Hệ thống Ichimoku – Ba nguyên tắc cơ bản trong ichimoku

0
2159

Trade with Top Brokers

Hệ thống Ichimoku – Ba nguyên tắc cơ bản trong ichimoku.

Hệ thống Ichimoku – Ba nguyên tắc cơ bản trong ichimoku- Ba nguyên tắc cơ bản trong ichimoku- Khi phân tích Ichimoku, không thể không nói đến 3 nguyên tắc này. Tuy nói là cơ bản, nhưng nâng cao hơn nhiều so với những kiến thức chung về 5 đường Ichimoku. 3 nguyên tắc này cũng là phần tinh hoa nhất và là cốt lõi mọi vấn đề khi nghiên cứu về Ichimoku. 3 nguyên tắc ấy bao gồm:

1. Nguyên tắc sóng

2. Nguyên tắc giá

3. Nguyên tắc thời gian (timespan)

Ba nguyên tắc này phải được sử dụng cùng với nhau, vì chúng có mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ với nhau.

Bài viết hôm nay sẽ nói về nguyên tắc sóng trước. Nicole Elliott viết về Nguyên tắc sóng rất dài và rất chi tiết, có thể tôi sẽ phải dành ra hai bài viết để chia sẻ về nó.

Trước tiên, xin mời các bạn xem qua các mẫu hình đi ngang (consolidation) của Nguyên tắc sóng. Mặc dù trong thực tế các mẫu hình nhìn sẽ rất khác nhau, nhưng chúng đều thuộc một trong những mẫu hình sắp trình bày ngay sau đây. Mặt khác, các mẫu hình có thể được chia làm những bộ mẫu hình chi tiết hơn về các con sóng nhỏ.

Chúng ta sẽ có 4 loại sóng cơ bản trong Ichimoku:

1. Sóng I – 1 con sóng

Hệ thống Ichimoku - Ba nguyên tắc cơ bản trong ichimoku ​

Con sóng này là đơn giản nhất: thị trường hoặc đi lên hoặc đi xuống một chiều duy nhất. Đây là con sóng nền tảng để tạo ra những con sóng khác.

2. Sóng V – 2 con sóng

song V trong he thong ichimoku blogngoaihoi ​

Con sóng này cũng khá đơn giản, nó là sự kết hợp của hai con sóng I, một con sóng đẩy, sau đó là một con sóng điều chỉnh.

3. Sóng N – 3 con sóng

song N trong he thong ichimoku blogngoaihoi ​

Cũng giống như sóng I là một phần của sóng V, thì sóng V cũng là một phần của sóng N. Sóng N hơi phức tạp một chút, nó bao gồm một con sóng điều chỉnh nằm giữa hai con sóng đẩy.

4. Sóng P, Y – 5 con sóng

song P Y trong he thong ichimoku blogngoaihoi

Đây là sóng phức tạp nhất, nó được tạo thành bởi sự kết hợp của 5 con sóng nhỏ.

+ Sóng P là cái mà chúng ta hay gọi là mẫu hình tam giác.

+ Còn sóng Y là mẫu hình chúng ta thường gọi là Broadening hay Megaphone, Funnels hay Reversed Triangle.

exness banner 15 optimized

Với một tâm thế khá lạc quan, Hosoda (người sáng lập nên Ichimoku) tin rằng mọi động thái di chuyển trên thị trường đều có thể được giải thích bằng một sự kết hợp của năm mẫu hình sóng này. Hay nói cách khác, 5 mẫu hình sóng này sẽ là nền tảng để giải thích mọi chuyển động giá trên thị trường.

Trong phân tích kỹ thuật phương Tây, tác giả (Nicole Elliott cho rằng sử dụng các mẫu P và Y như là tiêu chuẩn, mặc dù chúng hiếm khi liên quan đến toàn bộ các động thái khác có thể quan sát được, hầu hết chúng khá nhiễu. Hai mẫu P và Y được xem như là những mẫu sử dụng độc lập, ba mẫu còn lại (I, V, và N) có thể được sử dụng kết hợp với nhau tạo sự thành công lớn.

Không giới hạn số lượng sóng

Không như sóng lý thuyết sóng Elliott được xây dựng bởi 5 con sóng đẩy và 3 con sóng hồi. Hosida không nghĩ như vậy, ông cho rằng thị trường là vô hạn, đồng nghĩa sóng cũng vô hạn, chúng ta có thể đếm sóng trong dài hạn và dùng các chữ cái từ A – Z để đặt tên cho các con sóng, không nhất thiết phải là 8 con sóng, có thể là 20 con sóng cũng được !

Nguyen tac song trong ichimoku

Tạm thời nguyên tắc sóng của Ichimoku là như vậy, sang phần sau tôi sẽ nói tiếp về phần còn lại của nguyên tắc sóng và các nguyên tắc khác. Và ứng dụng của nó, tạm thời hôm nay chúng ta học lý thuyết thôi nhé.

Xem thêm : Kiến thức cơ bản về ichimoku.

Giao dịch với mây kumo trong hệ thống ichimoku.

Giao dịch theo mây Kumo trong hệ thống ichimoku nâng cao.

Tham khảo Nicole Elliott