cảm xúc. Nhưng không may là điều này không thể và thực ra chỉ có 1 số ít trong các cảm xúc của bạn có thể thực sự hữu dụng trong giao dịch. Cách tốt nhất là là bạn phải học cách để hiểu bản thân như là một nhà giao dịch. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bạn và sử dụng lấy một kiểu giao dịch là tốt cho bạn.

Kiểm soát tâm lý đầu tư hiệu quả

Trong mục này, bạn sẽ biết được bốn khuynh hướng tâm lý có thể ảnh hưởng tới kết quả đầu tư của bạn và bạn có thể làm gì để vượt qua chúng:

Khuynh hướng quá tự tin

Khuynh hướng quá tự tin là một niềm tin bị thổi phồng quá mức về kỹ năng đầu tư ngoại hối của bạn. Nếu bạn cảm thấy bạn không còn gì để học, không còn gì để tìm hiểu và rằng chỉ cần vào trạng thái, vào một deal là bạn sẽ có lời thì có thể bạn đã bị rơi vào khuynh hướng quá tự tin.

Sự nguy hiểm của khuynh hướng quá tự tin

Các nhà đầu tư quá tự tin có xu hướng gặp rắc rối khi vào trạng thái quá thường xuyên hoặc đặt lệnh quá lớn xong sau đó bỏ qua và không theo dõi. Và một điều chắc chắn sẽ xảy ra đó là một nhà đầu tư quá tự tin sẽ kết thúc bằng việc ra rồi vào, vào rồi ra trạng thái một cách lẫn lộn, không kiểm soát được tài khoản của mình hoặc đặt cước quá nhiều vào một deal khiến cho nếu có thua lỗ xảy ra sẽ là mất sạch số tiền trong tài khoản.

exness banner optimized

Bạn có quá tự tin?

Nếu bạn muốn biết bạn có khuynh hướng quá tự tin hay không thì hãy hỏi bản thân bạn “ Mình vào trạng thái một cặp đồng tiền ngay sau khi mình vừa cắt lỗ trạng thái đồng tiền đó vì mình thấy được một cơ hội mới hay là do mình không tin rằng mình đã sai?”

Bạn cũng có thể hỏi bản thân: “Mình có bao giờ đặt nhiều hơn bình thường vào một deal bởi vì mình chắc chắn rằng deal này sẽ thành công?”. Nếu có, bạn cần phải nhận thức được mình đang mắc phải khuynh hướng này.

Vượt qua khuynh hướng quá tự tin:

Cách tốt nhất để vượt qua khuynh hướng tự tin thái quá là tự thiết lập cho mình những quy tắc quản lý rủi ro một cách nghiêm khắc. Những nguyên tắc này nên ít nhất có những điều sau:

– Một lần có thể vào bao nhiêu giao dịch?

– Có thể chịu lỗ một deal bao nhiêu tiền?

– Tài khoản có thể chịu tổn thất bao nhiêu trước khi bạn đóng hết trạng thái và đánh giá lại chiến lược đầu tư của mình?

Bằng cách giới hạn số lần giao dịch bạn có thể thực hiện và khoản tiền thua lỗ bạn có thể chịu, bạn có thể loại bỏ được rủi ro gần như hoàn toàn ra khỏi danh mục đầu tư của bạn.

Khuynh hướng neo giữ

Tâm lý neo giữ là khuynh hướng tin rằng tương lại sẽ gần giống với những gì trong hiện tại. Khi bạn neo giữ bản thân quá gần với hiện tại, bạn sẽ thất bại trong viêc nhìn thấy các thay đổi to lớn có thể làm thay đổi một cách căn bản giá trị một cặp đồng tiền.

Sự nguy hiểm của khuynh hướng neo giữ:

Các nhà đầu tư neo giữ có xu hướng thuyết phục họ rằng xu hướng hiện tại sẽ không bao giờ kết thúc và một sự đảo chiều trong sức mạnh kinh tế của một quốc gia là việc gần như không thể. Do đó, họ bị dính chặt vào vào xu hướng trước đó của cặp đồng tiền và tiếp tục vào trạng thái đi ngược với với xu hướng hiện tại hay trong tương lai. Với mỗi một giao dịch, họ càng ngày càng mất thêm tiền vì đang đi ngược xu hướng thị trường.

Bạn có tâm lý neo giữ hay không?

Nếu bạn muốn biết bạn có khuynh hướng neo giữ hay không, hãy hỏi bạn câu hỏi:”Bạn có bao giờ mất tiền vì không thể chấp nhận rằng xu hướng hiện tại đã kết thúc”. Nếu có, bạn cần nhận ra mình đang mắc phải khuynh hướng này.

Vượt qua tâm lý neo giữ:

 Cách tốt nhất để vượt qua tâm lý neo giữ là nhìn vào những khung thời gian khác nhau trên đồ thị của bạn. Nếu bạn thường giao dịch trên đồ thị giờ thì hãy bắt đầu nhìn vào đồ thị ngày hay tuần ngay từ bây giờ và tìm xem các mức cản và hỗ trợ trong dài hạn của cặp đồng tiền đó và xu hướng dài hạn nhìn ra sao. Bạn cũng nên nhìn qua các đồ thị ngắn hạn để xem khi nào xu hướng ngắn hạn bắt đầu đảo chiều.

 Mở rộng tầm nhìn sẽ giúp bạn tránh tâm lý neo giữ tại bất kỳ xu hướng nào.

exness banner 468 optimized

Khuynh hướng xác nhận

Tâm lý xác nhận là khuynh hướng tìm kiếm những thông tin để hỗ trợ những niềm tin mà bạn đã có. Ví dụ, nếu bạn tin rằng EURUSD sẽ lên, bạn sẽ tìm kiếm các thông tin, các chỉ báo kỹ thuật và nhân tố cơ bản để hỗ trợ cho niềm tin đó của bạn.

Sự nguy hiểm của khuynh hướng xác nhận:

Các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm thông tin để hỗ trợ cho niềm tin của họ thường sẽ bỏ lỡ những dấu hiệu có thể giúp họ không bị những thua lỗ không đáng có. Trong nỗ lực tìm kiếm bằng chứng cho niềm tin của họ, các nhà đầu tư này bỏ quên sự thật đang diễn ra. Cuối cùng, điều này sẽ dẫn họ tới việc đi ngược xu hướng thị trường và bị thua lỗ.

Bạn có tâm lý xác nhận hay không?

Nếu bạn muốn biết bạn có khuynh hướng xác nhận hay không, hãy hỏi bạn câu hỏi: ”Bạn có thường nhìn thấy những sai sót trong phân tích của mình hay không?” Nếu câu trả lời là hiếm khi hoặc không bao giờ thì có thể bạn là một người hay tìm kiếm bằng chứng để xác minh cho những niềm tin của mình.

Vượt qua tâm lý xác nhận:

Cách tốt nhất để vượt qua tâm lý xác nhận là tìm một ai đó, hay một nhóm những đồng nghiệp mà bạn có thể nói chuyện đầu tư. Và hãy hy vọng rằng những người này không phải lúc nào cũng đồng ý với ý kiến của bạn. Nói chuyện với các nhà đầu tư với những quan điểm khác nhau sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều về thị trường. Đôi khi nhờ đó bạn có thể nâng cao khả năng bảo vệ ý kiến của mình thông qua các cuộc tranh luận đó. Nhưng nhớ rằng, các cuộc nói chuyện chỉ giúp bạn có cái nhìn nhiều chiều chứ không nên hùa theo hoặc đầu tư theo các nhà giao dịch đó.

Khuynh hướng sợ thua lỗ

Tâm lý sợ thua lỗ là khuynh hướng tin rằng cảm giác thua lỗ 1000 dollar thì mạnh hơn cảm giác vui mừng do lời 1000 dollar. Nói cách khác, nỗi sợ thì có sức mạnh hơn là lòng tham.

Sự nguy hiểm của khuynh hướng sợ thua lỗ:

Các nhà đầu tư sợ thua lỗ thì có khuynh hướng giữ lỗ, nuôi lỗ nhiều hơn các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận thua lỗ trong ngắn hạn và tiếp tục một giao dịch mới, nhiều lợi nhuận hơn. Giữ các giao dịch đang lỗ mà không đóng gây nguy hại cho sự ổn định trong danh mục đầu tư của bạn bằng cách không chỉ là ghi nhận bút toán lỗ tiềm năng mà còn khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội đầu tư khác tốt hơn.

Bạn có sợ thua lỗ?

Nếu bạn muốn biết bạn có khuynh hướng sợ thua lỗ hay không, hãy hỏi bạn câu hỏi: ”Bạn có bao giờ đặt stop loss sau đó gỡ stop loss với hy vọng giá sẽ quay trở lại mức bạn mong muốn?” Nếu có, bạn đã có khuynh hướng sợ thua lỗ.

Vượt qua tâm lý sợ thua lỗ:

Cách tốt nhất để vượt qua tâm lý sợ thua lỗ là giao dịch với một kỷ luật là phải đặt lệnh stop loss khi vào trạng thái. Nhiều nhà đầu tư chỉ đặt mức stop loss trong đầu và nghĩ rằng khi giá đụng mức stop loss họ sẽ tự thoát ra nhưng thực tế ít ai có thể làm được như thế. Họ để cảm xúc của họ lấn át lý trí và bắt đầu tìm cách nuôi lỗ, lý giải cho những trạng thái của họ và chờ đợi cho đến khi lời trở lại.

Kết luận ở đây là bạn phải đặt stop loss và không để cảm xúc chi phối quyết định đầu tư của bạn.

Tham khảo thêm nhiều phân tích khác dành cho các thành viên VIP của blog ngoại hối : TẠI ĐÂY

Mời các bạn tham gia Kênh Telegram của blog ngoại hối để nhận tin nóng sớm nhất.

>> https://t.me/blogngoaihoi <<

Tham gia Group Facebook : Group Facebook Blog ngoại hối