Indicator nào phổ biến nhất trong giới trader toàn cầu

0
946

Trade with Top Brokers

Indicator nào phổ biến nhất trong giới trader toàn cầu

Indicator nào phổ biến nhất trong giới trader toàn cầu- Trên thị trường forex có hàng trăm indicator cho bạn lựa chọn. Thậm chí nhiều người còn tự tạo những indicator mới lạ và thêm vào MT4 để sử dụng. Tuy nhiên, một số indicator hiệu quả với số đông thì sẽ được sử dụng nhiều hơn. Vậy indicator nào là phổ biến và được sử dụng nhiều nhất?

Indicator là chỉ báo kỹ thuật, là thuật ngữ chỉ tập hợp các công cụ phân tích thường được sử dụng trên các thị trường tài chính. Những chỉ báo này được hình thành dựa trên dữ liệu về lịch sử giá và khối lượng giao dịch của tài sản.

Chỉ báo hiển thị trên biểu đồ dưới nhiều hình thức. Có những lúc bạn sẽ thấy những chỉ báo được chèn trực tiếp vào biểu đồ giá, bám sát hành động giá như Ichimoku, PSAR, … Hay cũng có chỉ báo tách riêng phần biểu đồ bên dưới như MACD, RSI, ADX, OBV….

Dựa vào các chỉ báo, trader có thể dễ dàng xác định hướng đi của hành động giá trên biểu đồ. Qua đó, có thể tìm kiếm được những điểm vào lệnh, thoát lệnh tiềm năng.

Indicator nào phổ biến nhất trong giới trader toàn cầu
Thứ nhất là Moving Average (MA) là indicator được sử dụng nhiều nhất. Cho dù họ sử dụng dạng tối giản, tích hợp hay một số biến thể khác của đường trung bình, gần như đại đa số các trader đều có một hoặc nhiều hơn các đường MA vẽ trên biểu đồ của họ. Đường MA 50, 100 và 200 được xem là đường trung bình dài để xác định xu hướng thị trường tổng thể dài hạn. Những đường MA ngắn hơn được thường được sử dụng trên các khung thời gian nhỏ hơn như khung 1 giờ đến 15 phút. Đường trung bình được sử dụng bởi trader để xác định xu hướng và xác định mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng trong một thị trường. Một số chiến lược giao dịch forex được xác định dựa vào các lần cắt nhau của một đường MA ngắn và đường MA dài.
Thứ hai sau Moving Average là Pivot Point (PP). Pivot Point được sử dụng để xác định hỗ trợ hoặc kháng cự chính hàng ngày, cũng rất phổ biến với trader trên thế giới. Ngay cả các trader không giao dịch trực tiếp bằng pivot point vẫn cân nhắc mức pivot hàng ngày như một bước ngoặt tiềm năng cho những vùng xoay chiều tiềm năng của giá.​

exness

Thứ 3 được thị trường forex sử dụng biểu đồ nến và tìm kiếm các mẫu hình nến như là manh mối để dự đoán thị trường tương lai – đặc biệt là các chỉ số đảo chiều tiềm năng của thị trường.

Nhiều trader còn phối hợp các chỉ số kỹ thuật được sử dụng để xác định mức xu hướng và hỗ trợ hoặc kháng cự với các chỉ số đo lực thị trường để đánh giá sức mạnh của biến động giá. Các chỉ số xác định lực đẩy của giá phổ biến nhất trong giao dịch forex bao gồm Moving Average Convergence Divergence (MACD) và chỉ số Relative Strength Index (RSI).

Vì khả năng biên độ giá dao động trong một ngày nhất định nào đó có thể thay đổi tùy theo biến động thị trường, trader sẽ thường sử dụng các chỉ số đo dao động, chẳng hạn như Bollinger Bands hoặc chỉ số Average True Range (ATR).

Tóm lại, một trong những điều quan trọng khi giao dịch là xác định xu hướng và dự đoán lực giá đi hay chuyển động giá. Dựa vào những tiêu chí chung, trader hầu như đều sử dụng các chỉ báo phổ biến để xác định những yếu tố trên bao gồm: MA, Pivot Point, MACD, RSI, Bollinger Bands, ATR, mô hình nến và mô hình giá.
Nguồn Investopedia