Khi nào trader nên trade ngược xu hướng
Thời điểm tốt nhất để trade ngược xu hướng?
Khi nào trader nên trade ngược xu hướng? Nếu bạn thấy mình đang vẽ quá nhiều đường trend line hay quan sát khung thời gian M1 quá nhiều, điều này có nghĩa là bạn đang cố gắng để tìm điểm đảo chiều sớm của thị trường, bạn có thể sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trade cùng với xu hướng.
Bạn sẽ bị thị trường từ chối và sẽ thua lỗ. Ngoài ra, khả năng giá phá vỡ trend line và đảo chiều cực kỳ thấp trong một xu hướng mạnh, việc bạn trade ngược trend và tìm kiếm điểm đảo chiều sẽ thua lỗ nhiều hơn. Bạn sẽ tự hỏi tại sao ta lại có thể trade thua mặc dù mô hình giá xuất hiện rất tốt.
Bạn hãy chờ cho đến khi đường trend line bị phá vỡ trên khung M5 trước khi bạn muốn trade ngược trend. Tiếp tục, bạn hãy tìm kiếm các trend line nhỏ hơn để tìm điểm vào lệnh cùng với xu hướng mới, vào lệnh tại thời điểm những kẻ thua cuộc bị buộc phải thoát lệnh tại chính điểm dừng lỗ của họ. Bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn, và có nhiều lợi nhuận hơn vì bạn sẽ thấy rằng ngay sau khi vào lệnh từ điểm này, thị trường sẽ đi liên tục theo cùng một hướng mà không hề có đợt điều chỉnh giá nào sau đó.
Giá phá vỡ trend line trong xu hướng chính và quay lại test trước khi giảm hẳn
Bất cứ khi nào bạn thấy mình phải chờ một thời gian dài để có được một cơ hội vào lệnh đảo chiều mạnh mẽ, bạn đã không chú ý đến xu hướng chính của thị trường ngay trước mắt bạn. Khi xu hướng đang đi mạnh, bạn sẽ không thấy giá quay trở lại đường trend line và bạn có thể sẽ nghĩ rằng giá đã đi quá xa khỏi khu vực trend line, do đó bạn nghĩ đến việc vào lệnh cùng xu hướng là quá nguy hiểm vì nó có thể hình thành điểm đảo chiều mạnh. Nhưng, khi suy nghĩ theo hướng này, bạn đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trade cùng trend đáng tin cậy. Tất cả các đợt giá hồi, thậm chí chỉ trong một cây nến (một nến inside bar nhỏ) đều là những điểm vào lệnh cùng xu hướng cực kỳ tốt.
Giá cách xa khỏi trendline không có nghĩa nó sẽ đảo chiều mạnh
Hiện tượng giá giảm bất chấp tin tức
Sau một đợt suy giảm mạnh của thị trường trên chart ngày, tất cả những người tham gia thị trường đều cảm thấy lo lắng và họ không muốn mất thêm tiền khi giao dịch trên thị trường. Điều này khiến họ tiếp tục vào lệnh bán trên thị trường, bất kể tín hiệu từ phân tích cơ bản như thế nào. Đây là điều đã từng xảy ra trong thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Năm 2008 khủng hoảng kinh tế khiến nhiều thế hệ Baby Boomers nghỉ hưu và họ cảm thấy rất sốc khi thấy tài sản của mình tích lũy nhiều năm bị bốc hơi đến hơn 40% giá trị. Họ sẽ tiếp tục bán bất kể giá có tăng lên đến đâu, cứ mỗi lần giá hồi phục, họ lại tiếp tục bán để bảo toàn tài sản của mình.
S&P500 liên tục giảm điểm tất cả các phiên trong năm 2008
Khi đã thanh khoản kịp thời và thoát khỏi thị trường, họ thầm cảm ơn Chúa vì đã cho họ cơ hội để bảo toàn tài sản an toàn. Điều này thường xảy ra ngay trước khi giá tiến đến vùng đảo chiều đỉnh trước đó (swing high). Họ thề với Chúa rằng sẽ không bao giờ quay trở lại và mua vào thị trường lần nữa. Các hành vi này cứ liên tục lặp đi lặp lại tạo ra những vùng đỉnh thấp hơn đỉnh cũ (lower high) cho đến khi đợt giảm giá cuối cùng kết thúc (không còn ai tiếp tục bán nữa). Nếu điều này xảy ra, thị trường sẽ có khả năng đảo chiều tăng vượt lên trên điểm swing high cũ.
Cũng sẽ có những đợt giá hồi phục mạnh mẽ và rõ ràng khi có nhiều người nghĩ rằng thị trường đã tìm ra đáy của nó và muốn đẩy giá tăng cao hơn. Và cũng có thể do trend giảm quá mạnh, có những người hoảng sợ nên cố gắng chốt lời sớm. Cả 2 nhóm người này sẽ khiến thị trường nhanh chóng phục hồi trở lại, kết quả là tạo ra những nến spike, nến tăng mạnh nhưng tất nhiên vẫn ngược với xu hướng chính.
Kết quả cuối cùng của những hành vi giá này thường là tạo ra những vùng sideway lớn trên thị trường. Các vùng giá sideway lớn cho chúng ta cơ hội để vào lệnh nhưng bạn cũng sẽ phải gia tăng khoảng cách đặt stoploss, theo đó bạn cũng phải giảm kích cỡ lệnh (cho phù hợp với quy tắc quản lý rủi ro).