Giao dịch dựa vào tín hiệu phá vỡ ngưỡng kháng cự hỗ trợ.
Giao dịch dựa vào tín hiệu phá vỡ ngưỡng kháng cự hỗ trợ– Giao dịch dựa trên sự phá vỡ một ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là một trong những kỹ thuật được nhiều trader sử dụng. Và như chúng ta đã biết thì khi giá phá vỡ một ngưỡng kháng cự, thì nó sẽ trở thành hỗ trợ. Giá thường sẽ quay trở lại đó retest và chúng ta có thể tham gia giao dịch tại đó.
Tương tự, một ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành ngưỡng kháng cự, và giá thường sẽ quay trở lại ngưỡng hỗ trợ vừa bị phá để retest. Chúng ta cũng có thể tham gia giao dịch tại đó.
Như hình bên dưới là một ví dụ về một ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ, giá đã đi xuống và sau đó quay trở lại vùng bị phá vỡ trước đó rồi sau đó bị đẩy xuống ngược trở lại. Lúc này, vùng giá bị phá vỡ trước đó hoạt động như một ngưỡng kháng cự.
Và đây cũng chính là ý tưởng cho chiến lược giao dịch trong bài viết này. Đó là chúng ta sẽ tìm kiếm điểm vào lệnh khi một ngưỡng kháng cự hỗ trợ bị phá vỡ và thay đổi vai trò của chúng trên biểu đồ giá.
Một vài lưu ý cho chiến lược này:
- Khung thời gian: Bất kỳ
- Cặp tiền tệ: Bất kỳ
- Các chỉ báo kỹ thuật: Không sử dụng
Bây giờ chúng ta cùng đi vào phần nguyên tắc giao dịch.
Nguyên tắc giao dịch
Đối với lệnh mua
- Khi một ngưỡng kháng cự được xác nhận bị phá vỡ, chúng ta cần đợi cho đến khi giá bắt đầu giảm xuống ngưỡng kháng cự mà giá đã phá vỡ trước đó. (Lúc này nó hoạt động như một ngưỡng hỗ trợ).
- Lúc này chúng ta có thể tham gia giao dịch bằng những cách thức sau: mua ngay khi giá chạm vào ngưỡng hỗ trợ. Hoặc đặt buy limit cách phía trên ngưỡng hỗ trợ từ 2-5 pip. Hoặc có thể đặt lệnh buy stop cách giá cao nhất của nến chạm vào ngưỡng hỗ trợ đó từ 2-5 pip.
- Đặt điểm dừng lỗ khoảng từ 10-30 pip, ở bên dưới ngưỡng hỗ trợ đối với trường hợp đặt lệnh thị trường và lệnh chờ buy limit. Đối với lệnh buy stop thì ta đặt stoploss cách 2-5 pip bên dưới mức giá thấp nhất của nến chạm vào ngưỡng hỗ trợ (hay là nến tín hiệu vào lệnh của bạn).
- Mục tiêu lợi nhuận có thể đặt dựa trên đỉnh cao trước đó.
Như biểu đồ bên dưới:
- Khi một ngưỡng hỗ trợ được xác nhận bị phá vỡ, chúng ta cần đợi cho đến khi giá bắt đầu tăng lên ngưỡng hỗ trợ mà giá đã phá vỡ trước đó. (Lúc này nó hoạt động như một ngưỡng kháng cự).
- Lúc này chúng ta có thể tham gia giao dịch bằng những cách thức sau: bán ngay khi giá chạm vào ngưỡng kháng cự. Hoặc đặt sell limit cách phía dưới ngưỡng kháng cự từ 2-5 pip. Hoặc có thể đặt lệnh sell stop cách giá thấp nhất của nến chạm vào ngưỡng kháng cự đó từ 2-5 pip.
- Đặt điểm dừng lỗ khoảng từ 10-30 pip, ở bên trên ngưỡng kháng cự đối với trường hợp đặt lệnh thị trường và lệnh chờ sell limit. Đối với lệnh sell stop thì ta đặt stoploss cách 2-5 pip bên trên mức giá cao nhất của nến chạm vào ngưỡng kháng cự (hay là nến tín hiệu vào lệnh của bạn).
- Mục tiêu lợi nhuận có thể đặt dựa trên đáy thấp trước đó.
Như biểu đồ bên dưới:
Nhược điểm của chiến lược giao dịch
Có hai nhược điểm của chiến lược này đó là:
- Giá không phải lúc nào cũng quay trở lại ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự đã bị phá vỡ.
- Và không phải lúc nào chiến lược cũng hoạt động. Vậy nên chúng ta cần có quản lý vốn chặt chẽ.
Ưu điểm của chiến lược giao dịch
Tuy nhiên chiến lược này lại có nhiều ưu điểm như:
- Tỷ lệ R:R của chiến lược này rất tốt
- Việc sử dụng các mô hình nến đảo chiều thực sự có thể tăng tỷ lệ thành công cho chiến lược của bạn
- Rất nhiều trader kinh nghiệm sử dụng chiến lược giao dịch trông có vẻ đơn giản này
Cách sử dụng chiến lược này khá đơn giản, vì chúng ta không cần đến các chỉ báo kỹ thuật.
Lưu ý : Update nhanh trên kênh telegram của blog ngoại hối : Tại đây
Nếu thấy bài phân tích này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!