Hướng dẫn chi tiết giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự – P2

0
926

Trade with Top Brokers

Hướng dẫn chi tiết giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự – P2

Ở phần 1 mình đã chia sẻ về định nghĩa, động lực và tại sao ngưỡng hỗ trợ kháng cự lại tồn tại. Tiếp phần 2 chúng ta tìm hiểu cách xác định và những yếu tố đánh giá ngưỡng hỗ trợ kháng cự.

Bạn nào chưa đọc phần 1 thì xem tại link này nhé.

Hướng dẫn chi tiết giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự – P1 

Kháng cự hỗ trợ có thể chuyển đổi vai trò cho nhau

Như chúng ta đã biết ngưỡng kháng cự hỗ trợ có thể chuyển đổi vai trò cho nhau. Khi ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành kháng cự và ngược lại. Như hình bên dưới:

Hướng dẫn chi tiết giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự - P2

Cách xác định hỗ trợ và kháng cự

Có nhiều cách để xác định hỗ trợ kháng cự, nhưng cách mình nêu bên dưới là phổ biến nhất.

Sử dụng các điểm xoay Đỉnh đáy là cách dễ nhất để xác định hỗ trợ kháng cự tiềm năng. 

giao dich nguong ho tro khang cu 3 optimized 1

Không phải những điểm này dễ xác định thì chúng không hiệu quả đâu nhé. Thực tế lại ngược lại. Một kháng cự hỗ trợ càng rõ ràng càng khiến chúng trở nên hiệu quả hơn.

Trendline Trendline cũng là một cách thức đơn giản xác định hỗ trợ kháng cự. Đối với trendline được nối bởi các đáy được xem là ngưỡng hỗ trợ. Trendline nối đỉnh được xem là ngưỡng kháng cự. lưu ý đừng vẽ trendline đi ngang qua hành động giá của thị trường. Các bạn xem hình bên dưới:

giao dich nguong ho tro khang cu 4 optimized 1

Đường trung bình Đây là cách mà nhiều anh em trader sử dụng. Các trader giao dịch ở khung thời gian thấp sử dụng đường SMA 200 như là ngưỡng hỗ trợ kháng cự động. Đây cũng là chỉ báo quan trọng của Paul Tudor Jones.

Các trader ngắn hạn thường sử dụng EMA 12/26 làm ngưỡng kháng cự hỗ trợ tiềm năng. Như hình bên dưới:

giao dich nguong ho tro khang cu 5 optimized

Sử dụng đường trung bình sẽ hạn chế được việc bạn xác định hỗ trợ kháng cự một cách chủ quan.

Yếu tố khác để đánh giá một ngưỡng kháng cự hỗ trợ mạnh

Có 5 yếu tố mà trader cần xét tới khi xác định một ngưỡng hỗ trợ kháng cự mạnh:

1. Thời gian Khi thời gian trôi qua càng lâu thì một ngưỡng kháng cự hỗ trợ thường sẽ trở nên không còn mạnh nữa. Nếu một tổ chức đang tích lũy cổ phiếu ở một mức giá nhất định, nhưng lại tìm thấy vùng giá tốt hơn, thì vùng trước đó sẽ không còn nhiều ý nghĩa nữa.

2. Số lần chạm Một dấu hiệu khác để xác định được sức mạnh của ngưỡng kháng cự hỗ trợ đó chính là số lần chạm. Có nhiều trader cho rằng, giá bật ngược lại từ một vùng giá càng nhiều lần thì vùng giá đó càng mạnh. Nhưng thực tế thì chưa hẳn là vậy.

Nếu một tổ chức đang tích lũy một vị thế lớn tại một vùng giá, sau nhiều lần giá tìm tới vùng này thì vị thế của họ sẽ được lấp đầy. Khi vị thế của họ đã đủ thì họ sẽ hướng thị trường theo ý họ. Vậy cho nên khi tìm hỗ trợ kháng cự bạn nên tìm kiếm vùng có khoảng 2 lần từ chối, còn từ 4 lần trở lên, bạn nên tránh chúng ra.

exness banner 468 optimized

3. Biến động giá Thường thì một ngưỡng kháng cự hỗ trợ được coi là mạnh khi chúng xuất hiện sau một đợt tăng hoặc giảm mạnh. Đó là vì sau những đợt tăng giảm mạnh, giá thường có xu hướng bật ngược trở lại.

4. Khối lượng  Khối lượng cung cấp cho chúng ta thông tin về động lượng của giá, nhưng có một tín hiệu hữu ích khác đó là, với mức khối lượng cao hơn đồng nghĩa việc mau bán nhiều hơn, dẫn đến các ngưỡng hỗ trợ kháng cự có tiềm năng hơn.

5. Vùng số tròn Rất nhiều lần bạn sẽ thấy giá di chuyển nhưng cuối cùng lại dừng ở xung quanh vùng số tròn ví dụ như 50$,, 100$,… Trên thực tế không có nhiều mối tương quan giữa số và hỗ trợ kháng cự. Mà nó nằm ở vấn đề tâm lý đằng sau những con số này.

Trích nguồn: analyzingalpha