Giao dịch với tín hiệu False Break sau khi phá vỡ trendline

0
1076

Trade with Top Brokers

Giao dịch với tín hiệu False Break sau khi phá vỡ trendline.

Giao dịch với tín hiệu False Break sau khi phá vỡ trendline- Những cú phá vỡ giả (False break) thường xuyên xuất hiện trong biểu đồ giá, và việc trader nhận biết và tránh tín hiệu này hoặc tận dụng nó để kiếm tiền là kỹ năng cần thiết.

Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng bàn luật về một tín hiệu phá vỡ giả và bài học rút ra được sau tín hiệu này là gì nhé.

Các bạn nhìn vào biểu đồ EURUSD khung H4 bên dưới. Thị trường đã có một cú phá vỡ đường trendline:

Giao dịch với tín hiệu False Break sau khi phá vỡ trendline

Cú breakout của chúng ta là rất rõ ràng. Và có thể nói rằng rất nhiều trader trông chờ cú breakout sẽ xảy ra như vậy để tìm cơ hội mua lên trong trường hợp này. Cú breakout xảy ra với một cây nến duy nhất và cây nến này rất mạnh. Các trader sẽ phải chờ đợi sự điều chỉnh của giá và sau đó có một đợt breakout theo hướng tăng giá để họ tìm thời điểm mua vào. Bây giờ chúng ta xem biểu đồ tiếp theo như thế nào nhé.

Tích lũy

false break 2 optimized

Giá tìm thấy ngưỡng kháng cự ở đường kẻ ngang màu đỏ. Tại đây giá di chuyển với biên độ rất nhỏ và có nến giảm hình thành. Nếu giá di chuyển trong phạm vi lớn thì sẽ tốt hơn. Phạm vi này có hơi nhỏ, tuy nhiên, các nhà giao dịch cũng vẫn sẽ chờ đợi một cú breakout theo hướng tăng giá để để vào lệnh mua sau vùng giá tích lũy này. Chúng ta cùng xem cú breakout tại ngưỡng kháng cự này diễn ra như thế nào nhé.

Breakout sau vùng tích lũy

false break 3 optimized

Nến breakout trông có vẻ là một nến tăng mạnh và đây cũng là một cú breakout rõ ràng. Tuy nhiên, hãy nhìn vào mũi tên màu đỏ chỉ vào cây nên pinbar với đuôi nến trên dài là cây nến xuất hiện trước khi cú breakout diễn ra.

Mặc dù đó là nến tăng. Tuy nhiên, kết thúc nến thể hiện một sự từ chối rất mạnh mẽ từ phía trên ngưỡng kháng cự này. Nến breakout cũng đóng cửa bên trong cây nến này. Đây là điều thường khiến cho nhiều trader có sự bối rối. Cây nến tiếp theo sau cú breakout là một nến tăng, tuy nhiên, chúng ta xem biểu đồ tiếp theo đó như thế nào nhé.

Nỗ lực thất bại để hình thành nên cú breakout khác

false break 4 optimized

Giá mặc dù đã tăng lên một chút sau đó, Nhưng một nến pinbar giảm, theo sau nó là nến engulfing giảm giá đã khiến cho giá giảm xuống rất mạnh sau đó. Câu hỏi nên được đặt ra ở đây là tại sao giá lại không đi xa đến thế ngay cả sau khi cú breakout rõ ràng và mạnh mẽ xuất hiện?

Như chúng ta đã ở trên về nến pinbar trước khi cú breakout xuất hiện. Nến này gợi ý cho chúng ta một điều rằng ở một mức giá nào đó trong biểu đồ này, phe mua không tự tin để đẩy giá lên cao hơn, và tại đó phe bán đã tự tin đẩy giá xuống. Đó là lý do xuất hiện một nến có đuôi nến trên dài. Đó là nguyên do khiến thị trường không tự tin để đẩy giá cao hơn.

Những điều cần nhớ từ ví dụ trên

  • Nếu có một cú breakout mạnh mẽ chỉ bởi một nến, thì chúng ta nên đợi giá tích lũy, điều chỉnh hoặc đi ngang chứ đừng vội vàng giao dịch.
  • Chúng ta cần chờ đợi một cú breakout khác xác nhận giá ra khỏi vùng giá tích lũy sau nến breakout mạnh.
  • Breakout xảy ra với một nến mạnh và dứt khoát là tín hiệu Breakout tốt nhất mà chúng ta cần.
  • Nến breakout cần là một nến mạnh với đuôi nến nhỏ.
  • Không có nến thể hiện sự từ chối từ vùng giá xem xét cú breakout xuất hiện trước nến breakout.

Lưu ý : Update nhanh trên kênh telegram của blog ngoại hối : Tại đây

telegarm banner

Nếu thấy bài phân tích này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!

Trích nguồn: dittotrade