Giao dịch theo xu hướng với mô hình EMA Gap Bar

0
1166

Trade with Top Brokers

Giao dịch theo xu hướng với mô hình EMA Gap Bar

 

Gap là gì – Phân biệt Gap với mô hình EMA Gap Bar

Gap là một khái niệm quen thuộc với anh em Trader. Một gap là một khoảng trống giá giữa 2 nến, đó là vùng mà không có giao dịch nào được thực hiện tại mức giá đó. Tuy nhiên, EMA Gap Bar lại không liên quan đến khái niệm Gap trong phân tích kỹ thuật. EMA Gap Bar ám chỉ khoảng trống giữa nến so với đường EMA đặc biệt khi cây nến đó nằm lệch phía so với đường EMA đi theo xu hướng.

Cụ thể, nếu bạn đang thấy một xu hướng tăng và đường EMA 20 đang hướng lên nhưng bạn phát hiện có một cây nến hình thành bên dưới đường EMA 20 (với đỉnh nến buộc phải nằm bên dưới đường EMA). Đây chính là mô hình EMA Gap Bar trong xu hướng tăng.

EMA Gap Bar trong xu hướng tăng ​

                                         EMA Gap Bar trong xu hướng tăng

Ngược lại, mô hình EMA Gap Bar trong xu hướng giảm phải có một nến xuất hiện bên trên đường EMA (với đáy nến nằm bên trên đường EMA).

EMA Gap Bar trong xu hướng giảm​

                                             EMA Gap Bar trong xu hướng giảm​

Cách thức giao dịch với mô hình EMA Gap Bar

Các nến hình thành mô hình EMA Gap Bar được xem là các mô hình nến “ngoại lai” và thu hút sự quan tâm đặc biệt của Trader giao dịch theo xu hướng. Al Brooks trong sách của ông không giải thích cụ thể về cách trade này, mình nghĩ trong một xu hướng tăng nếu có nến nằm “lọt thỏm” bên ngoài vùng EMA có thể được xem như một cú phá ngưỡng giả (breakout fail) và là tín hiệu trading theo xu hướng tốt.

Như bạn cũng thấy là với mô hình giá này, xu hướng cũng không còn đủ mạnh nữa vì giá đã có khả năng lọt qua đường EMA 20 mà Al Brooks thường hay dùng công cụ này để định trend. Cũng trong 2 ví dụ minh họa mình post ở trên, sau nhiều lần giá hình thành EMA Gap Bar, thị trường cũng chuyển sang sideway.

 

Ví dụ giao dịch EMA trong vùng sideway

giao dich theo xu huong voi mo hinh ema gap bar 3

Mô hình EMA Gap Bar không hoạt động tốt trong vùng sideway, nên đây là một ví dụ mà bạn cần phải cẩn trọng trước khi xem.

Vị trí cây nến số 2, thị trường đã có 2 lần cố gắng che lấp vùng Gap giữa nến và đường EMA. Nhưng lần này, giá không thể che lấp được vùng Gap, xác nhận luôn cho chúng ta thị trường đã chuyển sang sideway.

Nến số 3 và nến số 8 cũng là những lần giá cố gắng lần 2 để che lấp khoảng trống giữa nến với EMA. Dấu hiệu 2 lần thất bại mà mình vừa lặp lại trong 2 ví dụ là một hành vi giá mà Al Brooks thường hay nhắc đến trong cuốn Reading price chart bar by bar. Khi một hành vi giá cố gắng đến 2 lần để làm cùng một việc gì đó (cố tăng lên chẳng hạn) nhưng vẫn thất bại, đó là một dấu hiệu yếu ớt của một bên thị trường và là cơ hội cho bên còn lại. 

Rất tiếc là sách của Al Brooks không có nhiều ví dụ về mô hình giá EMA Gap Bar, ví dụ duy nhất mà bạn thấy lại là một ví dụ trade không hiệu quả vì thế mình đã cố ý lồng vào 2 ví dụ về mô hình này mà mình biết.

Nếu thấy bài phân tích này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!

Liên hệ hỗ trợ

    Đoàn Cường