Hiểu thế nào cho đúng về các gói QE?

0
1376

Trade with Top Brokers

Hiểu thế nào cho đúng về các gói QE?

Hiểu thế nào cho đúng về các gói QE? Bài viết này blog sẽ tóm tắt lại bài chia sẻ ” IN THÊM TIỀN ĐƯỢC KHÔNG ? HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỀ CÁC GÓI QE ? của bác “DUY PHUONG TRAN” trên diễn đàn vàng sài gòn để các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các gói QE.

Nhiều nhà đầu tư cứ nghĩ Rằng FED hay ECB tung gói cứu trợ vài ngàn tỷ USD hay EUR là thì phải in thêm tiền và thị trường tràn ngập tiền mặt là SAI LẦM. Do các nhà đầu tư chưa hiểu về cơ chế các ngân hàng TW bơm tiền ra thị trường là thế nào ?

Nhưng trước tiên nhà đầu tư phải hiểu rằng: “Tiền KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC IN THÊM ( Dù có thiếu tiền đến đâu thì các Ngân Hàng TW lớn trên thế giới kể cả ở Việt Nam cũng không thể in thêm tiền)”.

Vậy, các chính Phủ lấy tiền ở đâu để cứu kinh tế ? Như ở Mỹ ban đầu gói 8,3 tỷ USD, rồi đến 750 tỷ USD, và giờ đây là gần 2.000 tỷ USD. Giá trị các gói cứu trợ kinh tế Mỹ do thiệt hại từ dịch Covid-19 cứ tiếp tục tăng.

Gói cứu trợ kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD, lớn nhất lịch sử Mỹ, vừa được hai đảng đồng thuận vào rạng sáng 25/3 (giờ Mỹ), hơn một thập kỷ sau gói kích thích khổng lồ trị giá 831 tỷ USD dưới thời Tổng thống Obama để vực dậy nước Mỹ sau khủng hoảng tài chính. Làm thế nào để Mỹ “lo liệu” được khoản tiền 2.000 tỷ USD hay thậm chí 7.000 tỷ USD ?

Câu trả lời là đi vay hoặc Mua lại Trái Phiếu Chính Phủ Mỹ hay các chứng khoán nợ có tài sản đảm bảo (MBS) – ở đây có thể nói là mua BĐS, chứng khoán giá đáy.

Hiểu thế nào cho đúng về các gói QE?

Chỉ cần Quốc hội cho phép, Bộ Tài chính Mỹ có thể phát hành bao nhiêu trái phiếu cũng được, nhằm chi trả cho các khoản chi của chính phủ. Bộ Tài chính Mỹ bán trái phiếu cho các nhà đầu tư – chính phủ nước ngoài, ngân hàng, quỹ đầu tư, hay bất cứ ai muốn một khoản đầu tư an toàn. Và trái phiếu chính phủ Mỹ thuộc loại an toàn nhất trong các loại chứng khoán…

a88db1c3?regulator=HFSV&refid=210753 Tính đến nay, nợ của chính quyền liên bang Mỹ (loại trừ các khoản nợ do cơ quan an sinh xã hội nắm giữ) vào khoảng 79% GDP hàng năm – một mức nợ rất cao, nhưng chưa phải kỷ lục. Sau Thế chiến II, nợ chính phủ ở Mỹ lên tới 100% GDP.

Nhưng báo Washington Post đặt ra câu hỏi, liệu các nhà đầu tư có sẵn sàng mua trái phiếu chính phủ Mỹ – đồng nghĩa với việc cho chính phủ Mỹ vay tiền – đến bao giờ?

Một số nước như Nhật Bản vẫn “trụ vững” với mức nợ công cao ngất ngưởng trong nhiều năm, trong khi một số nước khác như Hy Lạp và Ireland đã gặp phải khủng hoảng tài chính vì vay quá nhiều.

Kinh tế Mỹ hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, qua đó uy tín sức mạnh của Đồng đô la Mỹ đã thống trị cả thế giới, và Trái Phiếu Kho Bạc Mỹ luôn được các nhà đầu tư trên toàn thế giới tìm mua nắm giữ do nó rất an toàn và thanh khoản rất cao. Và mới đây:

FED đã thông báo một gói QE không giới hạn khác, trong đó nêu rõ:
  • FED sẽ tiếp tục mua các loại trái phiếu kho bạc và các loại chứng khoán thế chấp với số lượng không hạn chế để hỗ trợ thị trường hoạt động một cách trơn tru và để truyền tải hiệu quả các chính sách tiền tệ. Họ cũng sẽ mở rộng các giao dịch mua lại MBS (các khoản chứng khoán thế chấp) bao gồm các công ty thương mại.
  • FED cũng sẽ mở rộng các công cụ để hỗ trợ dòng tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nó bao gồm việc bổ sung 300 tỷ USD hỗ trợ tài chính cho người sử dụng lao động, người tiêu dùng và doanh nghiệp, vốn đã được Bộ tài chính hỗ trợ 30 tỷ trước đây.
  • FED cũng đang khôi phục lại chương trình TALF (cho vay bằng các loại chứng khoán đảm bảo bằng tài sản) để khuyến khích tín dụng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngoài ra họ cũng mở rộng danh mục các loại chứng khoán họ có thể mua lại đối với các thành phố, và thị trường thương phiếu.
  • Ngoài các biện pháp hỗ trợ kể trên, FED kỳ vọng có thể sớm đưa ra chương trình hỗ trợ cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện.

FED sẽ giúp giảm bớt căng thẳng thiếu hụt đồng Usd – thứ đã đẩy giá vàng lao dốc thời gian qua – và các nhà đầu tư giờ đây sẽ tập trung vào việc mở rộng bảng cân đối kế toán của FED, giống như những gì họ đã làm trong thời khủng hoảng 2008. Thời gian qua, thị trường tài chính thế giới đang thiếu hụt USD khá lớn, vì dịch bệnh đã khiến cho mọi người Bán hết tài sản để nắm giữ tiền mặt.

Như vậy, Tóm lại là Ngân hàng TW các nước Không hề in thêm Tiền để bơm tiền ra nền kinh tế, mà là đi vay ( nếu Ngân Hàng TW đó không có đủ tiền). Hoặc Mua lại Trái Phiếu Chính Phủ Mỹ hay các chứng khoán nợ có tài sản đảm bảo (MBS) – ở đây có thể nói là mua BĐS, chứng khoán giá đáy ( nếu có đủ tiền) nhằm bơm tiền ra.

HFCopy banner

Ví dụ Đơn giản:

FED hay chính phủ Mỹ cần 5.000 Tỷ USD để bơm ra nền kinh tế Mỹ., FED có thể làm 2 cách sau:

1. Đi Vay 3.000 Tỷ USD bằng cách phát hành ra Trái Phiếu Chính Phủ để huy động tiền trong dân hay các tổ chức trong và ngoài nước.

2. Dùng tiền có sẵn của chính Phủ Mỹ hay FED ( vì dụ 2.000 Tỷ USD chẳng hạn) để Mua Trái Phiếu Chính Phủ Mỹ hay các chứng khoán nợ có tài sản đảm bảo (MBS) – ở đây có thể nói là mua BĐS, chứng khoán…để bơm ra thị trường 2.000 Tỷ.

Ví dụ như Tại Việt Nam: Nếu thị trường liên ngận hàng thiếu hụt VNĐ, Ngân hàng nhà nước có thể Mua vào số lượng lớn USD hay Trái phiếu kho bạc ngoài thị trường, khi Ngân hàng nhà nước (NHNN) ta Mua thì NHNN phải lấy về Trái phiếu hay USD và đưa tiền VNĐ ra thị trường lưu thông. Như vậy là cân bằng, không hề có việc in thêm tiền để bung ra thị trường.

NHNN Việt Nam ta vẫn thường sử dụng nghiệp vụ này để điểu tiết thị trường mà không cần phải in thêm tiền, vì nếu in thêm tiền Về nguyên tắc, để in ra tiền thì chính phủ cần có lượng vàng dự trữ hay tài sản tương đương đủ để đảm bảo cho lượng tiền được in ra.

Khi một đất nước tìm cách trở nên giàu có hơn bằng việc in thêm tiền ( mà không có bảo chứng) thì đất nước đó khó mà vận hành được. Bởi nếu ai cũng có nhiều tiền hơn thì giá cả cũng sẽ tăng theo. Và người dân sẽ cần nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa so với trước đây. Đã có một số quốc gia làm điều này, đơn cử là Zimbabwe ở châu Phi và Venezuela ở Nam Mỹ, họ đã in thêm tiền để cố gắng thúc đẩy nền kinh tế. Khi Zimbabwe rơi vào tình trạng siêu lạm phát vào năm 2008, giá cả trong nước tăng đến 231.000.000% chỉ trong một năm. Thử tưởng tượng rằng một viên kẹo có giá một đồng ở Zimbabwe trước đó sẽ có giá 231 triệu đồng chỉ qua một năm. Thậm chí giá trị của tờ giấy in tiền còn cao hơn cả con số được in trên nó.

fbf2f026?regulator=HFSV&refid=210753 Để trở nên giàu hơn, một đất nước phải sản xuất ra và bán được nhiều sản phẩm hơn, bất kể hàng hóa hay dịch vụ. Điều này giúp nước đó có thể in thêm tiền để người dân mua thêm lượng hàng hóa dư ra.

Nhưng nếu một đất nước in thêm tiền mà không gia tăng sản xuất, thì giá cả sẽ đi lên. Ví dụ như một bộ đồ chơi Star Wars bản đặc biệt được sản xuất vào năm 1970 có thể có giá trị cao hơn rất nhiều. Không còn nhà máy nào sản xuất mẫu đồ chơi này. Vì vậy, dù người dân có nhiều tiền hơn cũng không có nghĩa là sẽ có nhiều người hơn có thể mua được nó. Người bán sẽ tiếp tục tăng giá.

Tóm lại: Tiền có giá trị vì bạn có thể dùng nó để đổi hàng hóa và dịch vụ. Nhưng việc in thêm tiền không sản xuất ra thêm hàng hóa và dịch vụ. Nói đơn giản, nó chỉ lan tràn giá trị của hàng hóa và dịch vụ xung quanh số lượng tiền tồn tại trong nền kinh tế. Kết quả là hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng giá, vì số lượng tiền trong nền kinh tế tăng, còn số lượng hàng hóa thì không.

3bb628a8?regulator=HFSV&refid=210753 Trên thực tế, Mỹ có thể tự in ra Tiền để trả nợ, nhưng Mỹ chưa bao giờ sử dụng việc này hay làm việc này cả. Chẳng hạn, Mỹ có thể vay nợ trong dân bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ, đến hạn không trả được thì in tiền ra để trả mà không cần vay nước ngoài. Đó là bởi vì những thứ giá trị nhất mà các quốc gia trên thế giới mua và bán với nhau, bao gồm vàng và dầu mỏ đều được định giá bằng đồng đô la Mỹ. Vì vậy nếu Mỹ muốn mua nhiều hơn, họ thật sự có thể in thêm tiền. Dù vậy nếu in quá nhiều thì hàng hóa tính bằng đô la vẫn sẽ tăng giá.

“Đối với Việt Nam, nếu in thêm tiền ra là lạm phát tăng cao ngay lập tức nhưng ở Mỹ thì khác, dẫu có kích mãi thì lạm phát cũng không lên được 2%. Lạm phát của Mỹ quá thấp, chỉ từ 1-1,5%, nếu lên được 2% là lý tưởng.

Bản thân Mỹ mong lạm phát vượt lên 2% để nền kinh tế sôi động hơn mà không được. Về nguyên tắc, phát hành tiền làm phá giá tiền tệ và đẩy lạm phát tăng cao. Ở những nước đang phát triển như Việt Nam không thể dùng giải pháp này vì một khi phát hành tiền sẽ đẩy mức lạm phát tăng 7-8%, còn Mỹ lạm phát có 1% giờ phát hành tiền đẩy lạm phát lên thì quá tốt. Nhưng chưa bao giờ Mỹ phải cần đến ‘bài’ in thêm tiền cả đó”, chưa bao giờ Mỹ In thêm tiền để trả nợ hay tung ra thị trường ( Chúng ta thường thấy TiVi đăng nhà máy in Tiền, đó là Mỹ In ra tiền mới để thay thế các đồng USD bị hư hao không đủ tiêu chuẩn lưu thông phải tiêu hủy).

Và quan trọng đó là điểu khiến người ta tin vào nước Mỹ chính là bởi cách làm ăn nghiêm túc, minh bạch, rõ ràng, không bao che, thiên vị. Đúng là đồng USD đang là đồng tiền mạnh, giúp Mỹ có lợi thế tốt khi phát hành trái phiếu, cả thế giới sẵn sàng mua với lãi suất thấp, thế nhưng không phải cứ thiếu tiền là in.

Vị chuyên gia cho biết, việc in tiền không chỉ là sản xuất tiền giấy và xu mới, mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ bơm tiền vào nền kinh tế thông qua mua tài sản (như trái phiếu) từ một ngân hàng. Theo góc độ này, sau cuộc khủng hoảng năm 2008, FED đã huy động rất nhiều tiền bằng việc phát hành trái phiếu, kích cầu trong quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế. Đầu tiên, họ bơm tiền ra các chương trình hạ lãi suất, khi chưa đủ kích thích lại tiếp tục bơm tiền mua các trái phiếu công ty, chính phủ để các đơn vị này có tiền làm ăn với lãi vay thấp, thúc đẩy nhiều người đầu tư và tiêu dùng, khi nền kinh tế ổn định thì thu về.

“Người ta chỉ in tiền khi cần thiết. Đó là khi kinh tế quá trì trệ, có thể do hỏng hóc, nhu cầu về vay vốn thấp do lãi suất cao, do đó để kích cầu Chính phủ phải hạ lãi suất, khi không thể hạ xuống được nữa thì phải bơm tiền ra bằng cách mua trái phiếu trên thương trường với lãi suất thấp. Việc đó giúp chi phí sản xuất thấp, doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm và tạo ra của cải.

84c2201b?regulator=HFSV&refid=210753 Ở thế kỷ trước của Việt Nam, lạm phát phi mã và kéo dài mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc in thêm nhiều tiền. Theo đó, lạm phát ngầm đã diễn ra ở Việt Nam từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 khi chênh lệch giữa giá trong và ngoài ngày một lớn. Tính phi thị trường càng rõ khi phân phối thì bao cấp hiện vật, ngân hàng thì không theo nguyên tắc lấy vay để cho vay, ngân sách thì không theo nguyên tắc lấy thu để chi, nên để bù đắp bội chi tiền mặt, bội chi ngân sách đã phải in tiền; lại gặp sai lầm khi cải cách “giá-lương-tiền” năm 1985, đã làm cho siêu lạm phát xuất hiện, lên tới 774,7% năm 1986 và kéo dài với mức 3, rồi 2 chữ số cho đến đầu thập kỷ 90.

Do đó việc in tiền là KHÔNG BAO GIỜ KHẢ THI, NÓ SẼ KÉO QUỐC GIA ĐÓ XUỐNG VỰC THẲM. Do đó, dù cho FED hay ECB bơm tiền ra thị trường bằng 1 trong 2 nghiệp vụ: đi vay hoặc Mua lại Trái Phiếu Chính Phủ hay các chứng khoán nợ có tài sản đảm bảo (MBS) – ở đây có thể nói là mua BĐS, chứng khoán…

Đó là lý do tại sao Vàng không thể Tăng mạnh được và USD giảm giá vì lúc này USD hết khan hiếm. BOJ Ngân Hàng TW vẫn thường làm cách hạ giá đồng Yên bằng việc bơm ra thị trường tài chính 1 lượng vài chục tỷ hay vài trăm yên để hạ giá JPY.

Mong rằng qua bài viết này, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn rõ hơn về các Gói QE mà các ngân hàng TW đang sử dụng là gì nhé.

Nguồn : DUY PHUONG TRAN/VANG SAI GON