Giao dịch forex với indicator MACD

0
2144

Trade with Top Brokers

Giao dịch forex với indicator MACD.

Indicator MACD là một trong những Indicator rất phổ biến và được nhiều người sử dụng trong giao dịch Forex. Các chữ cái M.A.C.D là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence – Đường Trung Bình Hội Tụ Phân Kỳ. Chỉ báo MACD có dữ liệu nhập vào là Moving Average, do đó, MACD nằm trong danh sách các Indicator Lagging.

Chức năng cơ bản của Indicator MACD trong Forex là phát hiện ra xu hướng mới và xác định dấu hiệu kết thúc của xu hướng hiện tại. Có nhiều cách để đánh giá tín hiệu của MACD cũng như nhiều cách để sử dụng chỉ báo MACD này để thiết lập các hệ thống khác nhau.

exness social trading 1 optimized

Tìm hiểu về Indicator MACD

Indicator MACD nằm bên dưới biểu đồ Forex của bạn, nằm trong một khung riêng biệt. MACD tương đối dễ sử dụng, tuy nhiên, chúng ta phải hiểu bản chất của Indicator này trước khi giao dịch bằng những tín hiệu mà MACD cung cấp.

Cấu trúc của MACD

Indicator MACD bao gồm 3 phần. Có 2 đường và 1 biểu đồ. Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu từng phần của nó:

  • Đường MACD – Đường MACD là đường nhanh của chỉ báo này. Vì nó phản ứng khá nhanh và nhạy.
  • Đường tín hiệu MACD – Đường tín hiệu MACD là đường thứ 2 của Indicator MACD. Lý do được gọi là đường tín hiệu bởi vì nó tạo ra các tín hiệu giao dịch MACD cơ bản. Nó là đường chậm hơn.
  • MACD Histogram – MACD Histogram biểu diễn sự khác biệt giữa Đường MACD và Đường Tín Hiệu MACD. Khoảng cách giữa 2 đường càng lớn, thì biểu đồ MACD biểu thị càng cao.

Dưới đây bạn sẽ thấy một ví dụ về chỉ báo MACD

Giao dịch forex với indicator MACD

Đây là hình ảnh phóng to của Indicator MACD. Đường màu xanh là Đường MACD. Đường màu đỏ là Đường Tín Hiệu MACD. Như bạn có thể thấy, đường MACD là đường nhanh hơn và nó thường cắt qua Đường Tín Hiệu MACD. Các thanh màu xám là Histogram, độ lớn của nó là khoảng cách của 2 đường kể trên.

Tín hiệu MACD

Mặc dù chỉ báo MACD chỉ gồm ba phần (2 đường và 1 biểu đồ Histogram) nó có thể cung cấp vô số các tín hiệu. Tôi đã phát hiện 6 tín hiệu được cung cấp bởi MACD và tôi sẽ nói riêng từng chiến thuật giao dịch Forex dựa theo từng tín hiệu này.

MACD cắt nhau

Khi Đường MACD (nhanh) cắt Đường MACD tín hiệu (chậm), đây là dấu hiệu của đảo chiều xu hướng.

  • MACD cắt nhau tạo xu hướng tăng – Chúng ta sẽ có hiện tượng cắt nhau tạo xu hướng tăng giá khi Đường MACD cắt đường Tín Hiệu MACD theo hướng lên trên. Hành động này tạo ra tín hiệu giá xu hướng tăng trên biểu đồ.
  • MACD cắt nhau tạo xu hướng giảm – Chúng ta sẽ có hiện tượng cắt nhau tạo xu hướng giảm giá khi Đường MACD cắt đường Tín Hiệu MACD theo hướng giảm xuống. Hành động này tạo ra tín hiệu giá xu hướng giảm trên biểu đồ.

tin hieu tang macd

Ở hình bên trên, bạn có thể thấy sự giao cắt của MACD theo xu hướng lên. Vòng tròn màu xanh lá cây cho thấy điểm vào khi đường MACD nhanh cắt đường tín hiệu chậm. Sau đó là một xu hướng tăng được hình thành.

MACD phân kỳ

Một trong những cách tốt nhất để nghiên cứu MACD trong giao dịch Forex là xác định tín hiệu Phân Kỳ. Khi hành động giá trên biểu đồ giá và hướng đi MACD trái ngược nhau, đây chính là tín hiệu cho ta biết khả năng thay đổi xu hướng của thị trường.

  • Phân kỳ MACD tăng – Một tín hiệu tăng giá xuất hiện khi hành động của giá đang di chuyển xuống dưới và MACD cho ta thấy một đáy cao hơn. Trong trường hợp này, chỉ báo MACD đang cho chúng ta một tín hiệu tăng mạnh. Dưới đây bạn sẽ thấy một ví dụ về sự phân kỳ tăng của MACD

phan ky macd

  • Phân kỳ MACD giảm – Sự phân kỳ MACD báo hiệu tín hiệu giảm khi hành động giá tăng và MACD tạo thành các đỉnh thấp dần. Tín hiệu phân kỳ giảm của MACD cho thấy giá giảm nhanh chóng.

MACD quá mua / quá bán

Nhiều người không biết điều này, nhưng MACD cũng có thể bao gồm tín hiệu quá mua / quá bán.

  • MACD quá mua – MACD quá mua khi đường MACD tăng một khoảng lớn hơn so với đường tín hiệu. Trong những trường hợp này, chúng ta kỳ vọng xu hướng tăng sẽ chuyển thành xu hướng giảm
  • MACD quá bán – MACD quá bán ngược lại tín hiệu với MACD quá mua. Khi đường MACD tăng một khoảng lớn hơn so với đường tín hiệu. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ kỳ vọng xu hướng giảm sẽ chuyển thành xu hướng tăng.

qua ban macd

Trong hình chữ nhật màu xanh lục trên hình, bạn sẽ thấy đường MACD nhanh có khoảng cách rất lớn so với đường tín hiệu MACD. Điều này cho thấy đường tín hiệu MACD đã quá bán. Và giá của thị trường chuyển sang xu hướng tăng sau đó.

Phân tích kỹ thuật với MACD

Bạn có thể thấy, Indicator MACD khá linh động về tín hiệu kỹ thuật và cũng là một công cụ giao dịch rất cơ động. Bạn cũng có thể giao dịch MACD bằng cách kết hợp với phân tích hành động giá. Chúng ta xem xét một số ví dụ giao dịch bằng cách sử dụng MACD ở bên dưới:

phan tich ky thuat macd

Ở trên, bạn có thể thấy chỉ báo MACD này được cài đặt trên nền tảng MT4. Đầu tiên là sự giảm giá do hiện tượng phân kỳ giảm của MACD. Như bạn thấy, giá cao các đỉnh cao hơn, trong khi các đỉnh của chỉ báo MACD đang giảm. Hai đường MACD cắt nhau và sau đó giá giảm. Sau đó, chúng ta có thể thấy thêm 4 biến động giá thông qua sự cắt nhau của MACD. Bây giờ chúng ta chuyển sang ví dụ khác:

vd qua ban macd

Trong trường hợp này, giá giảm khi MACD giảm. Tuy nhiên, sau đó chúng ta thấy tín hiệu MACD đạt mức quá bán. Khoảng cách giữa đường MACD và đường tín hiệu tăng đáng kể. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang đạt mức quá bán và chuẩn bị cho một đợt bật ngược giá lại. Và như bạn thấy, sau đó giá có xu hướng tăng.

Hệ thống giao dịch Forex MACD

Lưu ý rằng 6 tín hiệu kỹ thuật ở trên mà tôi đã nói, tôi chia thành 2 nhóm: tăng và giảm. Nhóm tăng giá

  • Đường tín hiệu MACD cắt đường MACD hướng lên
  • Phân kỳ tăng giá MACD
  • MACD quá bán

Nhóm giảm giá

  • Đường tín hiệu MACD cắt đường MACD hướng xuống
  • Phân kỳ giảm giá MACD
  • MACD quá mua

Stop Loss khi giao dịch với MACD

Khi bạn vào lệnh với việc phân tích theo Indicator MACD, ban sẽ phải tìm ra cho mình một phương pháp để đắt Stop Loss cho thích hợp. Để đặt Stop Loss được hiệu quả, bạn nên tham khảo biểu đồ cho các điểm đảo chiều trước đó của thị trường.

Nếu bạn vào lệnh Buy, bạn có thể đặt Stop Loss ở bên dưới đáy trước đó của biểu đồ, Nếu bạn vào lệnh Sell, bạn có thể đặt Stop Loss ở bên trên đỉnh trước đó của biểu đồ.

exness banner 16 optimized

Take Profit khi giao dịch với MACD

Một cách để thoát lệnh khi giao dịch với MACD là giữ lệnh cho đến khi bạn nhận được tín hiệu ngược lại. Do đó, một tín hiệu MACD vào lệnh là một tín hiệu để đóng lệnh trước. Tuy nhiên, có rất nhiều cách khác nữa để quản lý lệnh giao dịch của bạn, tùy theo sở thích cá nhân của bạn.

Ví dụ về chiến thuật giao dịch MACD

Bây giờ chúng ta hãy xem ví dụ về chiến thuật giao dịch MACD với phân tích hành động giá.

vd giao dich macd

Ở trên, bạn có thể thấy biểu đồ EURUSD vào tháng 7/2015. Hình ảnh ở trên bạn có thể thấy một vài giao dịch kết hợp với chỉ báo MACD và Histogram.

Tín hiệu giao dịch đầu tiên khi giá có hành động tạo ra mô hình nền Búa Đảo Chiều (Inverted Hammer) sau một xu hướng giảm. Một lúc sau chúng ta thấy 2 đường MACD để tạo một xu hướng tăng. 2 tín hiệu giá xuất hiện và đều là tín hiệu tăng giá, có thể là một niềm tin rất lớn để bào lệnh Buy. Bạn có thể Buy cặp EURUSD tại biểu vị trí tôi đánh dấu tròng xanh lá cây đầu tiên trong biểu đồ. Dừng lỗ nên được đặt dưới đáy tại thời điểm đảo chiều, như ở trên hình.

Giá tăng sau đó và tạo ra một mẫu mô hình AB=CD. Đây sẽ là điểm thoát lệnh tốt nhất. Sau đó, chúng ta thấy một trạng thái đảo chiều và phá vỡ đường xu hướng. Đồng thời, đường MACD cắt nhau và lại hướng xuống, đây là 2 tín hiệu để bạn thoát lệnh. Và vào lệnh mới.

Giá bắt đầu giảm với một xu hướng mới. Đường MACD cũng giảm. Sau khi giảm 6 ngày, hai đường MACD tạo ra 2 đáy theo mô hình phân kỳ . Đây là tín hiệu để chúng ta cắt lệnh Sell trước đó và chuẩn bị cho một đợt Buy.

XEM THÊM :

Swing trading với Indicator Bollinger Bands.

Vui lòng chia sẻ quan điểm của bạn với chúng tôi trong hộp bình luận bên dưới.

THAM GIA LỚP HỌC FOREX MIỄN PHÍ : TẠI ĐÂY

Hỗ trợ Vip – Tín hiệu giao dịch hàng ngày.

Mời các bạn tham gia Kênh Telegram của blog ngoại hối để nhận tin nóng sớm nhất.

>> https://t.me/blogngoaihoi <<