Giao dịch breakout theo cách an toàn.
Giao dịch breakout theo cách an toàn- Bạn hay bỏ lỡ những pha breakout đẹp hay muốn giao dịch breakout theo một cách giảm thiểu rủi ro? Chiến lược giao dịch “second chance breakout” (tạm dịch: hậu phá ngưỡng) sẽ là câu trả lời cho bạn.
Chiến lược giao dịch hậu phá ngưỡng – second chance breakout là gì?
Khi giá dao động trong một đường ống (range), mô hình vai đầu vai, hay một mô hình nào đó thì tại điểm breakout (nơi mà giá nằm ngoài mô hình) nếu sự phá ngưỡng thành công thì giá sẽ tiếp tục chuyển động theo hướng đó.
Điều này cho thấy giá đã có một hướng đi rõ ràng, tuy nhiên khá thường xuyên giá sẽ quay lại để “re-test” mức giá vừa bị phá. Không nhất thiết giá sẽ phải chạm mức giá đã bị phá trước đó, chỉ cần giá hồi về gần vùng giá bị phá là được. Khi bạn nhìn thấy được điều này là lúc bạn nên cân nhắc sử dụng chiến lược này.
Mô hình vai đầu vai đã hiện lên khá rõ ràng ở ví dụ này, khi giá phá ngưỡng cản lần đầu tiên nếu Trader bỏ lỡ thì ở vùng giá khoanh tròn số hai là cơ hội vào lệnh rất tốt cho Trader “lỡ tàu”. Việc xác định mức giá hồi về sâu bao nhiêu rồi vào lệnh phụ thuộc vào từng trường hợp và mỗi Trader, không có một quy tắc cụ thể. Nếu mức giá đó thỏa mãn độ rủi ro mà bạn chấp nhận và lợi nhuận tiềm năng thì bạn hãy vào lệnh. [Kênh giá bị phá vỡ và chiến lược hậu phá ngưỡng
Giao dịch với chiến lược hậu phá ngưỡng
Khi giá đã phá ngưỡng thành công và đang có dấu hiệu hồi về, lúc này Trader cần tập trung quan sát chuyển động tiếp theo của giá. Khi mà giá bắt đầu chững lại quanh vùng bị phá đồng thời có dấu hiệu quay trở lại hướng phá ngưỡng là lúc Trader vào lệnh.
Những dấu hiệu xác nhận giá đang muốn quay trở lại với hướng phá ngưỡng là rất quan trọng, Trader có thể quan sát hành động giá để nhận định rằng liệu đợt giá hồi đã đi đến hồi kết hay chưa (vd: một mô hình giá nhấn chìm chẳng hạn).
Giao dịch theo phương pháp này thường mang lại ít rủi ro cho Trader hơn vì nó thường có một mức dừng lỗ ngắn, tức là tỷ lệ R:R sẽ tốt hơn.
Điểm dừng lỗ thường được cân nhắc phía trên đỉnh/đáy của đợt giá hồi, tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo các mức giá quan trọng lân cận để có một quyết định hợp lý. Mức chốt lời kỳ vọng dựa trên mô hình breakout ban đầu. [Minh họa điểm vào lệnh và các mức SL-TP]
Blog xin tóm tắt ưu và nhược điểm của phương pháp giao dịch này để nhà đầu tư dễ hình dung hơn, từ đó có một quyết định cho riêng mình.
Ưu điểm:
- Trader dễ dàng nhận ra những setup này;
- Trader sẽ tránh được những cú phá ngưỡng giả vô cùng hiệu quả, vì chúng ta chỉ vào lệnh khi có những tín hiệu phá ngưỡng rõ ràng.
Nhược điểm:
- Một số cú breakout với lực đi quá mạnh sẽ không tạo ra những đợt hồi giá ngay sau đó, đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ lỡ một setup “ngon ăn”.
- Bạn phải quan sát liên tục từ lúc giá phá ngưỡng đến khi giá có dấu hiệu kết thúc đợt pullback để vào lệnh, điều này hoàn toàn khác với việc bạn setting báo động giá và đặt lệnh chờ khi giao dịch phá ngưỡng truyền thống;
- Cần có thêm kiến thức về giao dịch pullback.
Lời kết Phương pháp nào cũng có những lợi thế và khuyết điểm riêng, và những điểm đó đã được trình bày, việc còn lại là bạn sẽ nhận định xem nó có phù hợp để bạn sử dụng hay không. Nếu bạn dính quá nhiều “false breakout” khi giao dịch thì đây là cách bạn nên thử, còn nếu bạn đang giao dịch hiệu quả với kiểu truyền thống thì cứ tiếp tục, tại sao phải thay đổi!?