Hành vi bẫy giá giữa phiên Mỹ, áp dụng thế nào cho thị trường Forex?
Hành vi bẫy giá giữa phiên Mỹ, áp dụng thế nào cho thị trường Forex? Trong những ngày thị trường có xu hướng mạnh sẽ có một thời điểm giá hình thành sóng hồi mạnh hất văng tất cả các Trader đang giao dịch đúng theo xu hướng. Thời điểm đó thường xảy ra quanh mốc 11:00 đến 11:30 sáng theo múi giờ PST (tức là khoảng 2:00 đến 2:30 sáng theo giờ Việt Nam). Mặc dù vậy, thời điểm đảo chiều này có thể đến sớm hơn hoặc trễ hơn một chút.
Một khi đợt đảo chiều đã rõ ràng, Trader có thể bị lừa bởi hướng di chuyển của đợt giá đảo chiều, xu hướng vẫn sẽ tiếp tục di chuyển đến mốc giá cũ (đỉnh cũ của xu hướng tăng hay đáy cũ của xu hướng giảm), bất kì một Trader tham lam nào nghĩ rằng mình đang bắt đúng thời điểm thị trường “vừa chớm” đảo chiều sẽ nhanh chóng bị sập bẫy khi đuổi theo đợt giá này và bạn sẽ là một phần nguyên nhân làm cho giá di chuyển còn mạnh mẽ hơn đợt giá cũ trước đó.
Cái gì gây ra đợt giá đảo chiều này? Nếu bạn là một big boy, bạn khó có thể vào lệnh với khối lượng lớn cùng một lúc, bạn sẽ muốn mình vào mức giá tốt hơn, cụ thể là mua vào ở giá thấp hơn và bán ra ở mức giá cao hơn. Để làm được điều này, bạn cần phải làm thị trường bất ngờ bằng những cú bẫy giá để lừa Trader khác giao dịch ngược xu hướng thị trường.
Ví dụ số 1
Trong chart trên, bạn sẽ thấy dấu hiệu 2HM trên hình tại nến số 5. Đây là điểm vào lệnh theo mô hình EMA Gap Bar, mặc dù mô hình không chuẩn như trong lý thuyết. Bạn hãy chú ý nến trend bar giảm ở đây nó lớn như thế nào và nó có mức đóng cửa đúng ngay gần mức giá thấp nhất của nến. Nhiều Trader sẽ biết đây là một nến trend bar mạnh. Nhưng big boy thì họ không nghĩ như thế, đây là lần đầu giá tạo mô hình EMA Gap Bar trong xu hướng tăng. Cây nến số 10 thời điểm 12:15 múi giờ PST cũng là một điểm vào lệnh theo EMA Gap Bar.
Trong cả 2 ví dụ trên chart, mô hình EMA Gap Bar hình thành sau 2 đến 3 lần giá test đường EMA, đây là thời điểm mà các Trader trade ngược trend kỳ vọng giá đã đảo chiều. Áp lực đi ngược xu hướng sau nhiều lần giá test đường EMA, cuối cùng đã thành công khi giá đâm xuyên EMA. Nhưng, lần đầu giá “mất zin” lúc nào thường là lần dễ thất bại nhất, khi giá vừa phá vỡ đường EMA, là cơ hội lớn cho big boy nhảy vào và hất cẳng các Trader giao dịch ngược xu hướng.
Ví dụ số 2
Một chart khác, bạn cũng cần để ý. Thị trường từ thời điểm mở cửa phiên giao dịch, giá không thể đóng cửa bên trên đường EMA, cho đến thời điểm 11:30 AM (múi giờ PST), thị trường hình thành thêm cú bẫy giá như chúng ta kỳ vọng.
Cây nến số 3 trong chart là nến EMA Gap Bar và cũng là mô hình EMA Gap Bar đầu tiên trong xu hướng giảm. Thông thường thì cú trap sẽ đi rất nhanh, mạnh để bẫy các breakout trader. Giá đi chậm hơn và hình thành mô hình Barb Wire làm nhiều Trader nghi ngờ về khả năng giá sẽ đi trong cả 2 hướng. Khác với trường hợp đầu tiên, ở đây ta không thấy một hành vi “bất ngờ” nào xuất hiện trên chart. Thực ra, nếu bạn để ý một chút, nến số 3 đã xác nhận mô hình DTBF (Double Top Bear Flags), và nến 3 bắt đầu tăng lên đến vùng đỉnh nến số 1.
Nhiều Trader đã vào lệnh bán trước đó bị buộc phải thoát lệnh (để bảo toàn lợi nhuận, hoặc giảm lỗ nếu sell trễ). Và như vậy, giá không những bẫy bên mua mà còn bẫy cả bên bán. Tuy nhiên, khả năng giá đi xuống vẫn có sự hỗ trợ từ phía người muốn vào thêm lệnh bán (để đi theo xu hướng giảm cũ). Sự di chuyển chậm chạp của giá từ nến số 3 phản ánh đúng với tính chất di chuyển của thị trường trước đó (từ nến số 2), tuy nhiên kết quả cuối cùng là giá vẫn đến vùng giá thấp nhất của ngày hôm đó.
Làm thế nào để áp dụng cho thị trường Forex?
Một chart khác, bạn cũng cần để ý. Thị trường từ thời điểm mở cửa phiên giao dịch, giá không thể đóng cửa bên trên đường EMA, cho đến thời điểm 11:30 AM (múi giờ PST), thị trường hình thành thêm cú bẫy giá như chúng ta kỳ vọng.
Cây nến số 3 trong chart là nến EMA Gap Bar và cũng là mô hình EMA Gap Bar đầu tiên trong xu hướng giảm. Thông thường thì cú trap sẽ đi rất nhanh, mạnh để bẫy các breakout trader, tuy nhiên hôm nay câu chuyện lại khác. Giá đi chậm hơn và hình thành mô hình Barb Wire (mình sẽ nói về mô hình này ở một dịp khác) làm nhiều Trader nghi ngờ về khả năng giá sẽ đi trong cả 2 hướng. Khác với trường hợp đầu tiên, ở đây ta không thấy một hành vi “bất ngờ” nào xuất hiện trên chart. Thực ra, nếu bạn để ý một chút, nến số 3 đã xác nhận mô hình DTBF (Double Top Bear Flags), và nến 3 bắt đầu tăng lên đến vùng đỉnh nến số 1.
Nhiều Trader đã vào lệnh bán trước đó bị buộc phải thoát lệnh (để bảo toàn lợi nhuận, hoặc giảm lỗ nếu sell trễ). Và như vậy, giá không những bẫy bên mua mà còn bẫy cả bên bán. Tuy nhiên, khả năng giá đi xuống vẫn có sự hỗ trợ từ phía người muốn vào thêm lệnh bán (để đi theo xu hướng giảm cũ). Sự di chuyển chậm chạp của giá từ nến số 3 phản ánh đúng với tính chất di chuyển của thị trường trước đó (từ nến số 2), tuy nhiên kết quả cuối cùng là giá vẫn đến vùng giá thấp nhất của ngày hôm đó.
11:00 – 11:30 PST (2:00 – 2:30 sáng theo giờ Việt Nam) không thể áp dụng cho anh em Trader Việt Nam. Tuy nhiên, trong case study này của Al Brooks mình lại thấy có nhiều điểm hay có thể áp dụng được.
- 11:00-11:30 PST là thời điểm giữa phiên Mỹ, là thời điểm thanh khoản thấp và dễ bị thao túng giá. Nếu anh em là Day Trader, hãy cẩn thận các thời điểm thanh khoản thấp trong thị trường Forex, đó là phiên Á, thời điểm giữa 2 phiên Âu – Mỹ (trước phiên Mỹ mở cửa) và tất nhiên là cuối phiên Mỹ.
- Trong cả 2 ví dụ, mô hình EMA Gap Bar đều là lần đầu tiên xuất hiện trong một xu hướng mạnh. Với loại hành vi giá này, anh em có thể áp dụng trên mọi khung thời gian chứ không chỉ trên khung M5 như Al Brooks.
Lưu ý : Cập nhật thêm về Vàng và ngoại tệ trên kênh telegram của blog ngoại hối : Tại đây.
Nếu thấy bài phân tích này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!
Liên hệ hỗ trợ
Đoàn Cường
- Hotline / Zalo / Telegram: 0988 628 995
- Email: hotro@blogngoaihoi.net