George Soros bán khống Bath Thái – Thiên tài đầu cơ

0
2057

Trade with Top Brokers

George Soros bán khống Bath Thái – Thiên tài đầu cơ.

George Soros bán khống Bath Thái – Thiên tài đầu cơ- George Soros là một trong những nhà quản lý quỹ đầu cơ thành công nhất từ trước tới nay. Trong thời gian điều hành Quantum Fund (do Soros và Jim Rogers sáng lập vào những năm 70), ông đã tạo ra lợi nhuận trung bình hàng năm là 30%.

Cú trade của quỹ Quantum Fund chống lại Ngân hàng Anh năm 1992 có lẽ là thương vụ nổi tiếng nhất của quỹ. Câu truyện truyền thông là vậy nhưng bên trong thực chất thì Quantum còn có nhiều vụ đáng kể hơn nữa và một trong những vụ gây tranh cãi nhiều nhất do quỹ này thực hiện đó là vụ với tiền tệ châu Á, đặc biệt là tiền tệ của Thái Lan và Malaysia ngay trước năm 1997 đến 1998 khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra.

George Soros bán khống Bath Thái - Thiên tài đầu cơ ​

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu bắt đầu từ Nhật Bản và gây ảnh hưởng tới khủng hoảng tài chính ở Thái lan, những chấn động ngay lập tức lan sang các nước Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Indonesia và Philippines. Vào mùa thu năm 1997, dư chấn khủng hoảng đã lan rộng đến Hàn Quốc, Hồng Kông và Trung Quốc, một năm sau đó tiếp tục đến Nga và Brazil chứng kiến nền kinh tế của họ rơi vào tình trạng ngấp nghé.

Khủng hoảng Châu Á bắt đầu vào tháng 8 năm 1997, chỉ một tháng sau khi chính quyền Thái Lan thả nổi tỉ giá USD và bath Thái. Trước đó, trong hơn 1 thập kỷ, tỷ giá đồng baht Thái đã được neo với tỷ giá đồng đô la Mỹ, chính quyền Thái Lan đã khuyến khích các ngân hàng và các tập đoàn lớn vay USD. Tuy nhiên, khi đồng đô la Mỹ tăng mạnh vào giữa thập kỷ 90, các tài khoản vốn của Thái Lan xấu đi, các công ty gặp khó khăn trong việc trả nợ bằng đồng đô la.

exness banner 468 optimized

Các nhà chức trách Thái Lan đã bỏ việc neo tỉ giá USD – Bath vào ngày 2 tháng 7 năm 1997 và đến ngày 24 tháng 10, đồng baht đã mất giá 60% giá trị so với đồng USD. Những rắc rối về tiền tệ của Thái Lan đã gây ra một làn sóng đầu cơ đối với các đồng tiền châu Á khác và cùng thời điểm đồng rupiah Indonesia, rimgit Malaysia và peso Philipin giảm lần lượt là 47%, 35% và 34%.

Soros có phải là người khơi mào cuộc khủng hoảng không?

Theo những nguồn tin đã biết vào thời điểm đó, Soros đã đặt cược gần 1 tỷ đô la trong tổng số 12 tỷ đô la chống lại đồng baht. Có rất nhiều suy đoán rằng bởi vì ông đã đặt cược lớn như vậy, nên Soros đã nhúng tay sâu vào cuộc khủng hoảng châu Á thông qua các kết nối chính trị của ông.

Tuy nhiên, Soros không phải là nhà đầu cơ duy nhất lớn nhất nắm giữ số lượng lớn Bath Thái lúc bấy giờ. Tiger Fund của Julian Robertson đã bỏ gấp 3 Soros với gần 3 tỷ USD đặt cược vào đồng baht. Julian Robertson nghiễm nhiên là có động lực hơn nữa để làm cho tiền tệ Thái Lan sụp đổ bằng cách bán khống.

Ngân hàng chống lại các nhà đầu cơ

Trong nỗ lực chống mất giá, Ngân hàng Thái Lan đã mua đồng baht bằng đô la trên thị trường ngoại hối, tăng lãi suất và hạn chế người nước ngoài tiếp cận với đồng baht trong vài tháng đầu. Điều này tuy đúng nhưng dần dà làm suy yếu ngân hàng nhà nước, dự trữ ngoại hối đã giảm từ 37,2 tỷ đô la vào tháng 12 năm 1996 xuống còn 30,9 tỷ đô la vào tháng 6 năm 1997 và đang trên đà giảm tiếp.

Vào tháng 5 năm 1996 Ngân hàng Bangkok đã chi ra hơn 3 tỷ đô la cho các khoản nợ xấu và đã được chính phủ phê duyệt và vào cuối năm 1996, Nợ nước ngoài của Thái Lan vào thời điểm đó đã ở mức 100 tỷ USD.

Tuy nhiên, những nỗ lực cứu trợ đã có hiệu quả, nhưng các biện pháp này cũng đã sử dụng toàn bộ nguồn lực của ngân hàng nếu các nhà đầu cơ tiếp tục bán khống thì sẽ không còn phương án nào để hỗ trợ nữa.

Ngân hàng nhà nước cuối cùng cũng hết tiền, tỉ giá Bath rớt thê thảm, người được lợi là các quỹ đầu cơ, GDP thực của ASEAN đã giảm 9,2 tỷ USD trong năm 1997 và 218,2 tỷ USD (tương đương 31,7%) trong năm 1998.

exness banner 16 optimized

Tổng kết câu chuyện:

1. Giá Baht Thái đang cao hơn so với nền kinh tế cơ bản. Đã có bong bóng chứng khoán và thị trường bất động sản và nợ nước ngoài cao với suy thoái kinh tế và dòng vốn chảy ra

2. Ngân hàng Thái Lan (BOT) vẫn giữ đồng baht neo chặt với đô la Mỹ theo chế độ tỷ giá cố định. bất cứ khi nào đồng Baht quá yếu, ngân hàng sẽ bán dự trữ đô la và mua đồng baht để giá trị đồng baht vẫn ổn định ở mức 25 baht / đô la.

3. Soros biết tình hình này không thể duy trì được mãi vì giá trị của đồng tiền không khớp với tình hình kinh tế.

4. Soros vay 25 triệu baht (con số ví dụ thôi) và chuyển sang 1 triệu đô la theo tỷ giá cố định. (25 baht / đô la)

5. BOT tiếp tục bán đồng USD cho đến khi không có dự trữ đô la, có nghĩa là ngân hàng hết khả năng và không thể can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ giá trị đồng baht cố định nữa.

6. Do đó phải đưa ra chế độ tỷ giá cố định và để cho giá trị Baht tự nổi theo cầu và cung.

7. Baht lập tức suy yếu đến 50 baht / đô la vì không ai muốn đồng baht.

8. Soros bán 0,5 triệu đô la đổi lấy 25 triệu baht và trả lại khoản vay bằng đồng Baht. Ông lợi nhuận 0,5 triệu đô la còn lại.

Mời các bạn tham gia Kênh Telegram của ngoaihoi24h.net để nhận tin nóng sớm nhất.

Nguồn businessinsider.com & quora.com